I. MỤC TIÊU
- Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế
II.CHUẨN BỊ:
- Nguồn điện 6V
- Khóa K, dây dẫn
- Ampe kế, Vônkế
- Bóng đèn pin, quạt điện
- Biến trở.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình : pin, mẫu báo cáo.
- Nhóm trưởng báo cáo
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Học kì I - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 15: BÀI 15:THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT
CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
MỤC TIÊU
Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế
II.CHUẨN BỊ:
- Nguồn điện 6V
- Khóa K, dây dẫn
- Ampe kế, Vônkế
- Bóng đèn pin, quạt điện
- Biến trở.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình : pin, mẫu báo cáo.
- Nhóm trưởng báo cáo
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV: yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm xác định công suất của bóng đèn
HS : vẽ sơ đồ mạch điện
Hoạt động 2: thực hành xác định công suất của bóng đèn
GV: gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm xác định công suất của bóng đèn
HS : nêu cách tiến hành thí nghiệm
GV: yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận đồ dùng thí nghiệm
HS : nhận dụng cụ thí nghiệm
GV: yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo nội dung SGK
HS : hoạt động nhóm làm thí nghiệm
GV: theo dõi, giúp đỡ HS mắc mạch điện, kiểm tra các điểm tiếp xúc, đặc biệt cách mắc vôn kế , ampe kế vào mạch điện. Sau đó đóng công tắc, GV lưu ý HS đọc kết qủa đo thật chính xác
HS : mắc mạch điện và đọc kết qủa đo
GV: yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 vào mẫu báo cáo thực hành, thảo luận nhóm thống nhất a,b
HS hoàn thành bảng 1, thống nhất phần a, b
Hoạt động3: xác định công suất của quạt điện
GV: hướng dẫn HS xác định công suất của quạt điện
HS : các nhóm tiến hành xác định công suất của quạt điện theo hướng dẫn của GV và hướng dẫn ở phần 2 mục II
GV: yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 và thống nhất phần a, b
HS : cá nhân hoàn thành bảng 2 trong phần báo cáo của mình
1. Trả lời câu hỏi:
a. Công suất P của một dụng cụ điện hoặc của một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện bằng hệ thức: P = U.I
b. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. Mắc dụng cụ này song song với đoạn mạch cần đo.
c. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế, mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo.
2. Xác định công suất của bóng đèn pin:
3. Xác định công suất của quạt điện:
4. Củng cố: GV tổng kết, đánh giá thái độ học tập của HS
GV: thu mẫu báo cáo
HS : nhóm trưởng thu mẫu báo cáo của các thành viên trong nhóm
GV: nhận xét, rút kinh nghiệm thao tác thí nghiệm và thái độ học tập của các nhóm.
5. Dặn dò: Xem lại công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi tăng nhiệt độ (hoặc tỏa ra khi giảm nhiệt độ)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 8
Tiết 16: BÀI 16:ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ (Tiết 1)
MỤC TIÊU
Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện : khi có dòng điện chạy qua 1 vật dẫn thông thường thì 1 phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng
Phát biểu được định luật Jun – Lenxơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện
CHUẨN BỊ
Tranh vẽ hình 13.1
Công tơ điện
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Điện năng có thể biến đổi thành những dạng năng lượng nào? Cho ví dụ .
- HS trả lời: Điện năng => nhiệt năng , cơ năng, hóa năng, quang năng
2. Bài mới:
* Đặt vấn đề : dòng điện chạy qua các vật dẫn thường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng tỏa ra khi đó phụ thuộc vào các yếu tố nào? => Bài mới
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng
GV: yêu cầu HS đọc và trả lời cho phần I trang 44
HS : nêu được tên 1 số dụng cụ biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng
GV: cho HS xác định điện năng biến đổi thành những dạng năng lượng nào ở bàn là, bếp điện, bóng đèn
HS trả lời
? Có dụng cụ nào điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng không?
-> Mỏ hàn, cầu chì, ấm điện, máy ép nhựa mềm, lò nướng, lò sưởi.
Hoạt động 2: xây dựng hệ thức biểu thị định luật Jun - Lenxơ
GV : hướng dẫn HS thảo luận xây dựng hệ thức định luật Jun – Lenxơ
+ vì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng, áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng => nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn
HS : Q = A = I2 .R.t
GV: treo hình 16.1 yêu cầu HS đọc và mô tả thí nghiệm xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng tỏa ra
HS : mô tả thí nghiệm
GV: yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm C1, C2, C3
HS : đọc và thảo luận nhóm C1, C2, C3
GV: nếu tính cả phần nhiệt lượng nhỏ tỏa ra môi trường xung quanh thì A = Q. yêu cầu HS dựa vào hệ thức trên phát biểu thành lời
HS : phát biểu
GV: chỉnh sửa=> thông báo đó chính là định luật Jun – Lenxơ
GV: thông báo nhiệt lượng Q ngoài đơn vị là J còn lấy đơn vị là calo, 1calo = 0.24J. do đó nếu nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức định luật Jun – Lenxơ là Q= 0.24 I2Rt
I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
1. Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng:
a. Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng: bóng đèn dây tóc, đèn điốt,
b. Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và cơ năng: máy sấy tóc, máy bơm nước, quạt điện, xe đạp điện, máy đánh trứng, máy xay sinh tố,..
2. Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng: Mỏ hàn, cầu chì, ấm điện, máy ép nhựa mềm, lò nướng, lò sưởi.
II. Định luật Jun - Lenxơ
1. Hệ thức định luật
Q = I2 .R.t
Q: nhiệt lượng (J)
I : cường độ dòng điện (A)
R: điện trở (W)
t: thời gian (s)
2. Phát biểu: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện qua dây dẫn
4. Củng cố:
GV: yêu cầu HS đọc C4 và trả lời
HS : trả lời
GV: có thể gợi ý :
+ Q = I2Rt vậy nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc bóng đèn và dây nối khác nhau ở yếu tố nào?
+ So sánh điện trở của dây nối và dây tóc bóng đèn
+ Rút ra kết luận gì?
HS : cá nhân hoàn thành C4 theo sự hướng dẫn của GV
- GV yêu cầu cá nhân HS làm C5
- Cá nhân HS làm C5
III. Vận dụng
C4: dây tóc bóng đèn làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn => R lớn, mà cường độ dòng điện qua dây nối và bóng đèn là như nhau => Q tỏa ra ở bóng đèn lớn hơn Q tỏa ra ở dây nối
C5: Vì ấm sử dụng ở hiệu điện thế 220V nên P = 1000W
Theo định luật bảo tòan năng lượng: A = Q
P .t = c.m.(T2 – T1)
-> t = = = 672(s)
5. Dặn dò: Về nhà : đọc có thể em chưa biết, làm bài tập trong SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9
Tiết 17: BÀI 17:ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ (tiết 2)
MỤC TIÊU
Vận dụng định luật Jun – Lenxơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện
CHUẨN BỊ
- HS xem trước bài tập trong SGK
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định luật Jun – Lenxơ và viết biểu thức định luật ?
? Làm bài tập 16-17.1, 16-17.2?
Đáp Án
Phát biểu: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện qua dây dẫn
Q =I2Rt
Q: nhiệt lượng (J)
I : cường độ dòng điện (A)
R: điện trở (W)
t: thời gian (sơ đồ mạch điện)
16-17.1 D
16-17.2 A
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: giải bài tập 1
GV: yêu cầu HS đọc và tóm tắt
HS : đọc và tóm tắt đề
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài 1, có thể gợi ý:
+ Công thức nhiệt lượng bếp tỏa ra?
+ Nhiệt lượng cung cấp để làm sôi nước tính bằng công thức nào?
+ Công thức tính hiệu suất?
+ Để tính tiền điện phải tính lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng theo kWh
HS : hoạt động cá nhân giải bài 1
GV: gọi HS lên bảng sửa
HS lên bảng sửa.
*Hoạt động2: giải bài tập 2
GV: bài toán 2 là bài toán ngược của bài 1, yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài 2
HS hoạt động cá nhân giải bài
GV gọi 1 HS lên bảng sửa
HS lên bảng
* Hoạt động 3: Bài tập 3
Nếu không đủ thời gian GV hướng dẫn chung cả lớp bài 3 và yêu cầu làm nốt bài 3
+ Viết công thức tính điện trở của dây theo chiều dài , tiết diện và điện trở suất
+ Viết công thức và tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn theo công suất và hiệu điện thế
+ Viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây trong thời gian đã cho theo đơn vị kWh
Bài 1:
R = 80W , I = 2.5A, t = 1s
V=1.5l=>m=1.5kg
T1=250C, T2=1000C
c=4200J/kgđộ
t2=20’
t3=3h x 30 = 90h
Q=?
H=?
Tiền phải trả?
Giải
Nhiệt lượng của bếp tỏa ra:
Q = I2R t = 500(J)
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước:
Qi = mc.Dt = 472500(J)
Nhiệt lượng mà bếp tảo ra:
QTP = I2Rt = 600000(J)
Hiệu suất của bếp:
H = Qi/ QTP = 78.7%
Công suất tỏa nhiệt của bếp
P = 500W -> A= P . t = 45(kW)
Số tiền phải trả là:
T = 45*700 = 31500(đ)
Bài 2:
U = 200V
V =2l => m = 2kg
T1 = 200C
T2 =1000C
H =90%
c=4200J/kgđộ
Qi =? QTP =? t=?
Giải
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước:
Q= mc.Dt = 672000(J)
Vì: H = Qi/ QTP => QTP = Qi/ HS
= 746666.7(J)
Thời gian đun sôi nước là:
U = Udm=> P = 1000W
QTP = I2Rt = Pt => t= QTP / P = 746.7(s)
Bài 3:
Điện trở toàn bộ đường dây :
R=r =1.36(W)
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn :
P = UI = 0.75(A)
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn :
Q = I2Rt = 247860(J)
4. Củng cố: GV nhận xét tinh thần học tập của lớp.
5. Dặn dò: Về nhà hoàn thành Bài 3, ôn lại kiến thức từ bài 1->16
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9
Tiết 18 :ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Ôn tập, hệ thống kiến thức đã học trong chương
Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương
II. CHUẨN BỊ:
HS ôn lại kiến thức đã học trong chương
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: ôn tập kiến thức cũ
? Cường độ dòng điện qua dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế ? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc đó có đặc điểm gì?
HS trả lời
? Công thức tính điện trở của dây dẫn ? Phát biểu định luật Ôm và biểu thức định luật?
HS : trả lời
? Cho biết cường độ dòng điện , hiệu điện thế , điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp?
HS : trả lời
? Cho biết cường độ dòng điện , hiệu điện thế , điện trở tương đương của đoạn mạch song song ?
HS : trả lời
? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Phụ thuộc vào những yếu tố đó như thế nào ? Viết công thức biểu diễn sự phụ thuộc đó?
HS : trả lời
? Biến trở là gì? Biến trở được dùng để làm gì?
HS : trả lời
? Ý nghĩa số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện. Cho biết công thức tính công suất điện
HS : trả lời
? Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng ? Điện năng chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?
HS : trả lời
? Công thức tính công của dòng điện ?
HS : trả lời
? Điện năng sử dụng đo bằng dụng cụ gì? Số đếm của công tơ điện cho biết gì?
HS : trả lời
? Phát biểu định luật Jun – Lenxơ?
