Giáo án Vật lý khối 9 - Chương III: Quang học

I. KIẾN THỨC:

 1. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí và ngược lại .

 2. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.

3. Nhận biết được thấu kính hội tụ (TKHT), thấu kính phân kỳ (TKPK) qua hình vẽ tiết diện của chúng.

4. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đi tới quang tâm và song song với trục chính đối với TKHT, TKPK; của tia sáng có phương đi qua tiêu điểm đối với TKHT (các tia sáng này gọi chung là các tia sáng đặc biệt).

 5. Mô tả được đặc điểm một vật sáng được tạo bởi TKHT, TKPK.

 6. Nêu được các bộ phận chính của máy ảnh.

 7. Nêu được các bộ phận chính của mắt về phươmg diện quang học và sự tương tự về cấu tạo của mắt và của máy ảnh. Mô tả được quá trình điều tiết của mắt.

8. Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.

 9. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.

 10. Kể tên được một vài nguồn phát ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc màu.

 11. Nêu được chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.

 12. Nhận biết được rằng các ánh sáng màu được trộn với nhau khi chúng được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt. Khi trộn các ánh sáng có màu khác nhau sẽ được ánh sáng có màu khác hẳn. Có thể trộn một số ánh sáng màu với nhau để thu được ánh sáng trắng.

 

doc57 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Chương III: Quang học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III MỤC TIÊU CHƯƠNG I. KIẾN THỨC: 1. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí và ngược lại . 2. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 3. Nhận biết được thấu kính hội tụ (TKHT), thấu kính phân kỳ (TKPK) qua hình vẽ tiết diện của chúng. 4. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đi tới quang tâm và song song với trục chính đối với TKHT, TKPK; của tia sáng có phương đi qua tiêu điểm đối với TKHT (các tia sáng này gọi chung là các tia sáng đặc biệt). 5. Mô tả được đặc điểm một vật sáng được tạo bởi TKHT, TKPK. 6. Nêu được các bộ phận chính của máy ảnh. 7. Nêu được các bộ phận chính của mắt về phươmg diện quang học và sự tương tự về cấu tạo của mắt và của máy ảnh. Mô tả được quá trình điều tiết của mắt. 8. Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ. 9. Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. 10. Kể tên được một vài nguồn phát ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc màu. 11. Nêu được chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. 12. Nhận biết được rằng các ánh sáng màu được trộn với nhau khi chúng được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt. Khi trộn các ánh sáng có màu khác nhau sẽ được ánh sáng có màu khác hẳn. Có thể trộn một số ánh sáng màu với nhau để thu được ánh sáng trắng. 13. Nhận biết đựoc rằng vật có màu nào thì tán xạ(hắt theo mọi phương) mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác, vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu, vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kỳ màu nào. 14. Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng. Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này. II. KỸNĂNG: 1. Xác định được TKHT, THPK qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính loại này và qua quan sát ảnh của một vật (vật sáng) tạo bởi các thấu kính này. 2. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK . 3. Dựng được ảnh của một vật (vật sáng) tạo bởi TKHT, TKPK bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. 4. Giải thích được vì sao người cận thị phải đeo kính phân kỳ, người mắt lão phải đeo kính hội tụ. Tuần : 23 Tiết : 44 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 40 HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: 1. + Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. + Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại. + Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sang. + Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. 2. + Biết nghiên cứu một hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm. + Biết tìm ra quy luật qua hiện tượng. 3. Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin. II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: Một bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong. Một bình chứa nước sạch. Một ca múc nước. Một miếng gỗ hoặc xốp phẳng, mềm có thể đóng đinh ghim. Ba chiếc đinh ghim. Đối với cả lớp: - GV :SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp : Bài mới: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Ghi bảng HĐ1: Giới thiệu chương trình – Đặt vấn đề (5 phút): Làm thí nghiệm như hình 40.1 SGK Nêu hiện tượng. Phát biểu nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta nhận biết có ánh sáng. Quan sát trả lời câu hỏi (chú ý hiện tượng HS nhìn thấy đũa như bị gãy trong nước). HĐ2:Tìm hiểu sự khúc xạ của ánh sáng từ không khí vào nước (15 phút): Đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhân xét về đường truyền của tia sáng: Ánh sáng từ SI: truyền thẳng. Ánh sáng từ IK:truyền thẳng. Ánh sáng đi từ Smặt phân cách rồi đến K bị gãy khúc tại I. Nêu kết luận. Vẽ hình. Nhìn hình vẽ Nêu khái niệm. Trả lời C1: nêu kết luận. Trả lời C2: đề ra các phương án. Lấy thước đo góc đo góc i, góc r r < i. 3 HS phát biểu kết luận. Ghi kết luận. C3: HĐ3:Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng truyền từ nước sang không khí (15 phút): Nêu dự đoán. Phương án TN kiểm tra. HS bố trí TN: Nhìn đinh ghim B, không nhìn thấy đinh ghim A. Nhìn đinh ghim C, không nhìn thấy đinh ghim A , B. Nhấc miếng gỗ ra: nối A, B, C đường truyền của tia sáng từ A BC mắt. Trả lời C6: Đo góc tới và góc khúc xạ. So sánh góc tới và góc khúc xạ. 3 HS trả lời kết luận. Giống nhau: tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Khác nhau: Ánh sáng đi từ không khí vào nước thì r < i. Ánh sáng đi từ nước sang không khí thì r > i Ghi kết luận. HĐ4: Củng cố – Vận dụng (10 phút) Trả lời C7, C8. Hướng dẫn về nhà: Hiện tượng khúc xạ là gì? Phân biệt hiện tượng phả xạvà hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phân biệt sự khác nhau giữa : ánh sáng đi từ nước và không khí và ngược lại. Làm BT40 SBT. Đọc “Ghi nhớ ”, “Có thể em chưa biết”. Chuẩn bị trước bài 41. Đặt vấn đề: Chiếc đũa như bị gãy tại mặt phân cách giữa 2 môi trường không khí và nước. Ta có thể giải thích do nguyên nhân nào không? ? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. ? Làm thế nào để nhận biết được ánh sáng? Mỗi HS đọc tình huống đầu bài. Để giải thích hiện tượng trên ta đi vào bài mới. ? Tại sao trong môi trường nước, không khí (riêng biệt) ánh sáng truyền theo đường thẳng? ? Tại sao ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách? Gọi HS nêu KL. ? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Gọi HS đọc tài liệu chỉ lên hình vẽ nêu khái niệm ª Chiếu tia sáng SI, đánh dấu điểm K trên nền, đánh dấu I, K nối S, I, K cho ta đường truyền từ I K. ? Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mp tới? Có phương án kiểm tra nhận định trên ? ª Làm thí nghiệm bằng miếng gỗ (hoặc miếng xốp) không đổi được tia khúc xạ. Đánh dấu ghim tại S, I, K đọc góc i, góc r. Chính xác hoá kiến thức. Vẽ lại KL bằng hình vẽ. Yêu cầu HS nêu dự đoán. Ghi lại dự đoán của HS lên bảng. Yêu cầu HS nêu lại TN kiểm tra. Nghiên cứu TN và trình bày các bước làm TN. ? Hãy trình bày C5. ? Ánh sáng truyền từ A B, mắt nhìn vào B không thấy A ánh sáng từ A có tới mắt được không? Vì sao? ? Hãy chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. ? Hãy rút ra KL: Ánh sáng đi từ không khí sang nước và đi từ nước sang không khí có điểm nào giống và khác nhau? ? Câu hỏi C7, C8. Bài 40 HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG: 1. Quan sát: 2. Kết luận: Tia sáng đi từ không khí vào nước (tức là truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác) thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 3. Một vài khái niệm: SI: tia tới. IK: tia khúc xạ. NN’: pháp tuyến. : góc tới. :góc khúc xạ. Mp vẽ hình là mp tới. 4. Thí nghiệm: 5. Kết kuận: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì: Tia khúc xạ nằm trong mp tới Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới II. SỰ KHÚC XẠ CỦA TIA SÁNG KHI TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ: 1. Dự đoán: 2. Thí nghiệm kiểm tra: 3. Kết luận: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì: Tia khúc xạ nằm trong mp tới Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 24 Tiết : 47 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 41 QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ I. MỤC TIÊU: 1. + Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm. + Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. 2. Thực hiện được thí nghiệm về kúc xạ ánh sáng. Biết đo góc tới và góc khúc xạ để rút ra quy luật. 3. Nghiêm túc, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: Một miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt (hoặc dán giấy theo đường kính chỉ để khe hở nhỏ, hoặc thay bằng 1 đinh ghim ở điểm I). Một miếng xốp không thấm nước (hoặc gỗ phẳng). 3 chiếc đinh ghim. Thước đo góc. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp: Bài mới: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Ghi bảng HĐ1: KTBC – Tổ chức tình huống học tập (10 phút): HĐ2: Nhận biết sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới (20 phút): Cắm đinh ghim A:. Cắm đinh A’ sao cho mắt chỉ nhìn thấy A’. Đo góc . Ghi kết quả vào bảng. HS rút ra kết luận. Đọc thông tin trả lời câu hỏi. HĐ3: Vận dụng (10 phút): HS vẽ hình vào vở nháp, 1 HS vẽ trên bảng và trả lời câu hỏi ánh sáng không truyền thẳng từ A B mắt đón tia khúc xạ. Vì vậy,chỉ nhìn thấy ảnh của A đó là B. Xác định điểm tới: Nối B với M, tia này cắt mặt phân cách tại I IM là tia khúc xạ. Nối A với I ta được tia tới đường truyền của tia sáng là AIM. - Đọc “Ghi nhớ ”, “Có thể em chưa biết”. - Về nhà: Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước bài 42. ? Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước không khí và tia sáng đi từ không khí nước? ? Quan sát hình, hãy cho biết đường nào biểu diễn tia khúc xạ? ? Góc tới thay đổi góc khúc xạ thay đổi như thế nào? Nghiên cứu mục đích của TN. Nêu phương pháp nghiên cứu. ? Phương pháp che khuất là gì? ºÁnh sáng từ A truyền tới I bị I chắn rồi truyền tới A’ bị đinh A che khuất. Yêu cầu HS nhấc tấm thuỷ tinh ra, dùng bút nối từ AIA’ là đường truyền của tia sáng. Yêu cầu HS làm tiếp TN ghi vào bảng báo cáo kết quả. Xử lý kết quả của các nhóm. ? Góc tới giảm thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào? ? Góc tới bằng 0 góc khúc xạ? Có nhận xét gì trong trường hợp này? Chuẩn lại kiến thức HS ghi bài. ? Ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường khác nước có tuân theo quy luật này không? ? Ánh sáng truyền từ A M có theo đường thẳng không? Vì sao? ? mắt nhìn thấy A hay B? Vì sao? Xác định điểm tới bằng cách nào? Bài 41 QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ I. SỰ THAY ĐỔI GÓC KHÚC XẠ THEO GÓC TỚI: 1. Thí nghiệm: 2. Kết luận: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). 3. Mở rộng: Ánh sáng đi từ môi trường không khí và môi trường trong suốt khác (rắn, lỏng) đều tuân theo quy luật này: Góc tới tăng (giảm)góc khúc xạ tăng (giảm). Góc khúc xạ < góc tới. Góc tới bằng 0 góc khúc xạ bằng 0. II. VẬN DỤNG: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 24 Tiết : 48 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 42 THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU: 1. + Nhận dạng được TKHT. + Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt qua TKHT. + Vận dụng được kiến thức đã học để giả bài toán về TKHT và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế. 2. Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK Tìm ra đặc điểm của TKHT. 3. Thái độ nhanh nhẹn, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: 1 TKHT có tiêu cự 10cm 12cm. 1 giá quang học. 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng. 1 nguồng sáng phát ra gồm 3 tia sáng song song. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp Bài mới: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Ghi bảng HĐ1. KTBC : (5 phút): + 2 HS tra lời, GV ghi điểm. HĐ2:Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ: (10 phút) Hoạt động nhóm: + Làm thí nghiệm. + Quan sát. + Trả lời C1, C2. + Nhận dạng thấu kính hội tụ. HĐ3: Tìm hiểu các khái niệm: trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ (20 phút): + Đọc tài liệu và làm thí nghiệm như h. 42.2 SGK và tìm trục chính. + Phát biểu và ghi nhận khái niệm trục chính của thấu kính hội tụ. + Đọc tài liệu, trả lời câu hỏi. + Đọc tài liệu, phát biểu, ghi. HĐ4:Vận dụng – củng cố – Hướng dẫn về nhà: (10 phút): HS tự làm - Đọc “Ghi nhớ ”, “Có thể em chưa biết”. - Về nhà: Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước bài 43 SGK ? Khi tia sáng đi từ không khí đến thuỷ tinh ta có kết luận gì? ? Bài tập 40 – 41 SGK. + Vào bài như SGK. + Bố trí thí nghiệm như SGK. + Hướng dẫn HS quan sát đường truyền của chùm tia tới song song vuông góc với mặt thấu kính. ? Quan sát: thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? + Cách biểu diễn thấu kính hội tụ. + Gọi HS đọc thông tin, làm thí nghiệm, vẽ hình ( Hình vẽ SGK ) ? Quang tâm là điểm nào? + Quay đèn ( cho một tia sáng không vuông góc với trục chính và đi qua quang tâm ), nhận xét tia ló. + Thông báo ngay trên hình vẽ tiêu điểm F va F ,. º Tia tới quay sang mặt bên kia của thấu kính hội tụ, thì hiện tượng cũng xãy ra tương tự. º Đặc điểm tia ló của tia tới đi qua tiêu điểm: song song với trục chính. ? Câu hỏi C7. + C8 SGK: điểm hội tụ của thấu kính hội tụ tập trung nhiều ánh sáng nên năng lượng nhiều, gây cháy. Bài 42 THẤU KÍNH HỘI TỤ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TKHT: 1. Thí nghiệm: Chùm tia khúc xạ qua thấu kính là chùm tia hội tụ. 2. Hình dạng của TKHT: Làm bằng vật liệu trong suốt. Phần rìa mỏng hơn phần giữa. Ký hiệu: II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ; 1.Trục chính: Tia sáng tới vuông góc với mặt của thấu kính hội tụ có một tia truyền thẳng không đổi không đổi hướng trùng với một đường thẳng gọi là trục chính . 2. Quang tâm: + Trục chính cắt thấu kính hội tụ tại điểm O, gọi là quang tâm. + Tia sáng đi qua quang tâm O thì đi thẳng không đổi hướng. 3. Tiêu điểm: + F là tiêu điểm ( nơi tia ló hội tụ ) + Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm nằm đối xứng với nhau qua thấu kính hội tụ. 4. Tiêu cự: + Khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm gọi là tiêu cự. + OF = OF’ = f III. VẬN DỤNG: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 25 Tiết : 49 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 43 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU: 1. + Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này. + Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật. 2. + Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của TKHT bằng thực nghiệm. + Rèn luyện kỹ năng tổng hợp thông tin, thu thập thông tin để khái quát hoá hiện tượng. 3. Phát huy được sự say mê khoa học. II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: 1 TKHT có tiêu cự khoảng 12cm. 1 giá quang học. 1 cây nến cao khoảng 5cm. 1 màn chắn để hứng ảnh. Đối với GV: 1 đĩa CD có bài TKHT. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp. Bài mới: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Ghi bảng HĐ1. KTBC- Tổ chức tình huống học tập (5 phút): HĐ2:Tìm hiểu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ:(15 phút): Hoạt động nhóm. + Thí nghiệm theo các bước như SGK. + Trả lời câu hỏi. + C1. Aûnh thật ngược chiều so với vật. + C2. Dịch vật vào gần thấu kính hơn, ta vẫn thu được ảnh của vật trên màn. Đó là ảnh thật ngược chiều với vật. + C3. Đặt vật vào khoảng tiêu cự, ta không hứng được ảnh thật trên màn nữa. Vẫn có ảnh của vật nhưng đó là ảnh ảo. Muốn quan sát được ảnh ảo của vật ta phải đặt mắt trên đường truyền của tia ló. Aûnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật. HĐ3: Dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: (15 phút): Hoạt động cá nhân + nhóm ( hình vẽ SGK ) HĐ4:Vận dụng – củng cố – Hướng dẫn về nhà: (10 phút) - + C7. Khi từ từ dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn hình ảnh khi quan sát trực tiếp. Đó là ành ảo dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Tới vị trí nào đó ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự. Đọc “Ghi nhớ ”, “Có thể em chưa biết”. - Về nhà: Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước bài 44 ? Hãy nêu đặc điểm của các tia sáng qua thấu kính hội tụ? ? Hãy nêu cách nhận biết qua thấu kính hội tụ? + Kiểm tra lại kiến thức của HS bằng thí nghiệm ảo. + Đặt vấn đề như SGK. + Hướng dẫn bố trí thí nghiệm như hình 43.2 SGK. + Chú ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm phải chú ý đặt vật và màn vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. + Hướng dẫn trong trường hợp vật đặt ra xa thấu kính ( 2m ): quay mặt thấu kính về phía cửa sổ để hứng ảnh cửa sổ lên màn. + Đo khoảng cách từ ảnh cửa sổ đến thấu kính. + So sánh với tiêu cự của thấu kính. + Nếu không có điều kiện thí nghiệm: GV thông báo như SGK. ? Câu hỏi C1. ? Câu hỏi C2. ? Câu hỏi C3. + Ghi nhận xét vào bảng 1. º Aûnh của một điểm sáng Stạo bởi thấu kính hội tụ. ? Câu hỏi C4. + Từ cách dựng ảnh của một điểm sáng qua thấu kính hội tụ hãy: ? Nêu cách dựng ảnh vật sáng AB qua thấu kính? ? Câu hỏi C5. ? Câu hỏi C6. a) Trên hình a, xét hai cặp tam giác đồng dạng: ; ,suy ra: (1) (2) Từ (1) = Vậy h’= 0,5cm Từ (2) = =18cm Vậy OA 18cm ? Câu hỏi C7. Bài 43 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI TKHT: 1.Thí nghiệm: a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự: Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi đặt vật rất xa TK thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Vật ở xa tiêu điểm cho ảnh nhỏ, vật ở gần tiêu cự cho ảnh lớn. b) Đặt vật trong khoảng tiêu cự: Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật 2. Nhận xét : ( kẽ bảng 1 SGK vào vở) II.CÁCH DỰNG ẢNH: 1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT: C4 : Dùng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính để dựng ảnh: Tia song song với trục chính tia ló qua tiêu điểm F. Tia qua quang tâm O tia ló truyền thẳng. Tia qua F’ tia ló song song với trục chính. Giao điểm của các tia ló là ảnh S’ của điểm sáng S. 2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT: ( SGK) C5: Tương tự như dựng ảnh S’ của điểm sáng S: Giao điểm của các tia ló là ảnh B’ của B; từ B’ hạ đường vuông góc với ta có ảnh A’ của điểm A. Khi d > f ảnh thật ngược chiều. Khi d < f ảnh ảo cùng chiều. III. VẬN DỤNG: b) Hình b, xét: Suy ra hệ thức đồng dạng: Suy ra: h’=3cm, OA’ = 24cm. NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 25 Tiết : 50 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 44 THẤU KÍNH PHÂN KỲ I. MỤC TIÊU: 1. + Nhận dạng được thấu kính phân kỳ. + Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm và song song với trục chính ) qua thấu ính phân kỳ. 2.