I. MỤC TIÊU
- Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ U, I từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
II. CHUẨN BỊ.
- Điện trở
- Ampe kế
- Vôn kế
- Công tắc
- Nguồn điện
23 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.
MỤC TIÊU
Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ U, I từ số liệu thực nghiệm.
Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
CHUẨN BỊ.
Điện trở
Ampe kế
Vôn kế
Công tắc
Nguồn điện
Dây nối
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn lại kiến thức cũ liên quan
? Nêu dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn?
->HS: vôn kế, ampe kế.
? Nguyên tắc sử dụng?
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn.
GV: yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ mạch điện hình 1.1
HS : nêu các dụng cụ
GV: yêu cầu HS mắc mạch điện tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng 1.
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
GV: yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời.
HS : thảo luận nhóm và trả lời.
Hoạt động 2 vẽ và sử dụng đồ thị rút ra kết luận
GV: yêu cầu HS đọc phần thông báo về dạng đồ thị ( SGK)
HS : đọc sách
GV: đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế có đặc điểm gì?
HS: là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
GV: yêu cầu từng HS làm C2
HS : hoạt động cá nhân C2
GV: yêu cầu HS trả lời C2
HS : thảo luận nhóm, nhận xét dạng đồ thị, rút ra kết luận.
GV: yêu cầu HS một số nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U.
Thí nghiệm
B
A
A
V
2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Ghi nhớ:
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U = 0; I = 0)
4. Củng cố:
GV: yêu cầu HS nêu kết luận mối quan hệ giữa U, I. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì?
HS : trả lời.
GV: yêu cầu HS đọc và trả lời C3, C4.
HS : hoạt động nhóm thảo luận và trả lời.
- GV: yêu cầu HS đọc và trả lời C5
HS : đọc và trả lời
3. Vận dụng
C4: Các giá trị còn thiếu.
0.125A
4.0V
5.0V
0.3A
5. Dặn dò:
GV: Về nhà làm bài, học bài, chuẩn bị pin
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 1
Tiết 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM
MỤC TIÊU
Nhận biết được đơn vị của điện trở và vận dụng đuợc công thức tính điện trở để giải bài tập
Phát biểu và viết được định luật Ôm và giải một số bài tập đơn giản
CHUẨN BỊ
Bảng ghi giá trị
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế?
? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gì?
Bài tập: hiệu điện thế đặt vào 2 đầu bóng đèn càng lớn thì :
cường độ dòng điện qua đèn càng lớn
đèn sáng càng mạnh
cường độ dòng điện qua đèn càng nhỏ
câu a và b đều đúng
Hãy chọn câu phát biểu sai.
Đáp án:
- Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó ( 3đ )
- Là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ U = 0; I= 0.(3đ)
- Câu cường độ dòng điện ( 4đ)
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
GV: yêu cầu từng HS dựa vào bảng 1, bảng 2 xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
HS : tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
GV: yêu cầu 1 vài HS trả lời C2 và thảo luận cả lớp.
HS : nếu bỏ qua sai số thì thương số U/I ở bảng 1, bảng 2 có giá trị như nhau còn đối với mỗi dây dẫn kkác nhau có giá trị khác nhau
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở
GV: yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2
HS : đọc sách
GV: Tính điện trở của một dây dẫn bằng công thức nào?
HS : R = U/I
GV: Khi tăng hiệu điện thế lên 2 lần thì điện trở của dây dẫn tăng mấy lần? Tại sao?
HS : điện trở của dây dẫn không tăng vì hiệu điện thế tăng 2 lần thì cường độ dòng điện tăng 2 lần => điện trở giữ nguyên
GV: giới thiệu kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện, đơn vị điện trở
GV: hướng dẫn HS cách đổi đơn vị và yêu cầu Hs đổi 0.5MW = KW = W
HS : 0.5MW = 500 KW = 500000W
GV: so sánh điện trở của dây dẫn ở bảng 1, 2 => nêu ý nghĩa của điện trở
HS : biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít.
Hoạt động 3: phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm
GV: hướng dẫn HS từ công thức R=U/I => I = U/R và thông báo đây là biểu thức của định luật Ôm. Yêu cầu HS phát biểu định luật Ôm.
