I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Phát biểu được định nghĩa lực, định nghĩa của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực
-Phát biểu được qui tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
+ Kỹ năng :
-Vận dụng được qui tắc hình bình hành, tìm hợp lực của hai lực đồng qui hoặc phân tích một lực thành hai lực đồng qui. Phân tích kết quả TN rút ra qui tắc. Biểu diễn lực.
+ Thái độ :
-Tập trung quan sát TN, nhận xét. Tích cực hoạt động tư duy.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy :o dùng TN như hình 9.4 SGK. Hệ thống câu hỏi. Làm thử TN trước.
+ Trò : Xem các công thức lượng giác toán học. Tham khảo bài mới. Xem lại lực, hai lực cân bằng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC : 1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
ĐVĐ : Vật chuyển động thế này hay thế khác liên quan đến tác dụng của lực như thế nào ?!
3. Bài mới :
35 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Tiết 16 đến tiết 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13/10/2006 Chương II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết : 16 Bài dạy : TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC.
ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM.
I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Phát biểu được định nghĩa lực, định nghĩa của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực
-Phát biểu được qui tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
+ Kỹ năng :
-Vận dụng được qui tắc hình bình hành, tìm hợp lực của hai lực đồng qui hoặc phân tích một lực thành hai lực đồng qui. Phân tích kết quả TN rút ra qui tắc. Biểu diễn lực.
+ Thái độ :
-Tập trung quan sát TN, nhận xét. Tích cực hoạt động tư duy.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy :o dùng TN như hình 9.4 SGK. Hệ thống câu hỏi. Làm thử TN trước.
+ Trò : Xem các công thức lượng giác toán học. Tham khảo bài mới. Xem lại lực, hai lực cân bằng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
ĐVĐ : Vật chuyển động thế này hay thế khác liên quan đến tác dụng của lực như thế nào ?!
3. Bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
KIẾN THỨC
8
ph
HĐ1: Nêu định nghĩa đầy đủ về lực. cân bằng lực.
+T1(TB): Nhắc lại định nghĩa lực ?
+T2(K): không đổi a = 0 ; thay đổi a 0.
C1 (cá nhân) : HSY :
+ Tay người tác dụng làm cung.
+ Dây cung tác dụng vào mũi tên.
+T3(K): Lực là đại lượng vectơ ? vì nó còn đặc trưng cho hướng tác dụng.
+T4(K): Điền trống và phát biểu định nghĩa đầy đủ về lực.
+ HS: Đọc thông tin các lực cân bằng.
+ Ghi nhận kn giá của lực.
C2 (cá nhân):
+ (Y)Lực của trái đất và dây treo.
+ Cùng đặc vào quả cầu, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
+HSK : Biểu diễn lực.
+T5(Y): Nêu đơn vị lực.
H1: + Lực là gì ?
H2: Trường hợp nào vật có gia tốc a = 0 ?, a 0 ?
C1 (cá nhân) : h9.1.
+ Vật nào tác dụng vào cung làm cung biến dạng ?
+ Vật nào tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi ?
H3: Lực là đại lượng vectơ hay vô hướng ? vì sao ?
H4: Vậy lực là đại lượng . . . . đặc trưng cho . . . . mà kết quả là gây ra . . . cho vật hoặc làm vật . . . .
+ GV: Yêu cầu HS đọc thông tin các lực cân bằng.
+ GV: Thông tin giá của lực.
C2 (cá nhân): h9.3
+ Các lực tác dụng vào quả cầu ?
+ (thêm)Các lực đó có điểm đặc, phương, chiều và độ lớn thế nào để vật cân bằng ?
+ GV: Hai lực như vậy gọi là hai lực cân bằng.
+ GV: Yêu cầu HS biểu diễn hai lực đó.
H5: Đơn vị của lực là gì ?
I. Lực. Cân bằng lực
1. Lực :
Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.
2. Các lực cân bằng :
Là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.
3. Giá của lực :
Là đường thẳng mang véctơ lực.
+ Hai lực cân bằng :
-Cùng t/d lên 1 vật.
-Cùng giá.