HS : phát biểu
Hoạt động 2: bài tập
Bài 1.Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là U1=6V, U2=3V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng R1=5W, R2=3W. Cần mắc 2 bóng đèn này vào hiệu điện thế 9V để hai đèn sáng bình thường
Vẽ sơ đồ mạch điện
Tính điện trở của biến trở khi đó
Biến trở có điện trở lớn nhất là 25W, được cuốn bằng dây nicrom có điện trở suất
1.1.10-6Wm và tiết diện 0.2mm2. Tính chiều dài dây nicrôm.
Bài 2. Một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, đun sôi 2l nước nhiệt độ 200C. Hiệu suất quá trình đun 80%
a. Tính thời gian đun sôi nước?
b. Mỗi ngày đun 4l nước với bếp điện trên thì trong một tháng phải trả bao nhiêu tiền điện. Biết 1kwh giá 700đ
I. Lý thuyết:
- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Đồ thị biểu diễn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- Định luật Ôm: I =
- Đoạn mạch nối tiếp:
I = I1 = I2
U = U1 + U2
Rtđ = R1 + R2
- Đoạn mạch song song:
U = U1 = U2
I = I1 + I2
Rtđ =
II.Bài Tập
1. Bài 1:
Cường độ dòng điện qua đèn 1 là:
I1 = U1/R1 = 1.2A
=> Ib = I1-I2 = 0.2A
Điện trở của biến trở
Rb = U2/Ib = 15W
Chiều dài của dây
R = r è l = = 4.545m
2. Bài 2:
a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước từ 200C:
Qích = m.c.(T2 – T1)
= 2 x 4200 x 80 = 672000 (J)
Nhiệt lượng do bếp điện tỏa ra:
H = Qích / Qtp -> Qtp = Qích / H
= 840 000 (J)
Thời gian để đun sôi nước:
U = Udm=> P = 1000W
Qtp = P.t -> t = Qtp / P
= 84000 / 1000 = 840 (s)
b. Nhiệt lượng bếp điện tỏa ra khi đun 4l nước trong 1 tháng:
Q = 2 x 30 x Qtp
= 5040000 (J) = 14 kwh.
Số tiền phải trả:
T = 14 x 700 = 9800đ
4. Củng cố: GV nhận xét tiết học
5.Dặn dò: Về nhà ôn tập các kiến thức từ bài 1->16, tiết sau kiểm tra .
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 10
Tiết 19:KIỂM TRA
I.MỤC TIÊU
Kiểm tra kiến thức của HS từ bài 1 đến bài 16 như: biểu thức của định luật Ôm, định luật Jun – Lenxơ, công thức tính điện trở, công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, song song, điện năng, công suất điện của đoạn mạch,
II. ĐÊ BÀI:
A.Chọn trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 6: (3 điểm)
Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây dẫn này có cường độ 0,3A. Nếu tăng hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
A.0,2A B.0.5A C.0,9A D.0,6A
2.Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương là:
A. R1 + R2 B. C. D.
3.Mối quan hệ giữa nhiệt lượng Q toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua và cường độ dòng điện I, điện trở R của dây dẫn và thời gian t biểu thị bằng hệ thức nào?
A. Q = IRt B.Q = IRt C.Q = IRt D. Q = IRt
4. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là 120m và 180m. Dây thứ nhất có điện trở 0,6. Hỏi điện trở của dây thứ hai?
A. 0,6 B. 0,7 C. 0,9 D. 0,8
5. Điện năng còn gọi là:
A. hiệu điện thế B. cường độ dòng điện
C. năng lượng của dòng điện D. cả A,B,C.
6. Khi quạt điện hoạt động, điện năng đã chuyển hoá thành:
A. nhiệt năng B.cơ năng C. quang năng D.cả A,B đều đúng.
B.Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)
1.Điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp bằng ___________
2. Biến trở là _____________
C. Đánh dấu X vào ô thích hợp: (1 điểm)
Đ
S
a. Theo công thức I = U / R, U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần.
b. Đơn vị của điện trở suất là / m.
c. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa U và I là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
d. Khi mắc các điện trở song song, cường độ dòng điện chạy qua các điện trở như nhau.
