I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
- Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là 1kW
- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như : đèn, bàn là, nồi cơm điện, quạt điện
- Vận dụng công thức A = P.t = UI t để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ hình 13.1
- Công tơ điện
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU
Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng
Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là 1kW
Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như : đèn, bàn là, nồi cơm điện, quạt điện
Vận dụng công thức A = P.t = UI t để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
CHUẨN BỊ
Tranh vẽ hình 13.1
Công tơ điện
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
GV : Nêu ý nghĩa của số oát ghi trên dụng cụ điện.
HS : trả lời.
GV: viết công thức tính công suất điện và giải thích các đại lượng.
HS : trả lời
GV : chứng minh P =I2R= U2/R
HS : chứng minh
Đặt vấn đề
- GV: khi nào một vật có mang năng lượng
- HS : trả lời
- GV : dòng điện có mang năng lượng không ?
=> Bài mới
Họat động 2: tìm hiểu về năng lượng của dòng điện
GV: yêu cầu HS trả lời C1
HS : trả lời C1
GV: yêu cầu HS lấy thêm ví dụ khác trong thực tế
HS : máy may công nghiệp
GV : các ví dụ trên và nhiều ví dụ khác ta thấy được dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Hoạt động 3: tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
GV : yêu cầu HS trả lời C2 theo nhóm
HS : thảo luận nhóm điền kết qủa vào bảng 1
GV : yêu cầu đại diện nhóm trả lời kết qủa
HS : đại diện nhóm trình bày.
GV: động năng => nhiệt năng
Năng lượng ánh sáng
Cơ năng
GV: yêu cầu cá nhân làm C3
HS : làm C3
GV: nhắc lại hiệu suất đã học ở lớp 8
HS : nhắc lại khái niệm hiệu suất
GV: hiệu suất được sử dụng lớp 8 cũng vận dụng với hiệu suất sử dụng điện năng
Hoạt động 4: tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện
GV: thông báo về công của dòng điện.
? Mối liên hệ giữa công A và công suất P ?
-> A = P. t
? Trả lời C5?
- HS trả lời C5
HS : ghi công thức tính công và giải thích các kí hiệu trong công thức
GV: giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện kWh, hướng dẫn cách đổi kWh ra J. Trong thực tế để đo công của dòng điện ta dùng dụng cụ nào?
HS : công tơ điện
GV: hãy tím hiểu xem số đếm của công tơ điện ứng với lượng điện sử dụng là bao nhiêu?
HS : 1 số đếm ứng với lượng điện sử dụng là 1kWh
Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố – hướng dẫn về nhà
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân C7
HS : trả lời
GV: kiểm tra cách trình bày của 1 số HS ở trong vở nhắc những sai sót
Về nhà : đọc có thể em chưa biết, làm bài tập trong SBT
Đáp Án:
Số oát ghi trên một dụng cụ cho biết công suất định mức cảu dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường
Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.
P=UI
P : công suất điện (W)
U : hiệu điện thế (V)
I : cường độ dòng điện (A)
P =I2R= U2/R
I=U/R
P=UI = U.U/R = U2/R
U=IR
P=UI = IR.I =I2R
I. Điện năng
1. Dòng điện có mang năng lượng vì có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng
2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, cơ năng
Hiệu suất
H=Ai/Atp
II. Công của dòng điện
1. Công của dòng điện
Công của dòng điện sản ra trong một đọan mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
2. Công thức tính công của dòng điện
A= P .t = U.I.t
3. Đo công của dòng điện dùng công tơ điện
III. Vận dụng
U= 220V
P = 75W=0.075kW
t = 4h
A = ?
Số đếm?
Giải:
Điện năng mà bóng đèn sử dụng
A= P .t = 0.3(kWh)
Vậy lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng là 0.3kWh ứng với số đếm của công tơ là 0.3 số
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 7
Tiết 14: BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ
ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG
MỤC TIÊU
Giải thích các bài tập tính công suất điện và điện năng tiêu thụ đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và mắc song song
CHUẨN BỊ
Đèn chiếu
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1:
Ôn tập kiến thức cũ:
- GV: viết công thức tính công suất, điện năng của dòng điện
- HS : trả lời
P = U.I;
A = P .t
Đặt vấn đề: ở bài trước chúng ta đã học công thức tính công suất, điện năng của dòng , hôm nay chúng ta sẽ vận dụng công thức này để giải 1 số bài tập đơn giản=> Bài mới
Họat động 2: giải bài tập 1
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: yêu cầu HS đổi đơn vị các đại lượng trong bài? Hướng dẫn HS đổi
HS : đổi đơn vị
GV: muốn tính điện trở ta áp dụng công thức nào?
HS : I=U/R=> R=U/I
GV: muốn tính công suất ta áp dụng công thức nào?
HS : P = U.I
GV: muốn tính điện năng ta áp dụng công thức nào?
HS : A = P .t
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài, 1 HS lên bảng giải.
HS : giải bài tập
Hoạt động 3: giải bài tập 2.
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: choHS nêu cách giải bài
HS : nêu cách giải
GV : có thể gợi ý:
+ Để đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua ampe kế có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
+ Khi đó Ib có I bằng bao nhiêu? Và hiệu điện thế đặt vào biến trở có trị số là bao nhiêu? => Tính Rb.
+ Sử dụng công thức nào để tính Rb?
+ Công thức tính công của dòng điện ở biến trở và toàn mạch?
HS : lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV: yêu cầu HS tự giải, gọi HS lên bảng giải bài.
GV: cho HS nhận xét, GV đưa ra nhận xét cuối cùng.
GV : cho HS nhận xét
HS : nhận xét
GV: nhấn mạnh các công thức tính công và công suất
Hoạt động 4: Giải bài tập 3
GV: yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt đề bài
HS : đọc và tóm tắt
GV: yêu cầu HS cho bóng đèn và bàn là phải mắc như thế nào với nhau? Vì sao?
HS : mắc song song vì U1 = U2 = U
GV : để tính điện trở tương đương của đọan mạch ta áp dụng công thức nào?
HS :
GV : để tính R1, R2 ta áp dụng công thức nào?
HS : P = U2/R
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm vào vở, 1 HS lên bảng giải.
HS : làm bài
GV: Để tính điện năng tiêu thụ trong đạon mạch ta áp dụng công thức nào?
HS : A = P t
Hoạt động 5: vận dụng, hướng dẫn về nhà
Về nhà : làm bài 14.1 -> 14.4 trong SBT
Đáp Án:
1. Bài 1
U=220V;
I=341mA=0.341A
t=4h30’
a, R=? P=?
b, A=? số?
Giải
Điện trở của bóng đèn :
R=U/I= 645(W)
Công suất của bóng đèn
P = U.I = 75(W)
Công của dòng điện sản ra:
A = P . t = 32400000(J)
= 9kWh = 9 số
2. Bài 2
U=9V
t=10’=300s
IA=? Rb =? Pb =?
Ab =? Atm=?
Cường độ dòng điện chạy qua đèn:
Iđ = P / U = 0.75(A)
Ampe kế nối tiếp Rb nối tiếp đèn
=> Ib = Iđ = IA = I = 0.75(A)
Ub = U-Uđ = 3(V)
Điện trở của biến trở
Rb = Ub/Ib = 2.25(W)
P = U.I = 2.25(W)
Công của dòng điện sản ra ở biến trở
A = P .t = 1350(J)
Công của dòng điện sản ra ở toàn mạch
A = U.I.t = 4050(J)
3.Bài Tập 3
U1=220V
P1=100W
U2=220V
P2=1000W
Vẽ Sơ đồ mạch điện
A=?J, ? kWh
Giải
Điện trở của bóng đèn :
P 1=U2/R
=>R1 = U2/ P 1 = 484(W)
Điện trở của bàn là:
P 2 = U2/R
=>R2 = U2/ P 2 = 48.4(W)
Điện trở tương đương trong mạch:
= 44(W)
Công suất tiêu thụ của mạch
P = P 1+ P 2 = 1.1(kW)
Điện năng đoạn mạch tiêu thụ là:
A = P .t = 3960000(J)
= 1.1(kWh)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan 7.doc