Giáo án Vật lý khối 8 tiết 24: Các chất được cấu tạo như thế nào

CHƯƠNG III: NHIỆT HỌC

TIẾT 24: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.

2. Thái độ

- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc làm việc khoa học, cẩn thận tỉ mỉ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 8 tiết 24: Các chất được cấu tạo như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/2/2013 Ngày giảng:4/2/2013 CHƯƠNG III: NHIỆT HỌC TIẾT 24: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. 2. Thái độ - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc làm việc khoa học, cẩn thận tỉ mỉ II. Chuẩn bị: Bình thuỷ tinh. Nước, rượu. Ngô, cát mịn. III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Nêu tình huống học tập. GV: Làm thí nghiệm của phần mở bài trong SGK. HS: Quan sát hiện tượng, nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cấu tạo của các chất. GV: Thông báo cho hs những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất. HS: Theo dõi và nhận biệt vấn đền cần tìm hiểu GV: Hướng dẫn hs quan sát ảnh của kính hiển vi và ảnh của nguyên tử silic. HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK tìm hiểu về cấu tạo của các chất. GV: Yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi sau: - Các vật có phải là một khối thống nhất không ? - Các chất được câu tạo từ những gì ? HS: Thảo luận, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của gv. Hoạt động 3. Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử. GV: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm mô hình. HS: Nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phan công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Hướng dẫn hs phân tích để giải thích được ý nghĩa của thí nghiệm. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và nhận xét hiện tượng. GV: Quan sát , điều khiển các nhóm làm thí nghiệm. HS: Thảo luận về kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận cần thiết. Hoạt động 4. Vận dụng. GV: Yêu cầu hs tìm hiểu về nội dung của câu hỏi C3, C4, C5. HS: Vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C3, C4, C5. GV: Gọi hs trả lời, lớp nhận xét HS: Trả lời về các câu hỏi trước lớp GV: Nhận xét, chốt lại và đưa ra đáp án đúng HS: Hoàn thành nội dung câu trả lời vào vở GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. HS: Đọc phần ghi nhớ I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không. - Vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ, ta gọi là nguyên tử và phân tử. - Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không. 1. Thí nghiệm mô hình. C1. Xem các hạt cát và ngô là các phân tử. Chúng có khoảng cách, nên khi ngô và cát trộn lẫn chúng xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích bị hụt đi so với tổng thể tích ngô và cát. 2. Giữa các phận tử, nguyên có khoảng cách C2. Giữa các phân tử nước và rượu chúng có khoảng cách. Khi trộn rượu và nước các phân tử rượu xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích bị giảm đi. IV. Vận dụng. C3. Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. C4. Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm bóng xẹp xuống. C5.Cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước * Ghi nhớ: SGK 4 .Củng cố. - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s . - Đọc phần có thể em chưa biết. 5 .Hướng dẫn học ở nhà. - Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập từ 19.1đến 19.3 - SBT

File đính kèm:

  • docGiao an ly 8 tuan 25.doc
Giáo án liên quan