Giáo án Vật lý khối 8 - Bài 11: Thực hành: nghiệm lại lực đẩy Ác-Si-mét

Bài soạn tiết 13 BÀI 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT

I, MỤC TIÊU:

1,Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac – Si – Mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

 2, Kỹ năng: + Đọc được số chỉ lực kế, sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm .

 + HS tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.

 3,Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác khi tiến hành thí nghiệm.

II, CHUẨN BỊ:

1, Giáo viên: + Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS : Lực kế, vật nặng không thấm nước, bình chia độ, giá đỡ, bình nước, khăn lau.

 + Mẫu báo cáo thực hành .

2, Học sinh: Nghiên cứu bài thực hành trước ở nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 8 - Bài 11: Thực hành: nghiệm lại lực đẩy Ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 30/11/2010 Bài soạn tiết 13 BÀI 11: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT I, MỤC TIÊU: 1,Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac – Si – Mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức. 2, Kỹ năng: + Đọc được số chỉ lực kế, sử dụng được các dụng cụ thí nghiệm . + HS tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. 3,Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác khi tiến hành thí nghiệm. II, CHUẨN BỊ: 1, Giáo viên: + Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS : Lực kế, vật nặng không thấm nước, bình chia độ, giá đỡ, bình nước, khăn lau. + Mẫu báo cáo thực hành . 2, Học sinh: Nghiên cứu bài thực hành trước ở nhà. III, CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: ? Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét ta cần đo những đại lượng nào? ( Trả lời ) - Công thức tính lực đẩy Ác – si – mét: FA = d.V Trong đó: FA là lực đẩy Ác – si –mét. ( N) d là trọng lượng riêng của chất lỏng. ( N/m3) V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. ( m3 ) Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác – si –mét ta cần đo các đại lượng : + Lực đẩy Ác – si –mét + Trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. 3, Bài mới: A/ Tạo tình huống có vấn đề: Nêu mục đích bài thực hành. B/ Hoạt động dạy: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I.Chuẩn bị. Dụng cụ: + Lực kế + Vật nặng + Bình chia độ +Giá đỡ + Bình nước. II.Nội dung thực hành. 1. Đo lực đẩy Ac-Si-mét. C1. FA = P – F 2.Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. C2/ V = V2 - V1 C3/ P = P2 – P1 3. So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét rút ra kết luận. III. Mẫu báo cáo thực hành. 1.Trả lời câu hỏi. 2. Kết quả đo lực đẩy Ac-Si-Mét. 3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. 4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận. HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu TN, dụng cụ TN. ? Yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời các vấn đề: + Mục tiêu của TN. + Yêu cầu của TN. + Dụng cụ TN GV yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của lực kế sẽ sử dụng trong thực hành. Lưu ý HS trước khi tiến hành đo trọng lượng của vật bằng lực kế phải kiểm tra xem lực kế đã chỉ đúng vạch số 0 chưa? Nếu chưa phải điều chỉnh đúng vạch số 0 mới được đo. HĐ2: Đo lực đẩy Ac-Si-Mét. *Yêu cầu HS các nhóm làm theo hướng dẫn trong sgk. *Yêu cầu các nhóm tiến hành xác định FA theo các bước đã đưa ra. -Theo dõi hướng dẫn các nhóm làm TN, đọc kết quả TN. HĐ3: Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. *Yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất phương án TN xác định thể tích của vật, trọng lượng phần chất lỏng mà vật chiếm chổ. * Gợi ý: So sánh Vvật, Vphần chất lỏng vật chiếm chổ khi nhúng vật chìm trong nước. -Tổ chức cho các nhóm thảo luận tìm ra phương án TN tối ưu. Nếu các nhóm Ko đưa ra được phương án TN yêu cầu các nhóm làm theo hướng dẫn sgk. *Yêu cầu các nhóm tiến hành TN xác định VVật, Pphần chất lỏng vật chiếm chổ. theo các bước đã đưa ra. -Theo dõi hướng dẫn các nhóm làm TN, đọc kết quả TN. HĐ3: So sánh kết quả đo FA, P.Rút ra kết luận. - Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả TN nếu nhóm nào có kết quả F,P sai khác quá nhiều cho kiểm tra lại. Gợi ý HS : so sánh kết quả trung bình của FA và P *Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành mẫu báo cáo thực hành. - 1Hs đọc to phần thông tin trong Sách giáo khoa Cả lớp theo dõi Cá nhân trả lời các vấn đề đưa ra. + Mục tiêu: Nghiệm lại độ lớn của lực đẩy Ac-si-Mét. + Yêu cầu: Đo FA, Pchất lỏng vật chiếm chổ So sánh FA; Pchất lỏng vật chiếm chổ => KL + Vật nặng, bình chia độ, lực kế, giá đỡ, bình nước. -HS đọc thông tin trong sgk và nêu phương án tiến hành thí nghiệm: +Đo P vật khi đặt trong không khí + Nhúng vật chìm vào nước, đo hợp lực F các lực tác dụng lên vật khi đó. C1/ + Độ lớn FA = P – F. -Hs làm TN theo nhóm tiến hành xác định FA trong 3 lần và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. + Khi vật nhúng chìm trong chất lỏng: Vvật = Vphần chất lỏng vật chiếm chổ. - Các bước xác định VVật. + Đo thể tích V1 của nước trong cốc. + Nhúng vật vào cốc nước, nước dâng lên, đo thể tích V2. + VVật = V2 -V1. - Các bước xác định Pphần chất lỏng vật chiếm chổ. + Dùng lực kế đo P1 cốc nước khi ở V1. + Dùng lực kế đo P2 cốc nước khi ở V2. + P = P2 – P1. -Hs làm TN theo nhóm xác định VVật, Pphần chất lỏng vật chiếm chổ. trong 3 lần và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành. - Từng Hs tự hoàn thành các yêu cầu trong mẫu báo cáo thực hành. C/ Củng cố. - Thu mẫu báo cáo. Nhận xét thái độ thực hành của HS. D/ Giao nhiệm vụ: -Tìm hiểu trước bài 12. BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên 1, Trả lời câu hỏi: C4: Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét . Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. C5 : Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác – si –mét cần phải đo những đại lượng nào? 2. Kết quả đo lực đẩy Ác – si – mét Lần đo Trọng lượng P của vật ( N ) Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước ( N ) Lực đẩy Ác – si – mét FA= P – F ( N ) 1 2 3 Kết quả trung bình: FA= FA1+FA2+FA33= 3 = 3. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật. Lần đo Trọng lượng P1 ( N ) Trọng lượng P2 ( N ) Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ PN = P2 – P1 ( N ) 1 2 3 Kết quả trung bình: P= PN1+PN2+PN33= 3 = 4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận:

File đính kèm:

  • docthuc hanh luc day acimet.doc
Giáo án liên quan