-Cùng độ lớn
-Ngược chiều.
4. Đơn vị lực : (N)
20
ph
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm tổng hợp lực và qui tắc hình bình hành.
+ HS: Quan sát hình vẽ 9.4.
+ HS: Quan sat cách bố trí TN.
+T6(TB): Độ lớn các lực tương ứng bằng trong lương các vật treo vào.
+ HSK: Biểu diễn các lực theo phương các dây đúng tỉ xích.
Các HS còn lại vẽ trên giấy nháp.
+T7(TB): cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn với . Thực hiện vẽ.
+ HS: Dựa vào hướng dẫn rút ra nhận xét tứ giác OADB là hình bình hành.
C3 (Nhóm) : TN chứng tỏ lực là đại lượng véctơ. Tuân theo qui tắc hình bình hành.
+T8(TB): Nêu định nghĩa.
HSY : nhắc lại định nghĩa.
+T9: Nêu qui tắc hình bình hành.
C4 (Nhóm) : Tìm hợp lực hai lực. Tìm hợp lực của hợp lực vừa tìm với lực tiếp theo . . . .
ĐVĐ : Yêu cầu HS quan sát lực tác dụng trong hình 9.4. Lực cũng là đại lượng véctơ, có thể tìm tổng hợp lực của hai lực đó thế nào ?!
+ GV: Bố trí TN h9.5
H6: Cho biết độ lớn các lực tác dụng lên chiếc vòng ?
+ GV: Vẽ phương các sợi dây. Cho biết nếu dùng tỉ xích một cm ứng độ lớn lực bằng trọng lượng một quả nặng. Cho HS biểu diễn các lực.
H7: Nếu thay hai lực , bằng lực thì phải có phương, chiều, độ lớn thế nào để vòng vẫn cân bằng ? Hãy vẽ lực đó ?
+ GV: Nối đầu mút các véc tơ và hướng dẫn xác định tứ giác OADB là hình bình hành. Thông tin thay đổi độ lớn và hướng của , , kết quả tương tự.
C3 (Nhóm) : Từ kết quả TN trên ta rút ra được kết luận gì về tính chất của lực ?
H8: Việc thay , , bằng gọi là tổng hợp lực. vậy tổng hợp lực là gì?
H9: Nêu qui tắc hình bình hành ?
C4 (Nhóm) :Trường hợp có nhiều lực đồng qui thì vận dụng qui tắc này như thế nào ?
II. Tổng hợp lực :
1. Thí nghiệm :
2. Định nghĩa :
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực.
3. Qui tắc hình bình hành :
Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẽ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng :
= +
+ Tính độ lớn :
F2 = + - 2F1.F2cos(, )
4
ph
HĐ3: Tìm điều kiện cân bằng của một chất điểm :
+T10(TB): Điều kiện : Hợp lực tác dụng lên nó phải bằng 0.
+T11(Y): Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
H10: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì cần có điều kiện gì đối với các lực tác dụng ?
H11: Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật có thể có những trạng thái nào ?
III. Điều kiện cân bằng của chất điểm:
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0.
8
ph
HĐ4: Tìm hiểu khái niệm phân tích lực :
+T12(Y): , sẽ kéo O đi lên.
+T13(K):Kéo O cân bằng với ,
+T14(TB): Vẽ , nối đầu mút của , và .
+ HSK: Nêu nhận xét : , và tạo thành hình bình hành.
+T15: Nêu định nghĩa phép phân tích lực.
+T16(Y): Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
H12: Trong TN trên nêu không có thì điều gì xảy ra ?
H13: Lực có vai trò gì đối với từng lực , để O không đổi vị trí?
H14: Từ O hãy vẽ các lực cân bằng với , nối đầu mút của , và ? Nêu nhận xét hình tạo bỡi ba lực đó ?
H15: Phép thay thế bằng , là phân tích lực. vậy phép phân tích lực là gì ?
+ GV: Hướng dẫn cách phân tích lực.
H16: Phép phân tích lực tuân theo qui tắc nào ?