D.Tự luận: (5 điểm)
1. (2 điểm) Hai dây dẫn đồng chất, đồng chiều dài có đường kính lần lượt là d1=0,5mm và d2 = 2mm.
a. So sánh điện trở của hai dây nói trên.
b. Nếu dây thứ nhất có điện trở R1 = 8, thì dây thứ hai có điện trở là bao nhiêu?
2. (3 điểm)
Một bếp điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20C thì mất thời gian 14 phút 35 giây.
a,Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
b,Mỗi ngày đun sôi 5 lít nước với điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Biết 1kwh giá 800đ.
III. ĐÁP ÁN:
A.Trắc nghiệm: (3 điểm ) (Mỗi câu 0,5điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
C
C
D
B.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm) (Mỗi câu 0,5điểm)
1. tổng các điện trở thành phần
2. điện trở có thể thay đổi trị số
C. Đánh dấu X vào ô thích hợp: (1 điểm)
Đ
S
a. Theo công thức I = U / R, U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần.
x
b. Đơn vị của điện trở suất là / m.
x
c. Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa U và I là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
x
d. Khi mắc các điện trở song song, cường độ dòng điện chạy qua các điện trở như nhau.
x
D. Tự luận: (5 điểm)
1. (2 điểm):
a. Gọi S1, S2 lần lượt là tiết diện của hai dây.Hai dây đồng chất, đồng tiết diện nên ta có:
R1/ R2 = S2/S1 = 4 / 0,25 = 16 (1 điểm)
b. R2 = R1 / 16 = 8 / 16 = 0.5 (1 điểm)
2. (3 điểm).
a, Hiệu suất của bếp là:
H = = = = 0,96 = 96% (1 điểm).
b, Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = P.t.2.30 =1000 . 875 . 2 . 30 = 52 500 000J
= 14,6 (kWh) (1 điểm).
Tiền điện phải trả khi đó là:
T = 14,6 . 800 = 11 667đ (1 điểm).
Tuần 10
Tiết 20: THỰC HÀNH KIỂM NGHIỆM
MỐI QUAN HỆ Q ~ I2 TRONG
ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ
MỤC TIÊU
Vẽ được sơ đồ mạch điện của thí nghiệm kiểm nghiệm định luật Jun – Lenxơ
Lắp rắp và tiến hành được thí nghiệm kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun – Lenxơ
Có tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực trong quá trình thực hiện các phép đo và ghi lại các kết quả đo thí nghiệm
CHUẨN BỊ
Nguồn điện
Biến trở
Nhiệt kế
Đồng hồ bấm giây
Ampe kế
Nhiệt lượng kế
Nước
Dây nối
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình: pin, mẫu báo cáo.
Nhóm trưởng báo cáo
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ở phần I của mẫu báo cáo.
HS : trả lời
Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung và yêu cầu thực hành
GV: đề nghị HS các nhóm đọc kĩ phần II trong SGK về nội dung thực hành
HS : đọc kĩ phần II
GV : yêu cầu đại diện các nhóm trình bày : mục tiêu thí nghiệm, tác dụng của từng thiết bị được sử dụng, cách lắp rắp các thiết bị
HS : đại diện các nhóm trình bày các nội dung theo yêu cầu của GV
Hoạt động 3: lắp ráp các thiết bị thí nghiệm
GV : phát dụng cụ thí nghiệm cho HS tiến hành lắp ráp
HS : từng nhóm HS thực hiện công việc lắp ráp thí nghiệm theo các mục 1,2,3 và 4
GV : giúp đỡ các nhóm khi lắp ráp thí nghiệm
Hoạt động 4: tiến hành thí nghiệm và lần đo 1, 2, 3
GV: kiểm tra sự phân công công việc của các thành viên trong nhóm
HS : nhóm trưởng phân công : 1 HS điều chỉnh biến trở trong mỗi lần đo, 1 HS dùng que khuấy nước, 1 HS đọc nhiệt độ T1, T2, 1 HS bấm đồng hồ, 1 HS ghi nhiệt độ vào bảng.
GV: theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn HS nếu làm chưa đúng như đọc nhiệt độ, bấm đồng hồ
HS : lần lượt làm thí nghiệm lần 1, 2, 3
1. Trả lời câu hỏi:
a. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào cường độ dòng điện , điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Q = I2. R. t
b. Đó là hệ thức:
Q = (c1m1= + c2m2).(T2 – T1)
c. Độ tăng nhiệt độ:
= =
2. Thực hành:
4. Củng cố: GV nhận xét ý thức học tập của các nhóm
- GV: thu mẫu báo cáo của HS
5. Dặn dò: Xem lại các quy tắc an toàn điện đã học ở lớp 7
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 11
Tiết 21: BÀI 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ
TIẾT KIỆM ĐIỆN
MỤC TIÊU
Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
Giải thích được cơ sở vật lý của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
CHUẨN BỊ
HS xemlại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện
GV yêu cầu từng HS trả lời C1, C2, C3, C4
HS trả lời các câu hỏi vào vở
GV yêu cầu 1, 2 HS trình bày câu trả lời trước cả lớp và các HS khác bổ xung
HS trả lời và bổ xung
GV hoàn chỉnh câu trả lời, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời C5, C6
HS làm việc nhóm trả lời C5, C6 và giải thích từng phần
GV : ở C5, C6 giới thiệu một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện
? Qua câu C5, nêu cách sửa chữa những hỏng hóc không biết lí do không sửa được?
-> ngắt điện báo cho người biết, không tự ý sửa chữa để đảm bảo an toàn tính mạng. Yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện vừa tìm hiểu ở C5, C6.
HS trả lời
GV : ta đã biết thêm một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện tuy chưa đầy đủ nhưng lưu ý khi sử dụng phải hiểu biết qui tắc an toàn thêm qua sách hướng dẫn, thông tin đại chúng, và thường xuyên nhắc nhở người dân sử dụng tiết kiệm điện năng đặc biệt vào giờ cao điểm. Vậy sử dụng như thế nào là tiết kiệm điện năng?
Hoạt động 2: tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
GV: gọi 1 HS đọc thông báo mục I, để tìm hiểu một số lợi ích khi tiết kiệm điện năng
HS : đọc thông báo
GV : yêu cầu HS tìm những lợi ích khác của việc tiết kiệm điện năng
HS : tìm ví dụ
? Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng là gì? – GV hướng dẫn HS trả lời C8, C9 để tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
HS trả lời C8, C9 để tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
I.An toàn khi sử dụng điện:
1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7:
- Chỉ làm TN với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
- Phải sử dung dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn qui định
- Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch
- Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện vì nó có hiệu điện thế 220V gây nguy hiểm tới tính mạng
2. Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện:
Các dụng cụ điện khi bị hư phải tháo phích điện trước sau đó mới sửa chữa
Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà khi tháo dụng cụ điện ra khỏi nguồn điện
Nối đất cho các dụng cụ điện
II.Sử dụng tiết kiệm điện năng:
1.Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng: (SGK)
2.Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS trả lời C10, C11, C12
HS hoạt động cá nhân làm C10, C11, C12
GV yêu cầu 1, 2 HS trình bày câu trả lời
HS trình bày câu trả lời, HS khác nhận xét
C10:
- Viết lên tờ giấy “Nhớ tắt điện” dán lên chỗ dễ nhìn thấy nhất
- Lắp chuông điện sao cho khi đóng chặt cửa, chuông kêu
- Lắp công tắc tự động.
