Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 15

I. MỤC TIÊU

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

- Vận dụng qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ , khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm

II.CHUẨN BỊ

- Nam châm chữ U

- Nguồn điện

- Dây dẫn

- Biến trở

- Công tắc

- Giá thí nghiệm

- Ampe kế

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 29: LỰC ĐIỆN TỪ MỤC TIÊU Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường Vận dụng qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ , khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm II.CHUẨN BỊ Nam châm chữ U Nguồn điện Dây dẫn Biến trở Công tắc Giá thí nghiệm Ampe kế III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: kiểm tra baì cũ, tổ chức tình huống học tập GV : yêu cầu HS trả lời nam châm được ứng dụng như thế nào trong thực tế. HS : trả lời GV: yêu cầu HS lấy ví dụ. HS : lấy ví dụ GV: yêu cầu HS nêu cấu tạo, hoạt động của một thiết bị: loa địên hoặc rơ le điện từ. HS : trả lời * Đặt vấn đề: thí nghiệm ơxtét cho thấy dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm, ngược lại nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? => Bài mới Họat động 2: thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện GV: yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm hình 27.1 HS : nghiên cứu GV: treo hình 27.1 yêu cầu HS nêu tên các dụng cụ thí nghiệm cần dùng HS : nêu dụng cụ GV: phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm HS : nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm , quan sát hiện tượng xảy ra GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C1 HS : trả lời và rút ra kết luận Hoạt động 3: tìm hiểu chiều của lực điện từ GV yêu cầu HS nêu dự đoán chiều cảu lực điện từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và cách đặt nam châm không? HS ; nêu dự đoán GV: cần làm thí nghiệm thế nào để kiểm tra điều đó HS : suy nghĩ GV: hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm 1 HS : tiến hành thí nghiệm theo nhóm GV: tuơng tự yêu cầu HS làm thí nghiệm 2 HS : tiến hành thí nghiệm GV: qua 2 thí nghiệm yêu cầu HS rút ra kết luận HS : nêu kết luận GV: giới thiệu qui tắc bàn tay trái, treo hình 27.2 yêu cầu HS kết hợp hìnhvẽ để hiểu rõ GV: lắng nghe và quan sát GV: yêu cầu HS xác định chiều lực điện từ trong thí nghiệm trên. HS : tiến hành kiểm tra Hoạt động4: củng cố, vận dụng, dặn dò GV: yêu cầu HS nhắc lại qui tắc bàn tay trái HS : nêu qui tắc GV: yêu cầu HS hoạt động C2, C3, C4 HS : hoạt động cá nhân GV: hướng dẫn HS vận dụng qui tắc bàn tay trái để làm C2, C3, C4 Về nhà học thuộc qui tắc bàn tay trái và làm bài 27.1 => 27.3 I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ II. Chiều của lực điện từ, qui tắc bàn tay trái Qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái saocho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến đến ngon 1tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ Vận dụng IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 15 Tiết 30: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I MỤC TIÊU Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của độngcơ điện một chiều Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động CHUẨN BỊ Mô hình động cơ điện một chiều Nguồn điện 6V Hình vẽ 28.2 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập GV : yêu cầu HS phát biểu qui tắc bàn tay trái HS : trả lời (5đ) GV: yêu cầu HS sữa bài 27.3 (4đ) HS : làm bài Đặt vấn đề :nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như thế ta sẽ có một động cơ điện => Bài mới Họat động 2: tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều GV: phát mô hình động cơ điện một chiều cho các nhóm HS : quan sát GV: yêu cầu HS đọc SGK phần 1, kết hợp với quan sát mô hình chỉ ra các bộ phận của động cơ điện một chiều. HS : hoạt động cá nhân kết hợp với nghiên cứu hình vẽ 28.1, mô hình. GV: vẽ mô hình cấu tạo đơn giản lên bảng HS : quan sát Hoạt động 3: nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều GV : yêu cầu HS đọc phần thông báo và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. HS : Hoạt động cá nhân GV: yêu cầu HS trả lời C1 HS : hoạt động cá nhân GV: yêu cầu HS hoàn thành C2, C3. HS : trả lời GV: yêu cầu HS nhắc lại động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Hoạt động 4: tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kĩ thuật. GV: treo hình vẽ 28.2, yêu cầu HS quan sát hình vẽ chỉ ra các bộ phận chính cảu động cơ điện một chiều trong kĩ thuật. HS : trả lời GV: gọi HS đọc kết luận SGK về động cơ điện một chiều trong kĩ thuật HS : đọc SGK Hoạt động 5: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều. GV: khi hoạt động đông cơ điện chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? HS : trả lời Hoạt động 6: Vận dụng, hướng dẫn về nhà. GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C5, C6, C7 HS : hoạt động cá nhân và trả lời * Hướng dẫn về nhà : làm bài 28SBT Qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái saocho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ Làm đúng I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua II.Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật II.Sự biến đổi năng lụơng trong động cơ điện một chiều Điện năng được chuyển hóa thành cơ năng. IV. vận dụng IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc