Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 19

I. MỤC TIÊU

- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây

- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi

- Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng đệin xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn led để phát hiện sự biến đổi chiều của dòng điện

- Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều

II.CHUẨN BỊ

- Cuộn dây

- Đèn led

- Nam châm vĩnh cửu

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày sọan: 2/1/07 Tiết 37: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MỤC TIÊU Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng đệin xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn led để phát hiện sự biến đổi chiều của dòng điện Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều II.CHUẨN BỊ Cuộn dây Đèn led Nam châm vĩnh cửu III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập - GV : gọi HS sửa bài 32.1 và 32.3 - HS : sửa bài - GV cần nhấn mạnh điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng. * Đặt vấn đề: trên máy thu thanh ở nhà có 2 chỗ điện vào máy, một chỗ có kí hiệu DC6V, chỗ kia có kí hiệu AV220V. Các kí hiệu này khác nahu như thế nào? => Bài mới Họat động 2: phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào dòng điện cảm ứng đổi chiều GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 33.1 HS : làm thí nghiệm GV : yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời C1 HS : quan sát và trả lời GV : yêu cầu HS so sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín trong 2 trường hợp HS : trả lời GV : yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng đèn led đã học ở lớp 7 HS : thảo luận nhóm GV : yêu cầu HS xác định chiều dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp trên có gì khác nhau? HS : trả lời. Hoạt động 3: tìm hiểu khái niệm mới: dòng điệnxoay chiều GV : yêu cầu HS đọc mục 3 HS : đọc bài GV : mạng điện sinh họat là dòng điện xoay chiều. Trên các dụng cụ sử dụng thường có ghi AC 220V. Ac là chữ viết tắt alternating curent có nghĩa là dòng điện xoay chiều, DC6V direct current nghĩa là dòng đệin một chiều không đổi. Hoạt động4: tìm hiểu cách tạo ra dòng điện xoay chiều GV: yêu cầu HS nêu các cách tạo ra dòng đệin xoay chiều HS : trả lời GV : yêu cầu Hs giải thích phân tích kĩ từng trường hợp. Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm kiểm tra HS : làm thí nghiệm GV : yêu cầu HS nêu dự đóan về chiều dòng điện cảm ứng HS : nêu dự đoán GV : làm thí nghiệm kiểm tra, yêu cầu cả lớp quan sát. Lưu ý HS lí do thấy 2 bóng đèn sáng gần như đồng thời do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc. Yêu cầu Hs thảo luận C3 và rút ra kết luận. HS : thảo luận C3 Hoạt động5: vận dụng , dặn dò GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C4 HS : hoạt động cá nhân GV : gọi HS trả lời HS : lên bảng trả lời GV : yêu cầu HS khác nhận xét HS : nhận xét GV : cho HS đọc có thể em chưa biết HS : đọc bài * Về nhà học bài làm bài 33.1=> 33.3 SBT I. Chiều của dòng điện cảm ứng Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại. II. Cách tạo ra dòng đệin xoay chiều Khi cho cuộn dây dẫn kím quay trogn từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết 38: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I MỤC TIÊU Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và sato của mỗi loại máy Trình bày được nguyên tắc hoạt động của từng máy phát điện xoay chiều Nêu được cách có thể làm cho máy phát điện liên tục CHUẨN BỊ Hình 34.1, 34.2 Mô hình máy phát điện xoay chiều III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập GV : nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? ( 4đ ) HS : trả lời GV : nêu hoạt động của đinamô xe đạp ? cho biết máy đó có thể phát sáng được loại bóng đèn nào ? ( 4đ ) HS : trả lời GV : làm bài 33.3 HS : làm bài Đặt vấn đề :dòng điện xoay chiều lấy ở lưới điện sinh họat là HĐT 220V đủ để thắp sáng hàng triệu bóng đèn cùng một lúc, vậy giữa đinamô xe đạp và máy phát điện ở nhà máy phát điện có điểm gì giống và khác nhau? => Bài mới Họat động 2: tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chúng khi phát điện GV: người ta đã biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra 2 loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như hình 34.1 và 34.2 HS : quan sát hình vẽ GV : yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời C1, C2 HS : thảo luận GV : đặt câu hỏi + loại máy phát điện nào cần có bộ góp? + vì sao các cuộn dây p[hải quấn quanh ,lõi sắt HS : trả lời GV : từ các câu trả lời trên, yêu cầu HS nhận xét 2 loại máy phát điện ở trên cần có những bộ phận chính nào? HS : trả lời Hoạt động 3: tìm hiểu một số đặc điểm cảu máy phát địên trong kĩ thuật và trong sản xuất GV : yêu cầu HS nghiên cứu phần II SGK HS : nghiên cứu GV : yêu cầu HS cho biết đặc điểm của + cường độ dòng điện + hiệu điện thế + tần số + kích thước + cách làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật. HS : trả lời GV : treo một số hình ảnh chụp về các máy phát điện trong kĩ thuật ở các nhà máy phát điện, thông số kĩ thuật, công suất cảu một số nhà máy phát điện trong nước Hoạt động 4: Vận dụng, hướng dẫn về nhà. GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C3 HS : hoạt động cá nhân GV : gọi HS trả lời và nhận xét HS : trả lời, nhận xét GV : yêu cầu đọc phần có thể em chưa biết HS : đọc bài * Hướng dẫn về nhà : làm bài 34 SBT Khi cho cuộn dây dẫn kím quay trogn từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Làm đúng 2đ I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều Một máy phát điện cần có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ pậhn đứng êyn gọi là sato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. II.Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật III. vận dụng IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc