I. MỤC TIÊU
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nậhn biết một vật có phải là nam châm hay không?
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết qủa công việc thực hành, biết xử lý và báo cáo kết qủa thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm
II. CHUẨN BỊ
- Nguồn điện
- Dây dẫn
- Ong dây
- Đọan chỉ nilon mảnh
- Công tắc
- Giá thí nghiệm
- Bút dạ
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 31: THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM
VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA
ỐNG DÂY
MỤC TIÊU
Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nậhn biết một vật có phải là nam châm hay không?
Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây
Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết qủa công việc thực hành, biết xử lý và báo cáo kết qủa thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm
CHUẨN BỊ
Nguồn điện
Dây dẫn
Ong dây
Đọan chỉ nilon mảnh
Công tắc
Giá thí nghiệm
Bút dạ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV : yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình: mẫu báo cáo.
HS : nhóm trưởng báo cáo
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ở phần I của mẫu báo cáo.
HS : trả lời
Họat động 2: tìm hiểu nội dung và yêu cầu thực hành
GV: đề nghị HS các nhóm đọc kĩ phần II trong SGK về nội dung thực hành
HS : đọc kĩ phần II
GV : yêu cầu đại diện các nhóm trình bày : mục tiêu thí nghiệm, tác dụng của từng thiết bị được sử dụng, cách lắp rắp các thiết bị
HS : đại diện các nhóm trình bày các nội dung theo yêu cầu của GV
Hoạt động 3: thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu
GV : phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm tiến hành lắp ráp
HS : từng nhóm HS thực hiện công việc theo các bước đã nêu ở trên
GV : giúp đỡ các nhóm khi lắp ráp thí nghiệm
HS : ghi chép kết qủa thực hành
Hoạt động 4: nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
GV: yêu cầu HS nghiên cứu phần 2
HS : hoạt động cá nhân
GV: vẽ hình 29.2 lên bảng, yêu cầu HS nêu tóm tắt các bước thực hành
HS : nêu các bước thực hành
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm , ghi kết qủa vào mẫu báo cáo
Hoạt động 4: Hoàn thành báo cáo thực hành, tổng kết đánh giá thái độ học tập, thực hành của HS
GV: thu mẫu báo cáo của HS
HS : nhóm trưởng thu báo cáo của các thành viên trong nhóm
GV : nhận xét, rút kinh nghiệm thao tác thí nghiệm và thái độ học tập của nhóm trong qúa trình thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 16
Tiết 32: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUI TẮC
NẮM TAY PHẢI VÀ QUI TẮC BÀN TAY TRÁI
I MỤC TIÊU
Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của độngcơ điện một chiều
Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện
Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động
CHUẨN BỊ
HS : ôn tập qui tắc nắm tay phải, bàn tay trái
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: On tập kiến thức cũ:
- GV: yêu cầu hs nhắc laị qui tắc nắm tay phải,qui tắc bàn tay trái
- HS : nêu lại qui tắc
- GV: yêu cầu hs cho biết qui tắc nắm tay phải, qui tắc bán tay trái dùng để làm gì?
- HS : trả lời
Họat động 2: giải bài tập 1
GV: treo hình 30.1, yêu cầu HS đọc bài 1/82 SGK.
HS : đọc bài
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời phấn a, b, c của bài 1, GV có thể gợi ý HS :
+ để biết có hiện tượng gì xảy ra giữa ống dây và thanh nam châm ta cần xét tên từ cực của ống dây , so sánh với từ cực của thanh nam châm , để xác định tên từ cực của ống dây ta dùng qui tắc nào trong những qui tắc đã học?
HS : hoạt động cá nhân
GV: yêu cầu 1,2 HS trả lời
HS : trả lời
GV: gọi HS khác nhận xét
HS : nhận xét
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm kiểm tra lại
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm
Hoạt động 3: giải bài tập 2.
GV: yêu cầu HS đọc đề
HS : đọc bài
GV: hướng dẫn HS kí hiệu và +
HS : quan sát
GV: để xác định chiều dòng điện, lực điện từ, tên từ cực của nam châm ta sử dụng qui tắc nào?
HS : qui tắc bàn tay trái
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân
HS : hoạt động cá nhân
GV: yêu cầu HS lên bảng xác định chiều dòng điện, lực điện từ, tên từ cực của nam châm vào hình a, b, c trên bảng phụ.
HS : lên bảng
GV: yêu cầu HS khác nhận xét
HS : nhận xét
GV: hướng dẫn HS để xác định bạn nào trả lời đúng, sai.
HS : làm theo hướng dẫn của GV
Hoạt động 4: Giải bài tập 3
GV: yêu cầu HS đọc
HS : đọc bài
GV: để xác định lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây ta dùng qui tắc nào?
HS : trả lời
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận làm bài 3
HS : thảo luận nhóm
GV: yêu cầu đại diện nhóm lên bảng giải
HS : lên bảng
GV: yêu cầu HS nhận xét
HS ; nhận xét
GV: đưa ra mô hình khung dây đặt trong từ trường của nam châm giúp HS hình dung mặt phẳng khung dây trong hình 30.3 ở vị trí nào tương ứng với khung dây mô hình.
HS : quan sát .
Hoạt động 5: vận dụng, hướng dẫn về nhà
Về nhà : 30.1, 30.2 trong SBT
1. Bài 1
2. Bài 2
3.Bài Tập 3
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan 16.doc