+ Biết tiến hành thí nghiệm bằng các phương pháp như bài 42. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kỳ. + Rèn luyện kỹ năng vẽ hình. 3. Nghiêm túc, cộng tác với bạn để tiến hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: Một TKPK có f = 12cm. Một giá quang học. Một nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song. Một màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Ổn định lớp Bài mới: Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Ghi bảng HĐ1. KTBC – Tổ chức tình huống học tập (5 phút): + Trả lời theo hiểu biết ( 1 HS ), ghi điểm. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính phân kỳ: (15 phút) Hoạt động nhóm. + C1. Thấu kính có rìa mỏng gọi là thấu kính hội tụ. Thấu kính có rìa dày gọi là thấu kính phân kỳ. + C2. Chùm tia ló là chùm phân kỳ. HĐ3:Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ: (15 phút): + Hoạt động cá nhân + nhóm. + Quan sát lại thí nghiệm. + Trả lời C3. + C3. Tia ở giữa khi đi qua thấu kính không bị đổi hướng. Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán. + Giống như thấu kính hội tụ. + Quan sát lại thí nghiệm. + C4. Dự đoán: nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kỳ thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính ở phía chùm tia tới. + C5, C6. Chùm tia ló kéo dài vẫn gặp nhau tại tiêu điểm F trên trục chính. HĐ5: Củng cố bài học –Vận dụng – Hướng dẫn về nhà.(10 phút): Hoạt động cá nhân+ nhóm. + C7. Tia ló của tia tới 1 kéo dài qua điểm F Tia ló của tia tới 2 qua quang tâm đi thẳng không đổi hướng. + C8. Để nhận biết kính cận thị là thấu kính hội tụ hay phân kỳ có thể dùng một trong haicách của C1. + C9. Thấu kính phân kỳ có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ. Có rìa dày. Có chùm tia ló phân kỳ. Nhìn vật qua thấu kính ta thấy ảnh bé hơn so với khi quan sát trực tiếp. - Đọc “Ghi nhớ ”, “Có thể em chưa biết”. - Về nhà: Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước bài 45 SGK. ? Nêu đặc điểm của ành tạo bởi thấu kính phân kỳ trong 2 trưòng hợp: Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự. Vật đặt trong khoảng tiêu cự. ? Muốn dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ phải làm như thế nào? + Vào bài như SGK. ? Câu hỏi C1. º Thấu kính có rìa dày gọi là thấu kính phân kỳ. + Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK ( h. 44.1 ) ? Câu hỏi C2. ? Có nhận xét gì về đặc điểm của thấu kính phân kỳ? º Hình dạng của thấu kính phân kỳ và ký hiệu của thấu kính phân kỳ. + Cho HS quan sát lại thí nghiệm. ? Câu hỏi C3. º Thông báo về khái niệm quang tâm. ? Câu hỏi C4. ? Câu hỏi C5, C6. º Thông báo về khái niệm tiêu cự của thấu kính phân kỳ. ? Câu hỏi C7. ? Câu hỏi C8. ? Câu hỏi C9. Bài 44 THẤU KÍNH PHÂN KỲ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KỲ: 1.Quan sát và tìm cách nhận biết: Thấu kính phân kỳ có phần rìa dày hơn phần giữa. 2. Thí nghiệm: + Bố trí thí nghiệm như hình 44.1 SGK. + Chiếu một chùm sáng song song vuông góc với mặt của thấu kính phân kỳ, cho ta chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.3 3.Nhận xét: + Thấu kính phân kỳ có rìa dày. + Chùm tia ló là chùm phân kỳ. + Ký hiệu: II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KỲ: 1. Trục chính: ( Giống như thấu kính hội tụ ) 2. Quang tâm: ( Giống như thấu kính hội tụ ) 3. Tiêu điểm: + Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho chùm tia ló kéo dài cắt nhau tại một điểm nằm trên trục chính. Điểm đó gọi là tiêu điểm F của thấu kính phân kỳ , nó nằm cùng phía với chùm tia tới. + Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm nằm đối xứng ở hai bên thấu kính. 4. Tiêu cự: + Khoảng cách từ quang tâm tới tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính phân kỳ. + OF = OF , = f III. VẬN DỤNG: . NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 26 Tiết : 51 Ngày soạn: Ngày dạy : BÀI 45 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ I. MỤC TIÊU: 1. + Mô tả được ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phận kỳ là ảnh ảo. + Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân k

File đính kèm:

  • docLy 9 Chuong III3 cot chuan.doc
Giáo án liên quan