Giáo án Vật lý khối 8 tiết 25: Nhiệt năng

TIẾT 25 NHIỆT NĂNG

I- MỤC TIÊU

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ nhiệt năng và nhiệt độ của vật.

- Tìm được thí dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

II- CHUẨN BỊ.

- Một quả bóng cao su.

- Một miếng kim loại.

- Một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 8 tiết 25: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 25 NHIỆT NĂNG MỤC TIÊU Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ nhiệt năng và nhiệt độ của vật. Tìm được thí dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng. CHUẨN BỊ. Một quả bóng cao su. Một miếng kim loại. Một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1.(5 Phút) Bài cũ, ĐVĐ vào bài mới Trả lời câu hỏi của GV. Nghe đặt vấn đề của GV. Bài cũ: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu một ví dụ chứng tỏ điều đó. ĐVĐ: Trong TN về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng nó không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng của quả bóng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác ? Hoạt động 2. (15 phút) Tìm hiểu về nhiệt năng. NHIỆT NĂNG. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn loạn không ngừng. Vậy chúng có động năng. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn loạn không ngừng. Vậy chúng có động năng hay không? Nhiệt năng là gì? Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn hay càng bé ? vì sao ? Hoạt động 3. (10 phút) Các cách làm thay đổi nhiệt năng. CÁC CÁCH LÀM BIẾN ĐỔI NHIỆT NĂNG. Cách làm biến đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt. C1. Cọ xát đồng xu lên mặt sàn, đồng xu nóng lên. C2. Cho đồng xu tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn. đồng xu nóng lên còn vật đó thì lạnh đi. Nhiệt năng đồng xu tăng còn nhiệt năng của vật đó giảm xuống. Làm thế nào để thay đổi nhiệt năng của vật ? C1. Hãy làm thí nghiệm thực hiện công lên vật làm vật nóng lên. C2. Hãy nghĩ một cách làm cho vật nóng lên mà không cần thực hiện công. Hoạt động 4. (5 phút) Tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng. NHIỆT LƯỢNG. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Kí hiệu nhiệt lượng bằng chữ Q, Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J).. Giới thiệu khái niệm nhiệt lượng, kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng. Hoạt động 5. (10 phút) Vận dụng và ghi nhớ. VẬN DỤNG. Trả lời câu hỏi C3 – C5 và tham gia thảo luận về câu trả lời. C3. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. C4. Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5. Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn. Ghi nhớ: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J). Ghi bài tập về nhà : 21.1 – 21.6 GV hướng dẫn và theo dõi HS trảv lời câu hỏi. Điều khiển việc thảo luận trên lớp về từng câu trả lời. C3. Nung nóng một miếng đồng rồi thử vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào ? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt ? C4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong trường hợp này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? C5. Hãy dùng kiến thức đã học ở trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. Cho học sinh đọc phần ghi nhớ. Ghi bài tập về nhà: 21.1 – 21.6

File đính kèm:

  • docTiet 25 Bai 21 Nhiet nang.doc
Giáo án liên quan