Mục đích yêu cầu:
-Biết khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến.
-Biết cách xác định vị trí của một vật trong không gian và xác định một thời điểm trong thời gian.
-Hiểu được rằng mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều tính tương đối.
Bài mới
36 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 1 đến bài 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ HỌC.
PHẦN I ĐỘNG HỌC.
Chương I CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.
Bài 1. MỞ ĐẦU.
Mục đích yêu cầu:
-Biết khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến.
-Biết cách xác định vị trí của một vật trong không gian và xác định một thời điểm trong thời gian.
-Hiểu được rằng mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều tính tương đối.
Bài mới
Phương pháp
-Cơ học là gì?
ànghiên cứu chuyển động của các vật.
Lưu ý: nhiệm vụ quan trọng đặt ra của cơ học là xác định vị trí của vật!
-Một vật dù lớnvhay nhỏ đều có kích thước. Vì vậy khi xác định vật người ta đưa ra khái niệm chất điểm.
-Đưa ra ví dụ:
Xét xe ôtô chuyển động trên đường hàng chục km thì khi xét vị rí của xe người ta không quan tâm đến đầu xe hay cuối xe mà có thể coi xe là một chát điểm. Tuy nhiên nếu xét vị trí xe trong quãng đường ngắn hoặc không gian nhỏ hẹp “Sân trường chẳng hạn” không thể bỏ qua kích thước của vật.
NỘI DUNG
1. Nhiệm vụ cơ học.
-Cơ học là một phần của vật lí học nghiên cứu chuyển động của các vật dưới tác dụng tương hổ giữa chúng.
-Nhiệm vụ quan trọng của cơ học là tìm các phương pháp xác định vị trí của một vật của một vật ở thời điểm bất kỳ dựa trên việc nghiên cứu tác dụng tương hổ của vật ấy với vật khác.
2. Chất điểm:
Trong thực tế nhiều khi vật có kích thước không nhỏ đối với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật, nên để xác định vị trí của vật ta có thể coi vật như là một chất điểm nằm ở trọng tâm của nó.
3. Chuyển động tịnh tiến.
Chuyển động mà tất cả các điểm trên vật đều vạch ra những đường giống nhau và đường nối bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó gọi là chuyển động tịnh tiến.
Vd: chuyển động của ngăn kéo bàn
4. Hệ tọa độ:
Một vật được chọn để so sánh vị trí của nó với vị trí của vật khác được gọi là vật mốc. Đồng thời ta chọn hệ tọa độ gắn với vật mốc đó.
*Hệ tọa độ gồm có:
-Hệ tọa độ O ở trên vật làm mốc gọi gốc là tọa độ.
-Một hệ trục tọa độ.
a. Nếu chỉ chuyển động trên đường thẳng XX’ ta chọn X’OX làm trục, chiều OX làm chiều dương.
Hoành độ điểm A: X=OA xác định vị trí của vật tọa độ điểm A có thể là âm hoặc dương.
b. Vật chuyển động trong mặt phẳng ta chọn hệ trục tọa độ OX và OY.
A(x, y)
5. Tính tương đối của chuyển động:
Một vật được coi là đứng yên hay chuyển động còn phụ thuộc vào vật ta chọn làm mốc.
Vd: Một xe ốt đang chạy nếu so với cây bên đường thì xe chuyển động nếu với người ngồi trong xe thì xe đứng yên.
*Mọi chuyển động và trạng thái đứng yên đều có tính tương đối.
6. Mốc thời gian:
Khi xét chuyển động của vật người ta còn chọn thời điểm để tính sự biến đổi vị trí của vật theo thời gian. Thường chọn gốc thời gian lúc bắt đầu khảo sát chuyển động.
X’
O
X
A
A
x
y
Q
O
P
X
Y
Củng cố:-Khi nào có thể coi một vật là một chất điểm, thế nào là chuyển động tịnh tiến.
-Thế nào là vật làm mốc, hệ tọa độ, các dạng hệ tọa độ? Cho ví dụ?