IV. Phân tích lực :
1. Định nghĩa :
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
2. Cách phân tích lực
F1
F2
F3
O
3. Chú ý :
-Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
-Chỉ phân tích lực theo hai phương tác dụng cụ thể của lực.
HĐ5 : Củng cố vận dụng : 5ph
Câu 1 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau :
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc làm vật biến dạng.
B. Lực là đại lượng véc tơ.
C. Lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật.
D. Có thể tổng hợp các lực đồng qui theo qui tắc hình bình hành.
Đáp án A.
Câu 2: Viên bi chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang phẳng nhẵn. Nhận xét nào sai :
A. Gia tốc của vật bằng không.
B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
C. Vật không chịu lực tác dụng.
D. Tốc độ trung bình có giá trị bằng vận tốc tức thời tại bất kì thời điểm nào.
Đáp án C.
4. Căn dặn : Học phần ghi nhớ. BT : 5 đến 9 trang 58 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn : 14/10/2006 Bài dạy : BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
Tiết : 17
I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Phát biểu được định nghĩa quán tính, Định luật I, định luật II.
-Định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
-Viết được hệ thức của định luật II và công thức tính của trọng lực. ý nghĩa định luật I và II.
+ Kỹ năng :
-Vận dụng định luật I, định luật II Niu-tơn, khái niệm quán tính và cách định nghĩa khối lượng để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản.
-Phân biệt được khối lượng và trọng lượng. Giải thích được : ở cùng một nơi ta luôn có p1/p2 = m1/m2.
+ Thái độ :
-Tập trung quan sát TN. Tích cực hoạt động tư duy.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy : Một số ví dụ. Hệ thống câu hỏi. Bi sắt, hai máng nghiêng, ít cát.
+ Trò : Ôn khối lượng, lực, cân bằng lực, quán tính ở TH cơ sở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : 5ph
a) Lực là gì ? Vật sẽ thế nào nếu chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau ?
b) Tổng hợp lực là gì ? tuân theo qui tắc nào ? (HSTB trả lời câu hỏi)
ĐVĐ : Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng hoặc không cân bằng thì vật sẽ thế nào ?!
3. Bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
KIẾN THỨC
11
ph
HĐ1: Tìm hiểu thí nghiệm của Galilêvà định luật I Niu-tơn, kn quán tính :
+ HS: Thực hiện và trả lời : Khi đẩy sách CĐ. Ngừng đẩy sách ngừng chuyển động.
+ HS: Có thể trả lời : -Cần thiết.
-Không cần thiết.
+ HS: Quan sát trả lời :
-TN như hình a : độ cao bi lăn lên được thấp hơn.
-TN như hình : độ cao bi lăn lên được thấp hơn.
+T1(K): Năg lượng bi mất bớt là do ma sát.
+ HS: Mát sát càng giảm thì bi lăn càng xa.
+T2(K): Vận tốc vật không biến đổi, bi chuyển động thẳng đều.
+ HSTB: Vật chuyển động thẳng đều.
+T3(K): Nêu khái niệm quán tính.
+T4(Y): Lực không cần tiết để duy trì chuyển động, mà chỉ làm biến đổi chuyển động.
+GV: Yêu cầu HS đẩy nhẹ quyển sách rồi ngừng đẩy cho biết hiện tượng đối với sách ?
ĐVĐ: Lực có cần thiết để duy trì chuyển động của vật hay không ?
+ GV: Ga-li-lê là người đầu tiên không tin lực có cần thiết duy trì chuyển động của vật ! àTìm hiểu TN của ga-li-lê !
+ GV: Làm TN như hình 10.1. Yêu cầu HS quan sát độ cao viên bi lăn lên máng 2 so với độ cao thả bi ở máng 1. Nêu kết quả ?
H1: Tai sao bi lăn lên máng 2 với độ cao thấp hơn, năng lượng bi mất bớt do đâu ?
+ GV: Giới thiệu TN lịch sử của Ga-li-lê và dự đoán của ông.
+GV: TN với mặt phẳng 2 nằm ngang, giảm dần lực ma sát. HS quan sát cho biết kết quả ?