HS : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn
GV: yêu cầu HS phát biểu định luật Ôm
I. Điện trở của dây dẫn
1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn:
2. Điện trở:
- Điện trở của dây dẫn được tính bằng công thức
R = U/I
- Kí hiệu
- Đơn vị : W
1KW = 1000W
1MW = 1000000W
- Ý nghĩa của điện trở: biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
II. Định luật Ôm
- Biểu thức định luật Ôm.
I = U/R
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn
4. Củng cố:
GV: công thức R = U/I dùng để làm gì? Từ công thức này có thể nói U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao?
HS : công thức R = U/I tính điện trở của dây dẫn không thể nói vì R đối với 1 dây dẫn có giá trị không đổi
GV: yêu cầu HS làm C3, C4.
HS : hoạt động cá nhân.
III. Vận dụng:
C3:
I=U/R => U = I.R = 12 .0.5 = 6 (V)
C4:
I1 = U/R1; I2 = U/R2 = U/3R1
I1 = 3I2
5. Dặn dò:
- Ôn bài 1, 2
- Chuẩn bị mẫu báo cáo trang 10.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 2
Tiết 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT
DÂY DẪN BẰNG VÔN KẾ VÀ AMPE KẾ
I.MỤC TIÊU
Nhận được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở
Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Có ý thức chấp hành nghiêm túc qui tắc sử dụng các thiết bị trong thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
Dây dẫn
Nguồn điện
Công tắc
Ampe kế
Vôn kế
Dây nối.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: yêu cầu lớp phó học tập kiểm tra mẫu báo cáo
-> Lớp phó học tập báo cáo
GV: yêu cầu HS trả lời mục 1 phần báo cáo thực hành
HS : trả lời
- GV: yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế
HS : vẽ sơ đồ mạch điện
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
*Thực hành theo nhóm
GV: nêu yêu cầu của tiết thực hành về thái độ học tập, ý thức kỷ luật và giao dụng cụ cho các nhóm.
HS : nhận dụng cụ thí nghiệm
GV: yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nội dung thực hành.
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm
GV: theo dõi, giúp đỡ HS cách mắc mạch điện, kiểm tra cách mắc vôn kế , ampe kế
HS : ghi kết quả đo vào bảng báo cáo
GV: sau khi tiến hành thí nghiệm , yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành
Nội dung thực hành:
Vẽ sơ đồ mạch điện
Mắc mạch điện
Lần lượt thay đổi hiệu điện thế đo cường độ dòng điện ứng với mỗi lần.
Ghi kết qủa
Hoàn thành mẫu báo cáo
4. Củng cố:
Tổng kết, đánh giá kết quả học tập
GV: thu báo cáo thực hành, rút kinh nghiệm về thao tác thí nghiệm, thái độ học tập nhóm, ý thức kỷ luật.
5. Dặn dò:
Về nhà ôn lại kiến thức về mạch nối tiếp, song song đã học ở lớp 7.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 2
Tiết 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I.MỤC TIÊU
Suy luận để xây dựng công thức tính điện trở tương đương của mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp
Rtđ = R1 + R2
Hệ thức U1/U2 = R1/R2
Mô tả được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
II.CHUẨN BỊ
Dây dẫn, điện trở.
Nguồn điện
Công tắc
Ampe kế
Vôn kế
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ôm?
- GV yêu cầu HS sửa bài tập 2.2
Đáp Án:
- Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó
- Biểu thức:
I = U/R
a. I = 0.4 (A)
b. I = 0.4 + 0.3 = 0.7(A)
I = U/R -> U = I.R = 0.7*15 = 10.5(V)
2. Bài mới:
Ở vật lý 7, chúng ta tìm hiểu về đoạn mạch mắc nối tiếp, liệu có thể thay thế 2 điện trở mắc nối tiếp bằng 1 điện trở để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới.
GV yêu cầu nhắc lại mối quan hệ giữa cường độ dòng điện trong mạch và cường độ dòng điện chạy qua 2 bóng đèn mắc nối tiếp
GV yêu cầu 1 vài HS trả lời C2 và thảo luận cả lớp.
HS : bằng nhau
GV: hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi bóng đèn
HS : hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn bằng tổng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi bóng đèn
GV: yêu cầu cá nhân HS trả lời C1
HS : R1 nt R2
GV: thông báo hệ thức cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch 2 điện trở mắc nối tiếp. Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời C2.
HS : I1 = U1/R1; I2 = U2/R2
Mà I1 = I2
U1/R1 = U2/R2
U1/U2 = R1/R2
Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
GV: yêu cầu HS cho biết thế nào là điện trở tương đương của đoạn mạch ?
HS : đọc phần khái niệm điện trở tương đương trong SGK
GV: yêu cầu cá nhân hoàn thành C3
GV: hướng dẫn HS
+ Viết biểu thức liên hệ giữa UAB , U1, U2
+ Viết biểu thức tính trên theo I và R tương ứng.
HS : làm theo hướng dẫn
UAB = U1+ U2 = IR1 + IR2
IRTĐ = IR1 + IR2
RTĐ = R1 + R2
GV: cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
HS : tiến hành thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn và ghi kết quả thí nghiệm
GV: qua kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận gì?
GV: thông báo các thiết bị điện có thể nối tiếp với nhau khi chúng chịu được cùng một cường độ dòng điện .
I. Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Trong Đọan Mạch Mắc Nối Tiếp.
I = I1 = I2
U = U1 + U2
U1/U2 = R1/R2
II. Điện Trở Tương Đương Của Đoạn Mạch Nối Tiếp
1. Điện trở tương đương:
Là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua mạch vẫn có giá trị như trước.
2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
Rtđ = R1 + R2
3. Thí nghiệm kiểm tra:
4. Kết luận:
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp bằng tổng 2 điện trở thành phần
Rtđ = R1 + R2
4. Củng cố:
GV: yêu cầu cá nhân HS trả lời C4
HS hoàn thành C4
GV: cần mấy công tắc để điều khiển đoạn mạch nối tiếp ?
HS : chỉ cần 1 công tắc
GV: yêu cầu cá nhân HS trả lời C5
GV: mở rộng thêm
Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc gồm 3 điện trở mắc nối tiếp
RTĐ = R1 + R2 + R3
GV: Nếu còn thời gian yêu cầu HS làm bài 4.7 (SBT).
HS : hoạt động cá nhân lên bảng tính Rtđ
GV: hướng dẫn HS để tính U1, U2, U3 dựa vào công thức nào?
Trong đoạn mạch nối tiếp cường độ dòng điện tại mỗi điểm như thế nào với nhau?
Để tính cường độ dòng điện của đoạn mạch chính ta sử dụng công thức nào?
HS về nhà tự giải tiếp.
III.Vận Dụng
C5:
R1 nt R2
R12 = R1 + R2
= 20 + 20 = 40 ( W )
RAC = R12 + R3
= 40 + 20 = 60 ( W
Bài 4.7 SBT
Tóm tắt
R1 = 5W
R2 = 10W
R3 = 15W
U = 12V
RTĐ =?
U1, U2, U3 =?
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 30(W)
Cường độ dòng điện mạch chính:
I = U/RTĐ = 0.4(A)
5. Dặn dò: Về nhà ôn tập về đoạn mạch song song ở lớp 7
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 3
Tiết 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG
MỤC TIÊU
Suy luận để xây dựng công thức tính điện trở tương đương của mạch gồm 2 điện trở mắc song song
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
Hệ thức I1/I2 = R2/R1
Mô tả được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch song song .
CHUẨN BỊ
Dây dẫn
Nguồn điện
Công tắc
Ampe kế
Vôn kế
Điện trở
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào?
? Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào?
- GV: yêu cầu HS sửa bài tập 4.2 SBT
Đáp Án:
RTĐ = R1 + R2 ( 2đ )
RTĐ = R1 + R2 + R3 ( 2đ )
Bài 4.2/7:
I = U/R = 12/10 = 1.2(A) ( 2đ )
Ampe kế phải có điện trở rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch, khi đó điện trở của ampe kế không ảnh hưởng đến điện trở đoạn mạch. Dòng điện chạy qua ampe kế chính là dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét. (4đ)
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: đối với đoạn mạch nối tiếp ta biết Rtđ bằng tổng các điện trở thành phần. Với đoạn mạch song song thì điện trở tương đương có bằng tổng các điện trở thành phần không? => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới, nhận biết đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song
GV: yêu cầu nhắc lại mối quan hệ giữa cường độ dòng điện trong mạch và cường độ dòng điện chạy qua 2 bóng đèn mắc song song
HS : I = I1 + I2
GV: hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi bóng đèn
HS : U = U1 =U2
GV: yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 5.1 , cho biết điện trở R1, R2 mắc như thế nào với nhau? vai trò của vôn kế và ampe kế trong mạch điện.