-Cho thí dụ về tính tương đối của chuyển động.
Dặn dò: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, trang 6, 7 sách giáo khoa.
Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU, VẬN TỐC
I. Mục đích yêu cầu:
-Nắm được định nghĩa giữa chuyển động thẳng đều, vận tốc của chuyển động thẳng đều.
-Biểu diễn vectơ vận tốc.
II. Chuẩn bị: Sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan.
III. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Khi nào có thể coi vật là chất điểm? Cho ví dụ? Thế nào là chuyển động tịnh tiến? Cho ví dụ?
b. Làm thế nào xác định vị trí của một vật trên đường thẳng và một vật trong mặt phẳng.
c. Cho ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
3. Bài mới:
Phương pháp
Lưu ý định nghĩa chuyển động thẳng đều.
Em nào cho thí dụ về 2 vật chuyển động nhanh chậm khác nhau (Chuyển động thẳng đều).
Làm cách nào để so sánh sự nhanh chậm đó?
Lưu ý: S: quãng đường đi được 1mtrong 1s thì vận tốc là bao nhiêu?
-Ngoài thực tế còn có nhữõng đơn vị nào?
-Theo định nghĩa của vận tốc ta chỉ mới biết độ nhanh chậm của chuyển động, còn chiều chuyển động thì chưa biết? àTa còn có khái niệm vectơ vận tốc mới đặc trưng đầy đủ.
àCách biểu diễn vectơ vận tốc.
NỘI DUNG
1. Chuyển động thẳng đều:
Là chuyển động trên đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
Ví dụ: một xe chuyển động thẳng trong 10s đi được 100m à 1s đi được 10m, 2s đi được 20m.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng đều.
Định nghĩa:
Vật tốc của chuyển động thẳng đều là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để dùng đi hết quãng đường đó.
Biểu thức: V=S/t=Const(hằng số).
3. Đơn vị vận tốc:
Nếu S đo bằng 1m, t bằng 1s.
àV=1m/1s=1m/s. (mét trên giấy).
Ngoài ra còn các đơn vị khác:
cm/s, km/s.
1cm/s=0,01m/s.
1km/h=1000m/3600s=0,278m/s.
4. Vectơ vận tốc:
Vectơ vận tốc là vectơ có:
+Gốc đặt ở một điểm trên vật.
+Hướng trùng với hướng chuyển động.
+Độ dài vectơ đo bằng s/t tức là độ lớn vtơ v theo tiểu xích chọn trước.
Ví dụ:
V1=2cm/s
V2=3cm/s.
5. Thí dụ về vận tốc:
Người đi bộ V=1,5m.
Xe đạp V=3-4m/s.
Ôtô V=20-30m/s.
Xe lửa V=10-20m/s.
Máy bay phản lực V=200-300m/s.
4. Củng cố:
a. Định nghĩa chuyển động thẳng đều?
b. Định nghĩa vận tốc chuyển động thẳng đều? Biểu thức, nhận xét?
c. Biểu diễn vectơ vận tốc.
5. Dặn dò : Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và lam bài tập 4 trang 10 SGK.
Bài 3 PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.
Mục đích yêu cầu:
-Nắm được công thức đường đi và phương trình của chuyển động thẳng đều.
-Biết sử dụng qui ước về dấu của các đại lượng để lập phương trình chuyển động trong mỗi hệ trục tọa độ cụ thể.
-Aùp dụng phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là chuyển động thẳng đều? cho ví dụ.
b. Vận tốc là gì? Biểu thức?Tại sao nói vận tốc là đại lượng vectơ?
c. Hãy niêu nhữnng đặc điểm của vectơ vận tốc.
d. Hãy biểu diễn hai vectơ vận tốc của hai xe A và B trên hình sau?
Biết xe 1 đi từ A đến B vận tốc 5km/h.
xe 2 đi từ B đến A vận tốc 3km/h.
Bài mới
M0
M
+
X
O
Phương pháp
Học sinh viết công thức vận tốc chuyển động thẳng đều? Cho biết các đại lượng đặc trưng có trong biểu thức.
Lưu ý:
S(giá trị tuyệt đối của đường đi).
àv lấy giá trị tuyệt đối.
Lưu ý tọa độ vị trí M0 là x0, tọa độ vị trí Mlà x. Quãng đường S giữa hai vị trí khác nhau và liên quan với nhau bởi phương trình (3).
Nếu xét
V1
V2
B
X
O
A
Nếu: Ổn định lớpºM0àx=0 (1).
Từ các công thức (2) và (3) khi giải các bài tập các em phải tìm hiểu những đại lượng nào?
S: quãng đường.
t:thời gian.
v: vận tốc.
x: tọa độ.
-Cách chọn tọa độ có thể khác nhau nhưng nếu khảo sát một chuyển động thẳng đều và xét thời gian như nhau thì quãng đường đi được một kết quả.
NỘI DUNG
1. Đường đi của chuyển động thẳng đều:
Từ biểu thức v=s/tàs=vt (1).
(1) công thức tính đường đi của vật chuyển động thẳng đều.
2. Tọa độ của chuyển động thẳng đều:
a. Phương trình chuyển động thẳng đều:
Thường ta chọn:
-Trục tọa độ trùng với đường thẳng.
-Chọn điểm O trên trục làm gốc tọa độ.
-Chọn chiều dương (quy ước trên trục).
-Chọn gốc thời gian t0=0 lúc vật ở vị trí ban đầu M0 có tọa độ x0.
Sau một khoảng thời gian t, vật ở vị trí Mục đích yêu cầu có tọa độ x, và biểu diễn
S=M0M Û x-x0=S
Hay x=x0+S (2)
X=x0+vt (3).
Phương trình (3) gọi là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Nếu OM0, OM và cùng chiều với OX thì x0, x và v>0.
Và ngược lại OM0, OM và ngược chiều thì x0, x và v<0.
Từ công thức (2)àS=|x-x0|.
Nếu x0=0.
àS=|x|=|vt|.
b. Bài tóan:
Hai ôtô cùng khởi hành 1 lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km chuyển động ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 40Km/h của xe đi từ Blà 20km/h. Tìm thời gian và vị trí hai xe gặp nhau.
Giải.
-Chọn đường thẳng AB làm trục tọa.
-Điểm A làm gốc tọa độ.
-Chiều dương đi từ AàB.
-Gốc thời gian lúc 2 xe khởi hành.
V1=+40(KM/h). x02=60km.
V2=-20(Km/h). t1=t2=t.
Phương trình chuyển độngcủa xe đi từ A.
x1=x01+V1t.
x1=40t (1).
Phương trình chuyển động của xe đi từ B.
x2=x02+V2t.
x2=60-20t (2).
Hai xe gặp nhau
x1=x2
40t=60-20t.
6ot=60
t=1 giờ.
Vị trí hai xe gặp nhau có tọa độ.
x1=40t=40km/hx1h=40km.
Hai xe gặp nhau 1 giờ sau khi khởi hành cách A 40km.
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Xét hình 7 sách giáo khoa.
-Những vật chuyển động thẳng đều có cùng vận tốc thì đồ thị của chúng là những đường thẳng song song.
-Nếu chọn t0¹0 thì thời gian vật chuyển động là t-t0àphương trình chuyển động là x=x0+v(t-t0).
4. Củng cố:
-Để giải bài toán về chuyển động của vật chuyển động thẳng đều có thể giải bằng hai cách: giải bằng phương trình và giải bằng đồ thị.
-Yêu cầu thiết lập đúng phương trình chuyển động của vật. Tùy cách chọn gốc thời gian mà ta có phương trình chuyển động là x=x0+vt hay x=x0+v(t-t0).
Lưu ý giá trị x0, x, v là âm hay dương?
5. Dặn dò:Bài tập 1, 2, 3, 4 trang 14 Sách giáo khoa.
x0A
O
B
x0B
A
x0B
B
A
O
x0A
Bài 4 CÔNG THỨC VẬN TỐC
Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được tính tương đối của tọa độ vận tốc.
-Nắm được công thức vận tốc và sử dụng công thức trong những trường hợp đơn giản.
Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. viết công thức đường đi của chuyển động thẳng đều?Nhận xét?
b. hai ôtô khởi hành cùng một lúc tại hai nơi Cần Thơ và Sóc Trăng cách
nhau 60km. Xe đi từ Cần Thơ có vận tốc v1=30km/h, xe đi từ Sóc Trăng có vận tốc v2=40km/h. Tìm thời điềm vị trí hai xe gặp nhau. (viết phương trình chuyển động cho mỗi xe).
3. Bài mới:
Phương pháp
Khảo sát vật chuyển động thẳng AB.
Nhận xét tọa độ của A và của B ở hai hình trênàTính tương đối của x, v.
*Công thức cộng vận tốc:
Đặt vấn đề.
-Vật thứ nhất có vận tốc v12 so với vật thứ hai.
-Vật thứ hai có vận tốc v23 so với vật thứ ba.
-Vật thứ nhất có vận tốc như thế nào so với vật thứ hai
NỘI DUNG
1. Tính tương đối của tọa độ:
Cùng một vật nhưng nếu ở hệ tọa độ này vật có tạo độï x1 thì trong hệ tọa độ khác vật có tạo độ x2. Ta boa tọa độ của vật có tính tương đối.
2. Tính tương đối của vận tốc:
Vận tốc của cùng một vật đối với những hệ tọa độ khác nhau thì khác nhau. Ta nói vận tốc có tính tương đối.
3. Công thức. Công thức vận tốc.
Vật (1) chuyển động với vận tốc so với xe lăn vật (2), vật (2) (xe lăn) chuyển động với vận tốc so với mặt bàn vận tốc của quả nặng so với mặt bàn theo phương AE. Ta có:
(3-1).
(3-1) gọi là công thứccộng vận tốc. (Là phương pháp cộng hình học cộng vectơ).
|v23-v12|<=v13<=v12+v23.
a. Hai chuyển động theo phương vuông góc với nhau:
(độ lớn).
b. Hai chuyển động cùng phương, cùng chiều
v13=v12+v23 (độ lớn).
c. Hai chuyển động cùng phương ngược chiều
v13=v12-v23 (v23>v12). Thì cùng chiều với .
4. Củng cố :
-Tọa độ và vận tốc của vật có tính tương đối.
-Nếu vật có vận tốc v12 đối với vật thứ 2, vật thứ hai có vận tốc v23 đối với vật thứ ba thì vận tốc của vật thứ ba là
5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi 1 và bài tập 2, 3, 4, 5 trang 17 sách giáo khoa.
Chương II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Bài 5 VẬN TỐC TRUNG BÌNH-VẬN TỐC TỨC THỜI.
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được khái niệm vận tốc trung bình và vận tốc tức thời.
II. Chuẩn bị:
Thí nghiệm: mặt phẳng nghiêng; xe lăn; cần rung dạng âm thoa hình U, băng giấy dài 1mđặt trên mặt phẳng nghiêng; miếng nút tẩm mực gắn vào đầu cần rung.
III. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Định nghĩa chuyển động thẳng đều? Vận tốc trong chuyển động thẳng đều?
b. Viết các phương trình đường đi trong chuyển đông thẳng đều?
3. Bài mới:
Phương pháp
NỘI DUNG
*Chuyển động có vận tốc biến đổi theo thời gian gọi là chuyển động biến đổi.
1. Vận tốc trung bình:
Vận tóc trung bình của một chuyển động biến đổi(đều) trên một đoạn đường nhất định được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó,ký hiệu
Lưu ý:
-Nói đến vận tốc trung bình thì phải nói rõ vận tốc trung bình trên một quang đường nhất định.
-Vận tốc trung bình là một đại lượng vectơ.
Vd: Hình 11 sách giáo khoa khảo sát chuyển động của một xe lăn trên mặt phẳng nghiêng.
2. Vận tốc tức thời:
Vận tốc tức thời tại một điểm đã cho trên quỹ đạo là một đại lượng đo bằng thương số giữa quảng đường rất nhỏ tính từ điểm đã cho và khoảng thời gian rất nhỏ để đi hết quãng đường đó. Ký hiệu là vt .
Vận tốc tức thời cũng là đại lượng vectơ và cùng phương vớichuyển động.
Đo vận tốc tức thời người ta dùng dụ cụ gọi là tốc kế.
4. Củng cố:
-Do chuyển động có vận tốc thay đổi nên khi nói đến vậntốc trên một quãng đường nhất định thì đó là vận tốc trung bình.
Ký hiệu:
-Nếu xét quãng đường nhất định ngắn dần tới điểm đã cho thì vận tốc trung bìnhàvận tốc tức thời tại điểm đang xét.
5. Dặn dò:Câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa trang 22.
Bài 6 GIA TỐC
I. Mục đích yêu cầu:
-Nắm được các khái niệm gia tốc, biểu thức.
-Biết xác định chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần và chậm dần đều.
-Nắm được qui tắc về dấu của gia tốc và công thức độ lớn của gia tốc và công thức về độ lớn của gia tốc.
-ý nghĩa đơn vị đo gia tốc và đổi đơn vị gia tốc.
II. Chuẩn bị: Sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan, ổn cho học sinh một phân về kiến thức vectơ.
III. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Định nghĩa vận tốc tức thời, cho ví dụ?
b. Giá trị vận tôc trung bình và vận tốc tức thời khác nhau chỗ nào?
3. Bài mới:
Phương pháp
NỘI DUNG
1. Khái niệm gia tốc.
-Độ biến thiên vận tốc:
-Độ biến thiên vận tốc trong một giây là:
Đại lượng
Gọi là gia tốc.
Định nghĩa gia tốc:
Gia tốc là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
Gia tốc là đại lượng vectơ.
2. Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng.
Hoặc
Độ biến thiên vận tốc
Vectơ cùng hướng
Các trường hợp:
*Chuyển động thẳng nhanh dần
vt<V0à
Công thức đại số:
3. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
a. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó.
Bài 7 VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.
I. Mục đích yêu cầu:
-Nắm được công thức vận tốc của chuyển động biến đổi đều.
-Biết chọn trục tọa độ và xác định được dấu các đại lượng để lập công thức vận tốc.
-Biết vẽ đồ thị vận tốc, thời gian và căn cứ vào đồ thị tìm các điểm của chuyển động.
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Gia tốc là gì? Đo bằng đơn vị nào?
b. Trong chuyển động thẳng biến đổi vectơ gia tốc có độ lớn và chiều như thế nào?
c. Trong các chuyển động thẳng biến đổi đều sau đây, chuyển động nào có gia tốc lớn hơn?
-Ôtô trong 10s tăng vận tốc 2m/sà22m/s.
-Xe lửa trong 30s tăng vận tốc 2m/sà32m/s.
3. Bài mới:
Phương pháp
NỘI DUNG
1. Công thức vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều:
Từ công thức gia tốc:
àvt=v0+at.
Đây là công thức dùng chung cho cả chuyển động nhanh dần đều và quy ước về dấu của các đại lượng vt, v0, a như sau:
Nếu , , cùng chiều với chiều dương chọn trên trục tọa độ thì vt, v0, a>0 nếu ngược chiều dương của trục tọa độ là chiều của chuyển động.
Nếu vật đang đứng yên và bắt đầu chuyển động với vận tốc tăng dần thì v0=0, vt=at.
Vd: Môt ôtô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0=10m/s thì tăng vận tốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=2m/s2. Tính vận tốc tức thời vt của xe.
Giải.
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo của xe.
Chọn chiều dương cùng chiều với chuyển động.
Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu tăng tốc.
Ta có phương trình: vt=v0+at=10+2t(v0, at).
Nếu xe chuyển động chậm dần đều với v0=10m/s và a=2m/s2 thì vt=10-2t.