+ GV: Chứng tỏ vận tốc bi càng ít biến đổi.
H2: Vậy nếu không có ma sát thì bi sẽ chuyển động thế nào ?
+GV: Nếu không có lực tác dụng hoặc chịu tác dụng các lực cân bằng thì vật chuyển động thế nào ?
+ GV: Chuyển động thẳng đều trong định luật trên gọi là chuyển động theo quán tính.
H3: Vậy quán tính là gì ?
H4: Lực có cần thiết để duy trì chuyển động không ?
I. Định luật I Niu-tơn :
1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê :
Giới thiệu TN.
2. Định luật I Niu-tơn :
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
3. Quán tính :
Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
8
ph
HĐ2: Tìm hiểu định luật II Niu-tơn :
+T5(Y): vật sẽ chuyển động có gia tốc.
+T6(TB): Lực đẩy càng lớn thì gia vật biến đổi vận tốc càng nhanh. Tức gia tốc thu được càng lớn.
-Hướng của véctơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
-Cùng hướng lực tác dụng.
+T7(Y):Xe ba gát chở hàng thu gia tốc nhỏ hơn.
+ HS: Đọc nội dung định luât.
H5: Nếu có lực tác dụng lên vật hoặc hợp lực tác dụng khác không thì vật sẽ thế nào ?
ĐVĐ: Gia tốc của vật phụ thuộc thế nào vào lực tác dụng và khối lượng của vật ?!
H6: Đẩy vào xe ba gát một lực càng lớn thì vận tốc biến đổi thế nào ? Tức gia tốc nó gia tốc nó thu được thế nào ?
-Hướng của véctơ gia tốc ?
-So với hướng của lực ?
H7: Đẩy cùng một lực vào xe ba gát không và bất có hàng thì gia tốc vật thu được trong hai trường hợp thế nào ?
+GV: Niu-tơn từ nhiều TN và quan sát đã xác định :
; a ~F ; a ~ 1/m. và phát biểu thành định luật, gọi là định luật II Niu-tơn :
+ GV: Yêu cầu HS đọc nội dung định luật.
II. Định luật II Niu-tơn :
1 Định luật II Niu-tơn :
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
=
hay = m
Trường hợp vật chịu tác dụng :
= + + . .
8
ph
HĐ3: Tìm hiểu khái niệm khối lượng, mức quán tính :
+T8: Cho ta biết lượng chất chứa trong vật.
Ví dụ : Vật có khối lượng 2kg chứa lượng chất gấp đôi vật có khối lượng 1 kg.
+T9: Lượng chất chứa trong nhôm nhiều hơn.
C2 (Nhóm) :
+Theo ĐL II m lớn, a nhỏ nghĩa là vận tốc thay đổi chậm hơn, tức khó thay đổi vận tốc hơn hay mức quán tính lớn hơn.
+T10(TB): Nêu khái niệm khối lượng.
+T11(Y): Là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật.
+T12(Y): m = m1 + m2 .
H8:Theo em khối lượng ta hiểu trong thực tế cuộc sống hằng ngày cho ta biết gì về vật ? Ví dụ ?
H9: Sắt và nhôm cùng khối lượng, lượng chất chứa trong chúng thế nào ?
ĐVĐ: Vậy phải hiểu khối lượng như thế nào ?!
C2 (Nhóm) : SGK.
F1 = F2 ; m1 > m2 ; vận dụng ĐL II => m1 khó thay đổi vận tốc hơn tức có mức quán tính lớn hơn ?
H10: Vậy khối lượng là đại lượng đặc trưng cho gì ?
H11: Khối lượng là đại lượng vô hướng hay có hướng ? dương hay âm ? Có thay đổi không ?
H12: Ghép hai vật có khối lượng m1 và m2 thành một vật sẽ có khối lượng m = ?
2. Khối lượng và mức quán tính :
a) Định nghĩa :
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng :
+ Là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mọi vật.
+ Khối lượng có tính chất cộng.
