I. MỤC TIÊU
- Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính được các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp , song song hoặc hỗn hợp
II. CHUẨN BỊ
- HS : ôn tập định luật ôm đối với đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song , công thức tính điện trở của dây dẫn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
MỤC TIÊU
Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính được các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp , song song hoặc hỗn hợp
CHUẨN BỊ
HS : ôn tập định luật ôm đối với đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song , công thức tính điện trở của dây dẫn
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
- GV: Biến trở là gì? Có mấy loại biến trở ?
- HS : trả lời
- GV: cho HS xác định điện trở của 1 điện trở cụ thể có trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở .
- HS : trả lời
Ôn tập kiến thức cũ:
- GV: viết biểu thức định luật Ôm và cho biết công thức tính điện trở của dây dẫn
- HS : trả lời
I=U/R; R=r
Đặt vấn đề: ở bài trước chúng ta đã học công thức định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn, hôm nay chúng ta sẽ vận dụng công thức này để giải 1 số bài tập đơn giản=> Bài mới
Họat động 2: giải bài tập 1
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: yêu cầu HS đổi đơn vị các đại lượng trong bài? Hướng dẫn HS đổi
HS : đổi đơn vị
GV: muốn tính cường độ dòng điện ta áp dụng công thức nào?
HS : I=U/R
GV: dựa vào phần tón tắt yêu cầu HS xác định đại lượng nào chưa biết?
HS : R
GV: muốn tính R ta áp dụng công thức nào?
HS : R=r
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân ghi vào vở, 1 HS lên bảng giải.
HS : giải bài tập
Hoạt động 3: giải bài tập 2.
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: cho HS nêu cách giải bài
HS : nêu cách giải
GV : có thể gợi ý:
+ Bóng đèn và biến trở mắc với nhau như thế nào?
+ Để bóng đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua bóng đèn và biến trở có giá trị bằng bao nhiêu?
+ Khi đó áp dụng định luật nào để tính điện trở tương đương của mạch và điện trở R2 của biến trở sau khi điều chỉnh.
HS : lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV: yêu cầu HS tự giải, gọi HS lên bảng giải bài.
GV: cho HS nhận xét, GV đưa ra nhận xét cuối cùng.
GV : để tính l của cuộn dây làm biến trở ta áp dụng công thức nào?
HS : R=r => l=R
GV : yêu cầu HS lên bảng giải
HS : lên bảng giải
GV : cho HS nhận xét
HS : nhận xét
Hoạt động 4: Giải bài tập 3
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: gợi ý : dây nối từ M tới A và từ N tới B được coi như một điện trở Rd mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn. Vậy điện trở MN được tính như với mạch hỗn hợp ta đã biết cách
HS : hoạt động cá nhân C3 a.
GV:gợi ý : R1//R2 Vậy hiệu điện thế trong đoạn mạch này có đặc điểm gì?
HS : UAB=U1=U2
GV : công thức tính UAB?
HS :UAB=IAB.RAB
GV : yêu cầu HS lên bảng giải
Hoạt động 5: vận dụng, hướng dẫn về nhà
Về nhà : làm bài 11.1 -> 11.4 trong SBT
Đáp An:
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉng cường độ dòng điện trong mạch (3đ)
- Biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than ( 3đ)
R= ? (3đ)
1. Bài 1
l=30m;
S= 0.3mm2=0.3.10-6m2
r =1.1.10-6Wm; U=200V
I=?
Điện trở của dây dẫn :
R=r =1.1.10-6.30/0.3.10-6
= 110(W)
cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn :
I=U/R = 2(A)
2. Bài 2
R1=7.5W
I = 0.6A
U = 12V
Rb=30W
S=1mm2 = 10-6 m2
R2=?
l=?