2. Đồ thị vận tốc. Thời gian chuyển động biến đổi đều.
Từ phương trình vt=v0+at.
Có dạng giống y=b+ax
Vậy với hệ trục tọa độ là OV, Ot ta có thể vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều theo thời gian.
Trục OV biểu diễn vận tốc.
Ot biểu diễn thời gian.
Ví dụ: vẽ đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động có phương trình vt=10+2t(m/s). Để vẽ đồ thị ta chỉ cần xác định 2 điểm.
T=0àvt=10.
T=5àvt=20.
-Ve õđồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động có phương trình vt=2t(m/s).
- Vẽ đồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động có phương trình
vt=10-2t(m/s).
4. Củng cố:
-Công thức vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều?
-Đồ thị vận tốc-Thời gian của chuyển động biến đổi đều?
-Bài tập 1, 2, 3 trang 28 sách giáo khoa.
5. Dặn dò: Học bài làm bài tập, chuẩn bị bài kế tiếp “Đường đi trong chuyển động biến đổi đều”.
Bài 8 ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐIỀU
I. Mục đích yêu cầu:
-Học sinh nắm được công thức đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Sử dụng công thức đường đi để giải một số bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Viết biểu thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
b. Cho biết giá trị đại số của các đại lượng vt, v0, a, có trong biểu thức vt=v0+at.
3. Bài mới:
B
C
t
O
V
A
v
s=vt
Phương pháp
NỘI DUNG
1. Đường đi và đồ thị vận tốc.
a. Trong chuyển động đều vận tốc có giá trị không đổi.
s=v.t.
s bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh OA=v, OC=t.
b. Chuyển động biến đổi đều có v biến đổi đều theo thời gian. Ta tính đường đi tương tự:
Xét một chuyển động nhanh dần đều có đồ thị vận tốc =thời gian như hình vẽ. Ta chia khoảng thời gian như hình vẽ. Ta chia khoảng thời gian t thành những khoảng thời gian đủ nhỏ Dt bằng nhau. Trong mỗi khoảng thời gian Dt ấy, vận tốc thay đổi rất ít, chuyển động có thể coi là đều và quãng đường đi được sau một thời gian Dt tính từ thời điểm t1 có số đo coi như bằng diện tích hình chữ nhật nhỏ có 1 cạnh là v1 cạnh kia là Dt.
àQuãng đường đi được trong thời gian t có số đo bằng tổng diện tích của hình chữ nhật nhỏ. Nếu chia khoảng thời gian t thành những khoảng Dt rất nhỏ thì tổng diện tích của những hình nhỏ trên sẽ trùng với hình thang OMNP và quãng đường đi được trong thời gian sẽ có số đo bằng diện tích của hình thang OMNP giới hạn bởi 2 trục tọa độ đường biểu diễn vận tốc và đường thẳng song song với trục tung đi qua điểm biểu diễn thời gian t.
2. Lập công thức đường đi:
Hình than OMNP có đáy là:
OM=v0 và NP=v0+at.
Đườngcao OP=t diện tích của nó bằng
à (1)
Là công thức đường đi chuyển động nhanh dần đều.
*Trường hợp chuyển động chậm dần đều:
Với lập luận tương tự ta có:
Công thức đường đi của chuyển động chậm dần đều:
Ta có thể dùng chung công thức (1) cho cả chuyển động chậm dần đều nhưng quy ước về dấu các đối tượng v0, a giống như ở công thức vt=v0+at và chọn chiều dươn cùng chiều chuyển động.
3. Ví dụ:
Một xe ôtô chuyển đổng động thẳng nhanh dần đều, sau 10s vận tốc tăng được từ 4m/sà6m/s. Trong thời gian ấy xe đi được bao nhiêu?
Giải
-Chọn chiều dương của trục tọa độ là chiều chuyển động.
-Gốc thời gian là lúc ôtô bắt đầu tăng vận tốc.
Ta có: v0=4m/s.
Sau thời gian t=10, xe có vận tốc vt=6m/s.