HS : R1// R2
+ vôn kế đo hiệu điện thế
+ ampe kế đo cường độ dòng điện
GV: thông báo hệ thức về mối quan hệ giữa U và I trong đoạn mạch có 2 bóng đèn mắc song song
IAB = I1 + I2
UAB = U1 =U2
GV: yêu cầu HS hoạt động làm C2
(3)
GV: từ biểu thức 3 yêu cầu HS phát biểu thành lời.
HS : phát biểu.
Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song
GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để CM (4)
HS : hoạt động cá nhân
GV: hướng dẫn HS
+ Viết biểu thức liên hệ giữa IAB , I1, I2
+ Viết biểu thức tính trên theo U và R tương ứng.
HS : làm theo hướng dẫn
IAB = I1+ I2
UAB/RTĐ = UAB /R1 + UAB /R2
1/RTĐ = 1/R1 + 1/R2
GV: cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
HS : tiến hành thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn và ghi kết quả thí nghiệm
GV: qua kết quả thí nghiệm ta có thể kết luận gì?
GV: thông báo người ta dùng các dụng cụ điện có cùng U định mức và mắc chúng song song vào mạch điện khi đó chúng hoạt động bình thường và sử dụng độc lập với nhau nếu U của đoạn mạch bằng U định mức của các dụng cụ điện
I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song .
I = I1 + I2
U = U1 = U2
I1/I2 = R2/R1
II. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
4. Củng cố:
GV: yêu cầu cá nhân HS phát biểu thành lời mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch song song
HS : phát biểu
GV: yêu cầu cá nhân HS trả lời C4
HS : trả lời
GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời C5
HS : trả lời
GV: mở rộng thêm
Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc gồm 3 điện trở mắc song song:
1/RTĐ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3
III. Vận Dụng
C4:
+ Quạt trần và đèn có cùng U định mức => được mắc song song vào mạch điện 220V để chúng hoạt động bình thường
+ Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động
C5:
R1 // R2 -> 1/R12 = 1/R1 + 1/R2 = 15 ( W )
R1 // R2 // R3
1/RTĐ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 = 10( W )
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập trong SBT. Tiết sau là tiết bài tập, coi trước bài 6.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 3
Tiết 6: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
MỤC TIÊU
Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản gồm nhiều nhất là 3 điện trở
CHUẨN BỊ
Đèn chiếu
Phim trong ghi các bước giải bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào?
? Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào?
? Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song được tính bằng công thức nào?
? Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song được tính bằng công thức nào?
Đoạn mạch nối tiếp:
I = I1 = I2
U = U1 + U2
Rtđ = R1 + R2
Rtđ = R1 + R2 + R3 (4đ)
Đoạn mạch song song
I = I1 + I2
U = U1 =U2
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
1/RTĐ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 (4đ)
2. Bài mới: Đặt vấn đề: ở bài này chúng ta sẽ vận dụng định luật Ôm để giải 1 số bài tập đơn giản => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: Giải bài tập 1
GV: yêu cầu HS đọc đề và lên bảng tóm tắt bài
HS : lên bảng
GV: hướng dẫn chung cả lớp: R1, R2 mắc như thế nào với nhau?
HS : R1// R2
GV: cường độ dòng điện trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có đặc điểm gì?
+ Công thức định luật Ôm => R =?
+ Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm vào vở bài tập.
HS : giải bài.
GV: yêu cầu HS lên bảng sửa bài.
HS : lên bảng sửa bài.
Hoạt động 2: Giải bài tập 2.
? Đọc đề và lên bảng tóm tắt bài?
HS : lên bảng
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài 2
HS : giải bài
GV: Kiểm tra, gọi 2 HS chữa phần a, b.
HS : giải bài.
GV: yêu cầu HS nhận xét.
HS : nhận xét
? Nêu cách giải khác đối với câu b?
HS : đưa ra cách giải khác:
RAB = UAB/IAB = 12 / 1.8 = 20/3 (W)
1/RAB = 1/R1 + 1/R2
=> 1/R2 = 1/RAB – 1/R1 = 20(W)
Hoạt động 3: Giải bài tập 3
GV: yêu cầu HS đọc đề và lên bảng tóm tắt bài
HS : lên bảng
GV: hướng dẫn chung cả lớp: R2, R3 mắc như thế nào với nhau? R1 được mắc như thế nào với MB? Ampe kế đo đại lượng nào trong mạch? Viết công thức tính Rtđ theo R1 và RMB? Viết công thức tính cường độ dòng điện dòng điện đi qua R1? Viết công thức tính hiệu điện thế UAB từ đó tính I2, I3.