Để đèn sáng bình thường
I1=I2=I=0.6(A)
Điện Trở tương đương
R=U/I=20(W)
Điện trở R2 là:
R2=R-R1 =12.5(W)
Chiều dài của cuộn dây làm biến trở là:
R=r => l=R=75(m)
3.Bài Tập 3
Điện trở cảu dây:
RAB=r = 17(W)
Điện trở cảu đoạn AB:
=360(W)
Cường độ dòng điện
IMN=UMN/RMN
Hiệu điện thế đoạn mạch
U1=U2=UAB=IMN.RMN =210(V)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 6
Tiết 12:CÔNG SUẤT ĐIỆN
MỤC TIÊU
Nêu được ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện
Vận dụng công thức P = UI để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
CHUẨN BỊ
Bóng đèn
Nguồn điện
Am pe kế
Vônkế
Dây nối
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề
- GV: bật công tắc 2 bóng đèn 220 -60W và 220V-25W. Yêu cầu HS nhận xét độ sáng của 2 bóng đèn.
- HS : khác nhau
- GV: các dụng cụ điện khác như quạt, nồi cơm điện, bếp điện cũng có thể hoạt động mạnh, yếu khác nhau. Vậy căn cứ vào đâu để xác định khả năng hoạt động mạnh, yếu của các dụng cụ điện
=> Bài mới
Họat động 2: tìm hiểu công suất định mức của các dụng cụ điện
GV: cho HS quan sát một số dụng cụ điện ( bóng đèn, máy sấy tóc ), yêu cầu HS đọc các số ghi trên các dụng cụ đó.
HS : quan sát và đọc
GV: yêu cầu HS quan sát và đọc số ghi trên 2 bóng đèn ban đầu , trả lời C1.
HS : Với cùng một hiệu điện thế đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu.
GV : yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của số vôn, oát là đơn vị của đại lượng nào?
HS : oát là đơn vị của công suất.
GV : yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời số oát ghi trên dụng cụ dùng điện có ý nghĩa gì?
HS : đọc thông tin và trả lời.
GV : yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của con số 220V – 60W
HS : hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V – công suất định mức là 60W. Khi đèn được sử dụng ở hiệu điện thế là 200V thì công suất của đèn đạt được là 60W và khi đó đèn sáng bình thường.
GV : yêu cầu HS trả lời C3.
HS : đèn sáng mạnh => công suất lớn
Đèn sáng yếu => công suất nhỏ
Hoạt động 3: tìm công thức tính công suất điện
GV: nêu các bước thí nghiệm
HS : hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước, ghi kết quả vào bảng 2.
GV : yêu cầu HS trả lời C4
HS : trả lời
GV : giới thiệu công thức tính công suất điện
HS : vận dụng định luật Ôm trả lời C5.
I=U/R
P=UI = U.U/R = U2/R
U=IR
P=UI = IR.I =I2R
Hoạt động 4: vận dụng – hướng dẫn về nhà
GV: yêu cầu HS đọc và tóm tắt C6
HS : đọc và tóm tắt đề
GV : yêu cầu HS nêu công thức tính I dựa vào U và
HS : P=UI => I = P /U
GV: dựa vào định luật Ôm hãy cho biết để tính R ta áp dụng công thức nào?
HS : R=U/I
GV: yêu cầu HS cho biết tác dụng của cầu chí trong mạch điện.
HS : bảo vệ mạch điện
GV : Vậy cường độ dòng điện đi qua cầu chì như thế nào với cường độ dòng điện đi qua bóng đèn?
HS : lớn hơn
Về nhà : đọc có thể em chưa biết, làm C7, C8 và các bài tập trong SBT
Đáp Án:
-
I. Công suất định mức của các dụng cụ điện
Số oát ghi trên một dụng cụ cho biết công suất định mức cảu dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện cảu dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường
II. Công thức tính công suất điện
Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.
P=UI
P : công suất điện (W)
U : hiệu điện thế (V)
I : cường độ dòng điện (A)
P =I2R= U2/R
III. Vận dụng
U= 220V
P = 75W
IC=0.5A
I = ?
R =?
Cường độ dòng điện đi qua bóng đèn
P=UI => I = P /U
= 0.34(A)
Điện trở của bóng đèn
R =U/I = 645(W)
Có thể dùng loại cầu chì loại 0.5A vì nó bảo đảm cho đèn hoạt động bình thường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan 6.doc