C11: D
C12:
Điện năng bóng đèn dây tóc sử dụng:
A1 = P . t = 0.075 x 8000 = 600 (kwh)
Điện năng bóng đèn Compắc sử dụng:
A2 = P . t = 0.015 x 8000 = 120 (kwh)
Chi phí cho việc sử dụng bóng đèn dây tóc:
T1 = (8 x 3500) + ( 600 x 700) = 448.000đ
Chi phí cho việc sử dụng bóng đèn Compắc :
T1 = (1 x 3500) + ( 120 x 700) = 144.000đ
-> Dùng đèn Compắc lợi hơn.
5. Dặn dò: Về nhà học bài làm bài trong SBT
Trả lời phần tự kiểm tra của bài 20, trang 54 vào vở
IV. RÚT KINH NGHIỆM
* Triển khai luật bảo vệ môi trường:
ĐIỀU 52: Bảo vệ môi trường nơi công cộng:
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; niêm yết các quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải
Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tự công cộng có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường bằng biện pháp: phạt tiền, buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng; tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường
Tuần 11
Tiết 22: BÀI 20:TỔNG KẾT CHƯƠNG I
ĐIỆN HỌC
I. MỤC TIÊU
Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của toàn chương I
Vận dụng được những kiến thức và những kỹ năng để giải các bài tập trong chương I
II.CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu, phim trong
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS
2. Bài mới:
3. Trình bày bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị
GV : yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi ở phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kĩ năng HS chưa vững.
HS : trả lời từng câu hỏi ở phần tự kiểm tra, thảo luận để có câu trả lời chính xác.
GV : hoàn chỉnh những câu HS chưa trả lời được
Hoạt động 2: làm các câu phần vận dụng
GV cho HS trả lời câu hỏi phần vận dụng từ C12 đến C16, yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn đáp án đó.
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ C12 -> C16.
GV yêu cầu 1, 2 HS khác nhận xét.
HS nhận xét
GV : hướng dẫn HS chọn đáp án đúng nếu HS gặp khó khăn
GV : yêu cầu HS suy nghĩ làm C17 trong vòng 7 phút , sau đó GV gọi HS lên bảng sửa.
HS : hoạt động cá nhân làm C17, sau đó lên bảng sửa.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tiếp tục làm C18
HS hoạt động cá nhân làm C18
GV gợi ý
+ Điện trở suất càng lớn thì điện trở của dây thế nào? Dẫn đến sự tỏa nhiệt trên dây có thay đổi gì?
+ Công thức tính điện trở của dây khi biết công suất và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây?
+ Dùng công thức nào để tìm đường kính
I.Tự Kiểm Tra
II.Vận Dụng
12 C
13 B
14 D
15 A
16 D
C17:
U = 12V
I = 0.3A
I’ = 1.6A
R1=?R2=?
Giải
R1 nt R2 ->R1+R2 = 40(1)
R1//R2 ->= 7.5
-> R1R2 = 300 (2)
Từ (1) & (2)
-> R1=10 , R2=30
hoặc R1=30 , R2=10
C18:
a. Dụng cụ chính của bộ phận đốt nóng bằng điện có điện trở suất lớn -> R lớn -> Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn lớn
b. Điện trở của ấm:
P = -> R = = 48,4
c. Tiết diện của dây:
R = = 0,045.10-6 (m2) = 0,045 mm2
-> Đường kính của dây:
S =
-> d = 0,24mm
4. Củng cố: - GV hướng dẫn HS bài 19, 20 công thức áp dụng để giải
( Q = I2Rt, Q = mc(t2-t1), A = P t, I = P /t) và lưu ý HS đơn vị tính
5. Dặn dò: Về nhà hoàn thành những bài chưa làm vào vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
ĐIỀU 52: Bảo vệ môi trường nơi công cộng:
1.Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; niêm yết các quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải
2.Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an, đơn vị quản lý trật tự công cộng có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường bằng biện pháp: phạt
File đính kèm:
- Tuan 8-9-10-11-L9.doc