HS : trả lời từng câu hỏi, hoạt động cá nhân giải bài 3
I. Bài 1:
Tóm tắt:
R1 = 5W
U = 6V
I = 0.5A
a. Rtđ=?
b. R2=?
Giải
R1 nối tiếp R2 nối tiếp ampe kế -> IAB = IA = 0.5A
UV = UAB = 6V
Điện trở tương đương của đoạn mạch :
b.Điện trở R2
Rtđ = R1 + R2
=> R2 = Rtđ- R1 = 7(W)
II. Bài 2.
Tóm tắt
R1 = 10W
IA1 = 1.2A
IA = 1.8A
UAB = ?
R2 =?
Giải:
a. I = U/R => U = IR
Vậy U1 = I1R1 = 12V
-> U1 = U2 = UAB = 12V
b. I = I1+I2
=> I2 = I –I1 = 0.6A
R2 = U2/I2 = 20W
III. Bài 3:
Tóm tắt:
R1=15W
R2=R3=30W
UAB=12V
a.RAB =?
b.I1,I2,I3 =?
Giải:
a.R23 = 30/2 = 15W
RAB = R1+R23 = 30W
b.IAB = UAB/RAB = 0.4A
I1 = I23 = IAB = 0.4A
U1 =I1R1= 6V
U2 = U3=UAB-U1 = 6V
I2 = U2/R2 = 0.2A
I2 =I 3= 0.2A
4. Củng cố:
GV: bài 1 vận dụng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp, bài 2 vận dụng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song, bài 3 vận dụng đối với đoạn mạch mắc hỗn hợp.
5. Dặn dò: Làm BT trong SBT
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Điền các giá trị còn thiếu vào ô trống:
U (v)
3
6
12
I (A)
0.4
0.5
Câu 2: Tính điện trở của dây dẫn dựa vào đồ thị sau:
Câu 3: Cho mạch điện gồm hai điện trở mắc nối tiếp với nhau như hình vẽ, R1 = 20W, R2 = 30W.
a, Xác định điện trở tương đương của đoạn mạch.
A
B
R1
R2
b, Mắc thêm R3 = 50W song song với hai điện trở trên. Tính lại điện trở tương đương của đoạn mạch
Đáp án
Câu 1: (2 điểm )
U (v)
3
4.8
6
12
I (A)
0.25
0.4
0.5
1
Câu 2: (2 điểm )
R = U / I = 6 / 0.02 = 300 W.
Câu 3: (6 điểm )
a, R12 = R1 + R2 = 50W
b, Rtđ = R12 / 2 = 25W
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 4
Tiết 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ
VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
MỤC TIÊU
Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn
Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong các yếu tố ( tiết diện, chiều dài, vật liệu làm dây)
Suy luận và tiến hành kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài
Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng 1 loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
CHUẨN BỊ
Dây dẫn
Nguồn điện
Công tắc
Ampe kế
Vôn kế
Điện trở
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV: yêu cầu HS chữa bài tập 6.2 phần a
- HS : chữa bài tập
Đáp Án:
Vì 2 cách mắc đều mắc vào 1 HĐT U = 6V
C1: điện trở tương đương của đoạn mạch RTĐ1=U/I1=15W
C2: điện trở tương đương của đoạn mạch RTĐ2=U/I2=10/3W
RTĐ1 > RTĐ2=> c1: Mắc nối tiếp . C2: mắc song song
HS có thể không tính cụ thể nhưng giải thích đúng để đi đến cách mắc (5đ)
- vẽ sơ đồ mạch điện đúng (5đ)
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: chúng ta đã biết mỗi dây dẫn thì R không đổi. Vậy điện trở mỗi dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào bản thân dây dẫn => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: Tìm hiểu điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: yêu cầu HS quan sát hình 7.1
? Các dây dẫn trong hình vẽ khác nhau ở yếu tố nào? Điện trở của các dây dẫn này liệu có như nhau không ?
HS : quan sát hình 7.1 và nêu được:
+ Chiều dài dây, tiết diện dây.