8
ph
HĐ4: Phân biệt trọng lực và trọng lượng :
+T13(Y): Là lực hút của Trái Đất lên vật. Kí hiệu P. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. Độ lớn : P = 10m.
+ HS: Ghi nhận kn trọng lượng.
+T14: Dụng cụ đo trọng lượng là lực kế.
+T15(TB): gây gia tốc rơi tự do g.
+T16(TB): = m.
H13:Trọng lực là gì ? kí hiệu ? Phương chiều và độ lớn của trọng lực ?
+ GV: Thông tin khái niệm trọng lượng.
H14: Dụng cụ đo trọng lượng là gì ?
H15: Trọng lực gây cho vật gia tốc bao nhiêu ?
H16: Dựa ĐL II suy ra biểu thức trọng lực = ?
3. Trọng lực. trọng lượng :
+ Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Kí hiệu P.
+ Độ lớn của trọng lượng tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. Đo bằng lực kế.
+ Công thức của trọng lực :
= m.
5
ph
HĐ5: Vận dụng củng cố :
C4: Tại cùng một nơi các vật rơi cùng gia tốc tự do g nên : p1 = m1g ; p2 = m2g.
BT7 SGK :
Đáp án D.
BT8 SGK :
Đáp án D.
C4 : Giải thích tại sao ở cùng một nơi ta luôn có : =
Chọn câu đúng :
BT7 SGK : Một vật đang CĐ với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật :
A. dừng lại ngay.
B. đổi hướng chuyển động.
C. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
D. tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.
BT8 SGK :
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật
4. Căn dặn : Học phần ghi nhớ. Đọc : “Em có biết”, BT : 9,10 trang 65 SGK. Ôn qui tắc tổng hợp lực, đặc điểm của 2 lực cân bằng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn : 20/10/2006 Bài dạy : BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tt)
Tiết : 18
I. MỤC TIÊU :
+ Kiến thức :
-Phát biểu được định luật III Niu-tơn. Nêu được đặc điểm lực và phản lực.
-Viết được công thức của định luật III Niu-tơn. Ý nghĩa của định luật III.
+ Kỹ năng :
-Vận dụng ba định luật giải thích một số hiện tượng và giải bài tập liên quan.
- Phân biệt lực với phản lực và phân biệt với cặp lực cân bằng. Chỉ ra lực và phản lực trong ví dụ cụ thể.
+ Thái độ :
-Tích cực trong hoạt động tư duy phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ :
+ Thầy : một số ví dụ về định luật III. Hệ thống câu hỏi
+ Trò : Ôn hai lực cân bằng, qui tắc hợp lực hai lực đồng qui.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kiểm tra bài cũ : 5ph
a) Phát biểu định luật I và II Niu-tơn ? Viết hệ thức định luật II ?
b) Nêu ý nghĩa hai định luật này ? Phạm vi áp dụng của hai định luật ? (HSTB : trả lời câu hỏi).
ĐVĐ : Khi vật A tác dụng vào vật B thì B có tác dụng vào vật A không ? Quan hệ hai lực đó thế nào ?!
3. Bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
KIẾN THỨC
10
ph
HĐ1: Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật :
+T1(Y):Vận tốc bi A và B đều thay đổi. Chứng tỏ B có tác dụng trở lại A.
+T2(TB): Quan sát trả lời : Cả hai đều biến dạng. Chứng tỏ vợt tác dụng vào quả bóng thì bóng cũng tác dụng trở lại mặt vợt.
+T3(TB): Vì lúc đó có lực do lưng người kia tác dụng trở lại tay của người đẩy.
+T4(K): Khi vật này tác dụng lên vật kia một lực thì vật kia cũng tác dụng lên vật này một lực.
Ví dụ 1: Cho bi A lăn đến tác dụng bi B đang đứng yên.
H1: Sau va chạm vận tốc các bi thế nào ? Chứng tỏ B có tác dụng lại A không ?
Ví dụ 2: Quan sát h10.3 Hình chụp vợt đang dập vào quả bóng tennit.
H2: Cho thấy quả bóng và mặt vợt có biến dạng không ? Chứng tỏ điều gì ?
H3: Hai người trượt băng đang đứng gần nhau. Một người đẩy cho người kia về phía trước thì thấy mình trượt về phía sau hình 10.4. Vì sao ?
H4: Nhiều TN cho kết quả tương tự. Vậy có nhận xét gì về tương tác giữa các vật ?
III. Định luật III Niu-tơn :
1. Sự tương tác giữa các vật :
A
B
Tác dụng trở lại
Tác dụng
10
ph
HĐ2: Phát biểu định luật III Niu-tơn :
+T5(TB): Có đặc điểm : Cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều.
+T6(Y): Điền khuyết :
tác dụng ; độ lớn ; ngược chiều.
+ HS: Ghi nhận định luật.
+T7(TB): Ví dụ hai nam châm đặt gần nhau : Nam châm A hút hoặc đẩy nam châm B thì nam châm B cũng hút hoặc đẩy A một lực.
+ GV: Thông báo con đường, cơ sở xây dựng định luât III, Niu-tơn phát hiện ra định luật III, cho biết quan hệ hai lực : = -.
H5: Hai lực có quan hệ như trên có đặc điểm gì ?
H6:Vậy : Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B . . . . lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng . . . . . .nhưng . . . .
+ GV: Thông báo nội dung định luật.
H7: Hãy nêu một ví dụ về tương tác giữa hai vật không qua va chạm giữa các vật.
+ GV: Tương tác của hai nam châm cũng đúng với định luật III.
2. Định luật III Niu-tơn :
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
= -
10
ph
HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm của lực và phản lực :
+ HS: Ghi nhận khái niệm lực và phản lực.
C5 (cá nhân) :
+ Lực xuất hiện thành từng cặp đồng thời.
+ Đinh cũng đồng thời thôi tác dụng lên búa.
+ cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều.
+ Không cân bằng nhau. Vì chúng đặc lên hai vật khác nhau.
+ HS: Nêu các đặc điểm của lực và phaản lực.
+ GV: Thông báo khái niệm lực và phản lực.
C5 (cá nhân) : hình 105.
+ Búa tác dụng lên đinh, đinh có tác dụng lên búa không ? cách khác lực tác dụng có xuất hiện đơn lẻ không ?
+ Khi búa thôi tác dụng đinh, thì đinh còn tác dụng búa không ?
+ Hai lực nêu trên có giá, độ lớn và chiều quan hệ thế nào ?
+ Hai lực đó có cân bằng nhau không ? Vì sao ?
H8: Vậy lực và phản lực có những đặc điểm gì ?
3. Lực và phản lực :
Một trong hai lực tương tác gọi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực.
* Đặc điểm của lực và phản lực :
+ xuất hiện hay mất đi đồng thời.
+ cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều (trực đối).
+ không cân bằng nhau.
10
ph
HĐ4: Vận dụng và củng cố :
Câu 1 : + Định luật III : = -
+ Định luật II : = , =
+ Do m << M nên bóng bật lại theo chiều của với cùng.
aT = 0 nên tường vẫn như đứng yên.
Câu 2 :
Đáp án C.
Câu 3 : B .
Câu 1 : Vận dụng định luật II và III Niu-tơn giải thích vì sao bóng bay đến đập vào tường bị bật trở lại còn tường vẫn đứng yên ?
Gợi ý : -Quan hệ hai lực tương tác ?
-Vận dụng định luật II ?
-So sánh khối lượng m của bóng và M của tường + đất ?
Câu 2 : Người lực sĩ nâng quả tạ đứng yên trên sàn nhà. cặp lực nào sau đây là cặp lực trực đối ?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên người và lực do quả tạ tác dụng lên người.
B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả tạ và lực nâng của người.
C. Lực do quả tạ tác dụng lên người và lực nâng của người.
D. Lực ép của quả tạ lên người và lực ép của người lên mặt sàn.
Câu 3 :
Trong các cặp lực trên cặp lực nào là cặp lực cân bằng ?
4. Căn dặn : Học phần ghi nhớ. BT : 11 đến 15 trang 65 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- giao an toan tap lop 10.doc