Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 37 đến tiết 70

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng

có chiều luôn luôn thay đổi.

2. Kĩ năng:

- Bố trí dược thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiểutong cuộn dây dẫn kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.

- Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

 

doc86 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 37 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 37 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luôn luôn thay đổi. 2. Kĩ năng: - Bố trí dược thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiểutong cuộn dây dẫn kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện. - Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, ý thức thực hành thí nghiệm, bảo vệ đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: 1 bộ TN phát ra dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm. 2. Mỗi nhóm học sinh: -1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc song song ngược chiều vào mạch điện - 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng. - 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm. III. Tiến trình tổ chức dạy-học 1. ổn định tổ chức: (1') 9a:......./......vắng............................................................... 2. Kiểm tra bài cũ-tổ chức tình huống học tập: (5’) * Kiểm tra: Không * Phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu GV: Cho HS xem bộ pin 3V và một nguồn điện 3V lấy từ lưới điện. Lắp đèn vào hai nguồn trên thì đèn sáng - Mắc vôn kế vào hai cực của pin - Kim vôn kế quay. - Mắc vôn kế vào hai cực cuả nguồn còn lại - vôn kế không quay (vôn kế một chiều) - Tại sao TH2 vôn kế không quay? Dòng điện lấy từ ổ điện có phải dòng 1 chiều ? HS: Quan sát GV làm TN, trả lời câu hỏi của GV GV: Giới thiệu dòng điện xoay chiều 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu trong trường hợp nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều. GV: Hướng dẫn HS làm TN và nêu câu hỏi - Có phải cứ mắc đèn LED vào nguồn là đèn sảng?- Vì sao lại dùng hai đèn LED mắc song song? HS: Làm TN theo nhóm, thảo luận nhóm, rút ra kết luận Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm mới: Dòng điện xoay chiều. GV: Dòng điện xoay chiều có chiều biến đổi như thế nào? HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi. Hoạt động 3. Tìm hiểu hai cách tạo ra dòng xoay chiều. GV: Yêu cầu HS phân tích xem, khi cho NC quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi như thế nào? - Phát dụng cụ TN cho HS HS: - Trả lời câu hỏi của GV - Làm TN, thảo luận câu hỏi C2, C3 GV: Biểu diễn TN. Gọi một HS trình bày điều quan sát được. Hiện tượng chứng tỏ điều gi? TN có phù hợp dự đoán không? Yêu cầu HS phát biểu kết luận. - Có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều? HS: Qưan sát TN, thảo luận nhóm, rút ra kết luận. HS: Vận dụng kết luận để tìm xem trường hợp nào cho NC quay trước cuộn dây kín mà không có dòng điện? GV: Hướng dẫn HS cầm NC quay quanh trục khác nhau xem có trường hợp nào số đường sức từ qua S không tăng giảm ? Hoạt động 4. Vận dụng HS: Hoạt động nhóm trả lời C4, tham gia thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. (14’) (5’) (10’) (5’) I. Chiều của dòng điện cảm ứng 1. Thí nghiệm C1:Khi đưa NC ra xa một đầu nc thì Đ1 sáng; Khi đưa một cực của Nc lại gần cuộn dây thì Đ2 sáng Chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện có chiều thay đổi 2. Kết luận Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm. 3. Dòng điện xoay chiều Dòng điện có chiều luôn phiên thay đổi gọi là dòng điện xoay chiều II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín Thí nghiệm: H33.2 C2: Khi một cực của NC lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng và ngược lại. Do đó khi NC quay liên tục thì số đường sức từ luôn phiên tăng giảm. Vậy dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều. 2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. kkKhi cuộn dây quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều. III Vận dụng C4: Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng. Đèn 1sáng.Trên nửa vong tròn sau số đường sức từ giảm, dòng điện đổi chiều đèn 2 sáng. 4. Củng cố:(4’) GV: Nêu một số câu hỏi củng cố - TH nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hện dòng điện? - Vì sao khi cho cuộn dây quay trong từ trường thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? HS: Thảo luận , và trả lời câu hỏi của GV và đọc ghi nhớ SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Học bài theo SGK và vở ghi. Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc có thể em chưa biết. Làm bài tập trong SBT. - Xem trước bài máy phát điện xoay chiều. Ngàygiảng 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 38 MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Nêu được các mấy phát điện xpay chiều đều biến đổi cơ năng thành điện năng. 2. Kĩ năng: - Quan sát nhận biết. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Mô hình máy phát điện xoay chiều. 2. Học sinh : Mỗi nhóm 1 máy phát điện xoay chiều. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ôn định tổ chức (1’) 9a:......./......vắng............................................................... 9b:....../........vắng.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Kiểm tra: GV: - Khi nào chiều của dòng điện cảm ứng thay đổi? Có mấy cách tạo ra dòng xoay chiều ? - Kể tên các loại máy phát điện mà em biết ? HS: Trả lời câu hỏi của GV. * Xây dựng tình huống học bài mới GV: Đi na mô xe đạp và máy phát điện khổng lồ có gì giống và khác nhau? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính Hoạt động1. Tìm hiểu bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều. GV: Yêu cầu HS quan sát H34.1và H34.2 Gọi một số HS lên quan sát máy phát điện thật nêu bộ phận chính và hoạt động của máy. HS: Quan sát, nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện. Hoạt động 2. Tìm hiểu một vài đặc trưng của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật và trong sản xuất. GV: Yêu cầu HS đọc SGK và nêu đặc điểm kĩ thuật của máy HS: Đọc SGK, trả lời câu hỏi tìm hiểu về một số đặc điểm kĩ thuật : Cường độ dòng điện, hiệu điện thế, tần số, kích thước, cách làm quay rô to của máy phát điện - Tìm hiểu bộ phận góp điện trong máy phát điện có cuộn dây quay. GV: Trong máy phát điện loại nào cần phải có bộ góp điện? Bộ góp điện có tác dụng gì? HS: Thảo luận chung ở lớp về cấu tạo của loại máy phát điện này. Hoạt động 3. Vận dụng GV: Yêu cầu HS đối chiếu từng bộ phận của đi na mô xe đạp với các bộ phận tương ứng của máy phát điện trong kĩ thuật để trả lời cây C3. HS: thực hiện yêu cầu của GV. xoay chiều ? (15') (10’) (10') I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1. Quan sát: 2. Kết luận : Các máy phát điện đều gồm hai bộ phận chính là nam châmvà cuộn dây Bộ phận đứng yên là Stato Bộ phận quay là rô to. II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật. 1. Đặc tính kĩ thuật Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 2000A ,và cho U = 25000V , có tần số 50HZ 2. Cách làm quay máy phát điện Dùng động cơ nổ,tua bin nước, dùng cánh quạt gió. III. Vận dụng C3: Giống nhau: Đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. Một trong hai bộ phận này quay, bộ phận còn lại đứng yên Khác nhau: Đi na mô xe đạp có kích thước nhỏ,cho HĐT nhỏ, công suất nhỏ. 4. Củng cố:(3’) GV: Nêu câu hỏi củng cố - Trong mỗi loại máy xoay chiều , rô to là bộ phận nào? stato là bộ phận nào? - Vì sao bắt buộc phải có bộ phận quay thì máy mới phát điện? - Tại sao máy phát điện lại tạo ra dòng điện 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1') - Học bài theo SGK và vở ghi, làm bài tập trong SBT, đọc phần có thể em chưa biết, học thuộc phần ghi nhớ . - Xem trước bài sau: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Ngàygiảng 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 39 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU, ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Phát hiện dòng điện xoay chiều hay một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. - Nhận biết được vôn kế và am pe kế dùng cho dòng một chiều và dùng cho dòng xoay chiều. - Nêu được các số chỉ của am pe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiệu. 2. Kĩ năng: - Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Nhận biết được kí hiệu của ampekế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. 3. Thái độ: - Tích cực học tập, có ý thức bảo vệ đồ dùng thí nghiệm. II. Chuẩn bị 1. Mỗi nhóm học sinh: 1 NC điện, 1 NC vĩnh cửu, 1 nguồn điện một chiều, 1 nguồn điện xoay chiều loại 3V- 6V. 2. Giáo viên: 1 ampekế xoay chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 bóng đèn 3V có đui, 1 công tắc, 8 dây nối, 1 nguồn điện một chiều 3V- 6V, 1 nguồn điện xoay chiều 3V- 6V. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 9A:......./......vắng............................................................... 9B:....../........vắng.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập. (5’) GV: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, tác dụng của bộ phận cổ góp điện? Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở chỗ nào? Có thể dùng vôn kế, ampekế một chiều để đo U, I của dòng xoay chiều? Trả lời: Cấu tạo và HĐ của máy phát điện xoay chiêu (Ghi nhớ SGK) GV: Nhận xét và nêu vấn đề vào bài như SGK 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. GV: Làm 3 TN biểu diễn yêu cầu HS quan sát trả lời câu C1. HS: Quan sát TN và trả lời câu hỏi. GV: dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí hay không? Tại sao em biết? HS: Nêu thông tin biết được về hiện tượng điện giật. GV: thông báo để HS biết dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lí và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Hoạt động 2. Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. GV: Yêu cầu HS quan sát H35.2 và nêu dự đoán; Hướng dẫn HS làm TN , quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi C2. HS: Dự đoán TN, Nêu cách làm TN, trả lời câu hỏi C2. Từ đó rút ra kết luận. Hoạt động 3. Tìm hiểu các dụng cụ đo, cách đo dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. GV: Có thể dùng ampekế và vôn kế một chiều để đo dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều? Biếu diễn TN, cho HS quan sát so sánh với dự đoán. HS: Nêu dự đoán, quan sát TN rút ra nhận xét . GV: Thông báo ý nghĩa của cường độ dòng điện hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng. HS: Nghe thông báo của GV về các giá trị hiệu dụng của dòng điện. Hoạt động 4. Vận dụng GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi phần vận dụng; tổ chức cho HS thảo luận, thông nhất câu trả lời đúng HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi và ghi vở (5 ‘) (12’) (12’) (7’) I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều C1: Bóng đèn sáng - tác dụng nhiệt. Bút thử điện sáng - tác dụng quang học Đinh sắt bị hút - Tác dụng từ. II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều 1. Thí nghiệm: H35.2; H35.3 C2: Dùng dòng điện một chiều thì ban đầu cực N của NC bị hút khi đổi chiều dòng điện nó bị đẩy và ngược lại. Khi dùng dòng điện xoay chiều thì cực N của NC lần lượt bị hút đẩy.Vì dòng điện luôn phiên đổi chiều. 2. Kết luận: Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên NC cũng đổi chiều. III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều. 1. Quan sát thí nghiệm: H35.4 - Kim ampekế và vônkế không quay. Thay vôn kế và am pe kế xoay chiều thì kim chỉ giá trị xác định. 2. Kết luận: Đo HĐT và CĐ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và am pe kế xoay chiều. Kí hiệu là: AC hay ( ~ ) Nếu đổi chỗ hai chốt cắm thì kết quả đo không đổi. IV Vận dụng C3: Uđ có cùng một giá trị. Đèn sáng như nhau. C4: Có , do có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây. * Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: (2’) GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK và phần “Có thể em chưa biết” 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Học bài theo sgk và vở ghi. - Làm bài tập trong SBT - Đọc phần có thể em chưa biết. - Xem trước bài 36. Ôn lại các công thức tính công suất và công suất tỏa nhiệt của dòng điện. Ngàygiảng 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 40 TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giải thích vì sao có sự hao phí điện năng trên đường tải điện - Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện bằng công thức đã học. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài 2. Học sinh: - Ôn lại công thức về công suất của dòng điện và công thức tỏa nhiệt của dòng điện. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) 9A:......../..........vắng.................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (4’) Kiểm tra bài cũ: - Đo giá trị hiệu dụng của cđdđ và hđt hiệu dụng của dòng điện xoay chiều cần dùng am pe kế và vôn kế có kí hiệu ntn? Khi mắc các dụng cụ này vào mạch điện có cần phân biệt chốt của chúng không? Trả lời: Dùng vôn kế và am pe kế có kí hiệu AC (hay~), không cần phân biệt chốt. Tổ chức tình huống học tập: SGK 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính Hoạt động 1. Sự hao phí điện năng vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện GV: Truyền tải điện năng bằng dây dẫn có thuận lợi gì? Khi truyền tải có mất mát hao hụt không?Yêu cầu HS đọc SGk trình bày lập luận để tìm công thức tính công suất hao phí. HS: Làm việc cá nhân kết hợp thảo luận nhóm để tìm công thức tính công suất hao phí Hoạt động 2. Các biện pháp làm giảm hao phí và lựa chọn cách có lợi nhất. GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2, C3. Gợi ý để HS sinh làm: - Hãy dựa vào các công thức tính điện trở để tìm xem muốn giảm điện trở thì phải làm gì? - So sánh hai cách làm giảm hao phí điện năng xem cách nào có thể làm giảm được nhiều hơn? - Muốn tăng U phải làm gì? HS: Trả lời câu hỏi. Thảo luận nhóm và rút ra kết luận. Hoạt động 3. Vận dụng GV: Tổ chức cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi phần vận dụng HS: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, lớp. GV: Thống nhất câu trả lời đúng trước lớp, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. HS: ghi vở câu trả lời đúng và đọc phần ghi nhớ. (10’) (15’) (10’) I. Sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện 1.Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện Ta đã biết: P = UI Công suất tỏa nhiệt P = RI 2 Từ đó suy ra công thức tinh hao phí do tỏa nhiệt: P hp = R.P 2/ U 2 2. Cách làm giảm hao phí C1: Giảm R hoặc tăng U C2: Dùng dây có tiết diện lớn- khối lượng lớn , trọng lượng lớn, đắt tiền,nặng, dễ gẫy,hệ thống cột điện lớn. C3: Tăng U công suất hao phí sẽ giảm rất nhiều( tỉ lệ nghịch với U2 ). Phải chế tạo máy tăng hiệu điện thế Kết luận : Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. II. Vận dụng C4: Hiệu điện thế tăng 5 lần, vậy công suất hao phí giảm 52 = 25 lần. C5: Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí, tiết kiệm bớt khó khăn vì dây dẫn quá to, nặng. * Ghi nhớ : SGK 4. Củng cố: (3’) GV: Củng cố bài học bằng bản đồ tư duy ,qua bài học trên các em cận nắm được gì? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Học bài theo SGK và vở ghi. - Làm bài tập trong SBT. - Xem trước bài máy biến thế Kí duyệt của tổ chuyên môn:................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TPCM Lương Thị Quỳnh Như Ngày giảng 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 41 MÁY BIẾN THẾ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được cuốn quanh một lõi sắt chung. - Nêu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức - Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi. 2. Kĩ năng: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. 3. Thái độ - Học tập n:ghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm và ý thức bảo vệ đồ dùng thực hành. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, giúp HS chuẩn bị đồ dùng. 2. Mỗi nhóm học sinh: 1 máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp có 1500 vòng, 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12V, 1 vôn kế xoay chiều 0 - 15V. III.Tiến trình tổ chức dạy- học: 1. Ôn định tổ chức: (1’) 9A:......../..........vắng.................................................................... 2. Kiểm tra bài viết: (15') CH: - Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn điện năng bị hao phí do nguyên nhân nào? Viết công thức tính lượng điện hao phí đó. Tại sao phải tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây? - Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây lên 5 lần thì công suất hao phí giảm đi bao nhiêu lần? TL : - Có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Công thức . Tăng U ở hai đầu đường dây vì phương án dễ thực hiện hiệu quả cao do Php tỉ lệ nghịch với bình phương HĐT đặt vào 2 đầu dây. - Nếu tăng hiệu điện thế truyền đi lên 5 lần thì công suất hao phí giảm 52 = 25 lần. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế. GV: Yêu cầu HS quan sát H37.1 và mô hình máy biến thế để nhận biết các bộ phận chính của máy biến thế HS: Làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV. GV: Hỏi thêm - Số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không?. Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây này sang cuộn dây kia đươc không? Vì sao? HS: Trả lời câu hỏi. Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo hai giai đoạn. GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 HS: Trả lời câu hỏi C1 GV: Cho HS làm TN kiểm tra. GV: Gọi HS trả lời câu C2. và làm TN biểu diễn cho HS quan sát. HS: quan sát TN, thảo luận để rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế. GV: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp có một HĐT xoay chiều U1 thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một HĐT xoay chiều U2 mà số vòng dây ở mỗi cuộn lại khác nhau. Vậy HĐT ở hai đầu mỗi cuộn có liên quan đến số vòng dây ở mỗi cuộn như thế nào? GV: Yêu cầu HS quan sát TN, ghi các số liệu thu được vào bảng 1, căn cứ vào đó rút ra kết luận ( n1 = 750V; n2= 1500V; U1 = 3Vvà 2,5V). HS: Làm TN, ghi các số liệu vào bảng 1, lập công thức liên hệ giữa U1, U2 và N1, N2., thảo luận rút ra kết luận về mối quan hệ trên. Hoạt động 4. Tìm hiểu cách lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. Chỉ ra được ở đầu nào đặt máy tăng thế, hạ thế. GV: Máy biến thế dùng để tăng giảm HĐT, nhưng mạng điện tiêu dùng chỉ có 220V. Vậy phải làm như thế nào để vừa giảm được hao phí trên đường dây tải điện , vừa đảm bảo phù hợp với dụng cụ tiêu thụ điện? - Yêu cầu HS xem H37.2 và chỉ ra nơi nào đặt máy tăng thế, nơi nào đặt máy hạ thế? HS: Quan sát H37.2 và trả lời câu hỏi Hoạt động 5. Vận dụng GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi vận dụng. (5') (5') (7') (4') (5') I. Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế 1. Cấu tạo: - Hai cuộn dây có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau, 1 lõi sát chung cho cả hai cuộn dây 2. Nguyên tắc hoạt động C1: Đèn sáng. Vì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một HĐT xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ , từ trường của lõi sắt là từ trường biến đổi do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho đèn sáng. C2: Vì từ trường trong lõi sắt là từ trường biến đổi . Dòng điện xuất hiện trong cuộn thứ cấp là dòng xoay chiều, hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là HĐT xoay chiều 3. Kết luận Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một HĐT xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một HĐT xoay chiều. II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế 1. Quan sát: (Bảng 1) C3: HĐT ở hai đầu mỗi cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây 2. Kết luận: Hiệu điện thế ở hai đầu của mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: Khi U1 > U2. máy hạ thế Khi U1 < U2 máy tăng thế. III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. (Hình 37.2) - Biến thế 1: Tăng thế từ 25000V đến 500000V - Biến thế 2: Hạ thế từ 500000V đến 11000V - Biến thế 3: Hạ thế từ 11000V đến 380V - Biến thế 4: Hạ thế từ 11000V đến 220V. IV. Vận dụng C4: - Cuộn 6Vcó 109 vòng. - Cuộn 3V có 54 vòng. 4. Cñng cè: (2’) GV: HÖ thèng bµi, yªu cÇu HS nh¾c l¹i kiÕn thøc c¬ b¶n cña bµi. HS: Tr¶ lêi c©u hái ®äc ghi nhí vµ “Cã thÓ em ch­a biÕt”. 5. H­íng dÉn häc bµi ë nhµ: (1') - Häc bµi theo SGK vµ vë ghi. - Lµm bµi tËp trong SBT. - Giê sau ch÷a bµi tËp. Ngàygiảng 9A:......./ ....../ 2014 Tiết 42 BÀI TẬP I. M ục tiêu 1. Kiến thức: -Củng cố kiến thức khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây tải điện có một phần điện năng bị hao phí, cần phải dùng biện phápđể giảm hao phí đó. Phương pháp tối ưu nhất là dùng máy biến thế để tăng điện thế ở nới truyền đi và giảm hiệu điện thế tùy theo nhu cầu sử dụng. - Biết được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo công thức (1) - Biết được điện năng hao phí được tính theo công thức: 2. Kĩ năng: - Vận dụng được các công thức (1) và (2) và các công thức có liên quan để giải một số bài tập về truyền tải điện năng đi xa và việc sử dụng máy biến thế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, sáng tạo và niềm yêu thích môn học. II. Chuẩn bị !.Giáo viên: Nội dung kiến thức và giải trước các bài tập cần ôn tập. 2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 9A:........../..............., vắng:............................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1. Hãy nêu nguyên nhân hao phí khi truyền tải điện năng đi xa và cách khắc phục tốt nhất? Trả lời: Ghi nhớ SGK. Câu 2. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Trả lời: Ghi nhớ SGK. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1. Giải bài tập về tính công suất hao phí trên đường dây tải điện. Bài 1. Trên đường dây tải điện nếu dùng máy biến thế tăng hiệu điện thế lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Viết công thức tính Php nêu tính chất phụ thuộc sau đó tính toán trả lời câu hỏi/ - Yêu cầu đối với HS: + Phải nêu được công thức tính công suất hao phí: + Nêu được công suất hao phí tỉ lệ thuận với R ( R tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì Php cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần) + Nêu được công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế (nghĩa là hiều điện thế tăng n lần thì Php sẽ giảm n2 lần). Hoạt động 2. Giải bài tập về máy biến thế. Bài 2. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 500 vòng. a) Muốn tăng hiệu điện thế lên 3 lần thì phải dùng cuộn thứ cấp có bao nhiêu vòng? b) Có thể dùng máy biến thế này để hạ thế được không? Hạ bao nhiêu lần? GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Nêu sự phụ thuộc: Phát biểu bằng lời và viết công thức biểu thị. - Tóm tắt đề bài - Vận dụng công thức để giải bài tập - Đảo nhóm chấm điểm theo đáp án của GV. Bài 3. Có thể dùng máy biến thế để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện một chiều không đổi được không? Tại sao? GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời bài tập 3. HS: Trả lời, tham gia thảo luận thống nhất đáp án. (10’) (12’) (10’) Bài 1. Cách 1: Vì công suất truyền đi và điện trở (P và R) không đổi nên nếu tăng U lên 100 lần thì công suất hao phí (Php) sẽ giảm 1002 lần = 10 000 lần Cách 2. Lập công thức cho Php1 và Php2 sau đó lập tỉ số cho hai công suất hao phí và rút ra kết luận Bài 2 Tóm tắt N1 = 500 vòng U2 = 3 U1 a) N2 = ? b) Có thể dùng máy trên hạ thế? hạ ? lần Bài giải a) Áp dụng công thức: ta có: (

File đính kèm:

  • docLy 9 ki II 2013.doc