+ Chất liệu làm dây dẫn
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc điện trở vào chiều dài dây dẫn. Gợi ý: Kiểm tra sự phụ thuộc 1 đại lượng vào 1 trong các yếu tố đã học ở lớp dưới.
HS : đại diện nhóm trình bày phương án kiểm tra sự phụ thuộc của dây dẫn vào chiều dài của dây.
Hoạt động 2: xác định điện trở phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn
GV: yêu cầu HS nêu dự kiến làm thí nghiệm
HS : nêu dự kiến cách làm thí nghiệm
GV: thống nhất phương án làm thí nghiệm và yêu cầu HS nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây bằng cách làm C1:
HS : nêu dự đoán trả lời C1
l => R
2l => 2R
3l => 3R
GV: yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm theo các bước đã thống nhất, và ghi kết quả vào bảng 1
HS : tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.
GV: yêu cầu HS nhận xét kết quả của các nhóm, so sánh với dự đoán ban đầu để rút ra kết luận
HS nhận xét kết qua với dự đoán ban đầu và rút ra kết luận.
GV: với 2 dây dẫn có điện trở tương ứng là R1, R2 có cùng tiết diện và được làm cùng 1 loại vật liệu chiều dài dây dẫn tương ứng là l1, l2 thì ta có:
I. Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong những yếu tố khác nhau
II. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ 1 loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây
4. Củng cố:
GV: yêu cầu HS hoàn thành C2
+ Gợi ý: trong 2 trường hợp mắc bóng đèn bằng dây dẫn ngắn và bằng dây dẫn dài, trường hợp nào đọan mạch có điện trở lớn hơn và do đó cường độ dòng điện chạy qua nhỏ hơn.
HS : trả lời
GV: yêu cầu HS hoàn thành C3
+ Gợi ý: trước hết áp dụng định luật Ôm để tính điện trở của cuộn dây, sau đó vận dụng kết luận để tính chiều dài dây dẫn
HS : trả lời
III. Vận Dụng
C2: chiều dài dây dẫn càng lớn thì điện trở càng lớn. Nếu U không đổi, cường độ dòng điện chạy qua đọan mạch càng nhỏ đèn sáng yếu
C3: Điện trở của cuộn dây:
R = U/I = 24W
-> Chiều dài cuộn dây: L = 40m
5. Dặn dò: Về nhà làm C4 và làm bài tập trong SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 4
Tiết 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ
VÀO TIẾT DIỆN CỦA DÂY DẪN
MỤC TIÊU
Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùmg 1 loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây
Bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa tiết diện và điện trở của dây dẫn
Nêu được điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài và được làm cùng 1 loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
CHUẨN BỊ
Dây dẫn
Nguồn điện
Công tắc
Ampe kế
Vôn kế
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV: phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn như thế nào để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài của chúng?
- GV: các dây dẫn có cùng tiết diện và làm từ cùng 1 loại vật liệu phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn như thế nào ?
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 7.4
- HS : làm bài
Đáp Án:
- Phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện , vật liệu (3đ)
- Các dây dẫn có cùng tiết diện, cùng làm từ 1 loại vật liệu (3đ)
- Điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. (3đ)
Bài 7.4/12:
chọn D (1đ)
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu và có cùng chiều dài nhưng có tiết diện khác nhau thì điện trở của chúng phụ thuộc vào tiết diện như thế nào ? => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Họat động 1: Nêu dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây?
GV: để xét sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện thì cần phải sử dụng các dây dẫn loại nào?
HS : thảo luận nhóm trả lời dây dẫn đó phải có cùng chiều dài, cùng làm từ 1 loại vật liệu
GV: yêu cầu HS quan sát hình 8.1, các điện trở hình 8.1 có đặc điểm gì và được mắc với nhau như thế nào ? yêu cầu HS trả lời C1
HS : các điện trở của dây dẫn này có cùng chiều dài, được làm từ cùng 1 loại vật liệu và chúng được mắc song song với nhau.
R2= R/2
R3=R/3
GV: đề nghị từng nhóm HS nêu dự đoán theo yêu cầu C2.
HS : nêu dự đoán điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn
Hoạt động 2: thí nghiệm kiểm tra dự đoán
GV: yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm kiểm tra
HS : vẽ sơ đồ mạch điện
GV: yêu c
File đính kèm:
- Tuần 1234_L9.doc