Giáo án Vật lý khối 8 tiết 11: Áp suất khí quyển

TIẾT 11: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.

- Giải thích được thí nghiệm Tô-ri -xe - li và một số hiện tượng đơn giản .

- Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị mHg sang đơn vị N/m2 .

- Làm được thí nghiệm , vận dụng giải thích một số hiện tượng liên quan tới áp suất .

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm .

3. Thái độ

- Thái độ nghiêm túc, trung thực, hợp tác khi làm thí nghiệm .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 8 tiết 11: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2012 Ngày giảng:3/11/2012 TIẾT 11: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển. - Giải thích được thí nghiệm Tô-ri -xe - li và một số hiện tượng đơn giản . - Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị mHg sang đơn vị N/m2 . - Làm được thí nghiệm , vận dụng giải thích một số hiện tượng liên quan tới áp suất . 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm . 3. Thái độ - Thái độ nghiêm túc, trung thực, hợp tác khi làm thí nghiệm . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên + Chuẩn bị cốc nước, mảnh giấy. + Hai chỏm cầu cao su. 2. Học sinh ( Theo nhóm) + Hai vỏ sữa Vinamiu. + Một ống thuỷ tinhdài 10-15 cm, tiết diện 2-3 mm. + Một cốc đựng nước. III. Tiến trình giảng dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Vận dụng làm bài 8.5?. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Nêu vấn đề cần tìm hiểu theo phần mở bài trong SGK.Yêu cầu hs dự đoán kết quả cho thí nghiệm phần mở bài. HS: Dự đoán cho thí nghiệm mở bài. GV: Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. ? Tại sao nước không bị chảy ra? Ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển. GV: Giới thiệu lớp khí quyển của trái đất, về áp suất khí quyển ảnh hưởng đến các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. HS: Theo dõi và tiếp nhận thông tin GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm 1 và trả lời C1. HS: Đọc sgk tìm hiểu về lớp khí quyển và áp suất của nó. GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm 1 HS: Làm thí nghiệm 1, quan sát hiện tượng và trả lời C1. GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 2. HS: Làm thí nghiệm 2 theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Yêu cầu hs giải thí hiện tượng ở thí nghiệm 2 HS: Quan sát hiện tượng xảy ra thảo luận và trả lời C2, C3. GV: Quan sát, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. Chốt lại nội dung câu hỏi C2, C3 HS: Hoàn thành nội dung vào vở. GV: Giới thiệu với hs về thí nghiệm 3 của Ghê- Rích. ? Căn cứ thí nghiệm 1 và 2 hãy giải thích thí nghiệm 3. HS: Tìm hiểu về thí nghiệm 3, vận dụng thí nghiệm 1 và 2 và giải thích thí nghiệm 3. GV: Hướng dẫn hs giải thích thí nghiệm này. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm mô phỏng. HS: Làm thí nghiệm Hoạt động 4: Vận dụng. GV: Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung các câu C8, C9, C10, C11, C12 và vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi đó. HS : Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. GV: Yêu cầu một đến hai học sinh lên làm lên bảng. HS: Lên hoàn thành nội dung câu trả lời trên bảng. Các hs khác nhân xét. GV: Hướng dẫn hs trả lời. Nhận xét và chốt lại câu trả lời. HS: Hoàn thành nội dung vào vở GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. HS: Đọc phần ghi nhớ trong skg I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển. 1. Thí nghiệm 1. C1 . Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài , nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía . 2. Thí nghiệm 2. C2 . Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước . C3 . Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì nước sẽ chảy ra khỏi ống .Vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước chảy trong ống ra . 3. Thí nghiệm 3. C4. Khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làn hai bán cầu ép chặt vào nhau . III. Vận dụng. C8. Vì có áp suất khí quyển lớn hơn áp suất bên trong cốc nên giữ nước không rơi ra ngoài. C9 . Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra, phải bẻ cả hai đầu ống thuốc, thuốc chảy ra rễ ràng. C10 . Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy cột thuỷ ngân cao 76cm . C11 . Chiều cao của cột nước: P = h . d h = m Vậy ống Tôri xeli dài ít nhất là > 10,33m. C12 . Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = h.d . Vì h không xác định được và trọng lượng riêng của không khí thay đổi the độ cao. * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố - GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho hs. - Đọc có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài theo vở và SGK . - Làm bài tập : Từ 9.1đến 9.6 - SBT

File đính kèm:

  • docGiao an ly 8 tuan 11(1).doc
Giáo án liên quan