Từ
Đường đi của xe là:
S=v0t+at2/2=4t+0,2.t2/2=4.10+0,1.102
S=50(m).
4. Củng cố:
Công thức S=v0t+at2/2 là dùng cho cả hai trường hợp nhanh dần đều và chậm dần đều với quy ước về dấu là v0, vt, a>0 nếu , , cùng chiều với chiều dương và ngược lại và chọn chiều chuyển động là chiều dương.
5. Dặn dò: Học bài và làm bài tập 2, 3, 4, 5 trang 32, 33 sách giáo khoa. Chuẩn bị bài kế tiếp phương trình của chuyển động.
Bài 9 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU- BÀI TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
-Nắm được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Biết sử dụng các quy ước về dấu để lập phương trình chuyển động trong những bài tập đơn giản.
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Viết công thức đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều và cho biết quy ước về dấu của các đại lượng v0, a.
b. Công thức:
S=v0t+at2/2 có thể dùng trong những trường hợp chậm dần đều không?
3. Bài mới:
Phương pháp
NỘI DUNG
1. Phương trình chuyển động biến đổi đều.
Ta có công thức:
x=x0+s
s=v0t+at2/2.
àx=x0+v0t+at2/2 (1).
Công thức (1) gọi là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Lưu ý:
-Khi sử dụng công thức trên ta phải chọn chiều dương trên trục tọa độ nếu các vetơ tọa độ, vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều với chiều dương thì x0, v0, vt, a>0 và ngược lại.
-Nếu chọn gốc tọa độ là vận tốc ban đầu của vật thì x0=0.
Bấy giờ: x=s=v0t+at2/2.
2. Bài tóan:
Trên một đường thẳng xe ôtô đi tới diểm A với vận tốc 3m/s rồi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s2, cùng lúc đó xe thứ hai đi ngược chiều từ điểm B cách A 150Mục đích yêu cầu có vận tốc ban đầu tại điểm Blà 2m/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s2. Tìm vị trí lúc 2 xe gặp nhau và quãng đường mà mỗi xe đã đi được lúc đó.
Giải
-Chọn gốc tọa độ là đường thẳng AB.
-Gốc tọa độ tại điểm A đến B.
-Gốc thời gian tính từ A khi xe thứ nhất tăng vận tốc.
-Xe đi từ A có v01=3m/s, a1=1m/s2, x01=0 chuyển động là nhanh dần đều nên có phương trình chuyển động là: x1=3t+t2/2 (a).
-Xét đi từ có v02=2m/s, a2=1m/s2, x02=150Mục đích yêu cầu, chuyển đọng nhanh dần đều ngược chiều với chiều dương nên có phương trình chuyển động là:
x02=150-2t-t2/2 (b).
Lúc hai xe gặp nhau thì x1=x2 hay 3t+t2/2=150-2t-t2/2.
àt2+5t –150=0
Giải ra ta được t=10 và t=-15(loại).
Thay t=10 vào phương trình (a)
àx1=3.10+102/2=80m.
Hai xe gặp nhau tại điểm có tọa độ là xC=80m cách A.
Quãng đường đi của xe A là SA=x1=80m.
Quãng đường đi của xe B là SB=150-80=70m.
4. Củng cố:
-Phương trình chuyển động biến đổi đều.
-Bài tập 2 trang 35 sách ggiáo khoa.
5. Dặn dò:
-Học bài làm bài tập.
-Chuẩn bị bài kế tiếp: Liên hệ gia tốc vận tốc và đường đi trong chuyển động biến đổi đều.
Bài 10 LIÊN HỆ GIA TỐC -VẬN TỐC VÀ ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU-ĐO GIA TỐC.
I. Mục đích yêu cầu:
-Nắm được công thức Vt2-V02=2as.
-Sử dụng công thức vào giải bài tập.
-Cách đo gia tốc của chuyển động nhanh dần đều thông qua s và t.
II. Lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đo
File đính kèm:
- Chuyen dong thang deu-Bai mo dau.doc