Giáo án Vật lý khối 8 tiết 11: Bình thông nhau – máy nén thủy lực

TIẾT 11. BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THỦY LỰC

I - MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

-Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

2.Kỹ năng : -Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.

3.Thái độ : - Làm việc nghiêm túc, trung thực.

II – CHUẨN BỊ.

GV:Bình thông nhau, tranh vẽ hình 8.9 sgk phóng to.

HS: SGK+ vở ghi

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 8 tiết 11: Bình thông nhau – máy nén thủy lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2012 Ngày giảng: /10/2012 TIẾT 11. BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THỦY LỰC I - MỤC TIÊU 1.Kiến thức : -Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp - Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. 2.Kỹ năng : -Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét. 3.Thái độ : - Làm việc nghiêm túc, trung thực. II – CHUẨN BỊ. GV:Bình thông nhau, tranh vẽ hình 8.9 sgk phóng to. HS: SGK+ vở ghi III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Tổ chức: 8A: 8B: 8C: 2.Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu các kết luận trong bài học trước, nêu công thức tính áp suất của chất lỏng. Giải thích tại sao chân đê chân đập lại làm rộng hơn mặt đê, mặt đập. (Vì càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng tăng nên chân đập, chân đê chịu áp suất lớn dễ bị vỡ vì vậy cần làm chân đê, chân đập rộng hơn mặt đê, mặt đập) HS2: Làm bài tập 8.5-SBT. (a.Khi mực nước hạ dần tia nước ko phun xa được nữa mà chảy gần sát lại thành bình b.Tia nước phun ra từ O do áp suất của nước gây ra tại điểm O nên ko phụ thuộc vào vị trí của pit tông ở A hay ở A' vì vậy tia nước phun ra từ O ko thay đổi so với trước) 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 - Giới thiệu về bình thông nhau và cho học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh đọc câu C5 và dự đoán - Làm thí nghiệm cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh điền kết luận. GV: treo bảng phụ cho học sinh điền Vậy ta có kết luận như thế nào về mực chất lỏng ở 2 nhánh của bình thông nhau? GV cho hs trả lời câu C8 Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau. Hs quan sát bình thông nhau do gv đưa ra. - Đọc thông tin C5 SGK HS nêu dự đoán và thảo luận - Quan sát thí nghiệm và thảo luận Tham gia thảo luận chung Hs điền vào phần kết luận trong vở ghi sau đó lên bảng điền trên bảng phụ Hs nhắc lại kết luận Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao Hs trả lời C8: ấm bên trái đựng được nhiều nước hơn vì vòi cao hơn thì mực nước trong bình cũng cao hơn do đó chứa được nhiều nước hơn. Hoạt động 2: Gv giới thiệu vè nhà Vật lý học Pascal. Gv tiếp tục giới thiệu về nguyên lý Pascal như sau: “Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.” Gv Treo bảng phụ vẽ hình lên bảng Gv chỉ vào hình vẽ: Khi tác dụng một lực f lên pit tông nhỏ có diện tích s thì lực này gây áp suất p=f/s lên chất lỏng. áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit tông này: F=p.S= Suy ra Như vậy pit tông lớn có diện tích lớn hơn pit tông nhỏ bao nhiêu lần thì lực nâng F có độ lớn lớn hơn lực f bấy nhiêu lần. Tìm hiểu máy dùng chất lỏng. Hs lắng nghe, theo dõi. Hs ghi nguyên lý Pascal vào vở. “Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.” Công thức: Hoạt động 3 Gv cho HS làm câu C9 ?Tại sao các bồn đựng nước(téc nước) thường được đặt ở trên cao? GV nêu đề Bài tâp: ; Biết pit tông lớn có diện tích gấp 100 lần diện tích pit tông nhỏ. Muốn có lực nâng 20000N tác dụng lên pit tông lớn thì phải tác dụng lên pit tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu? (Với hình vẽ trên) Vận dụng c9:Do bình A và thiết bị B là một bình thông nhau nên nhìn vào thiết bị B ta có thể biết mực chất lỏng có trong bình A HS trả lời Dựa vào nguyên tắc bình thông nhau nên nước có thể chảy đến mọi vị trí ta dùng nước trong nhà HS làm bài tập: S=100s F=20000N f=? Dựa vào công thức mà S=100s hay vậy F = 100f hay Cần tác dụng lên pit tông nhỏ một lực bằng 200N 4.Củng cố: ? Nêu những ứng dụng của bình thông nhau và máy dùng chất lỏng trong thực tế đời sống? - GV hệ thống lại kiến thức của bài 5.Hướng dẫn về nhà: - Về nhà làm bài tập 8.2,8.11, 8.13 (Sbt) - Đọc trước nội dung bài 9- Áp suất khí quyển

File đính kèm:

  • docTIET 11BINH THONG NHAUMAY NEN THUY LUC.doc
Giáo án liên quan