I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK .
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT .
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão .
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt .
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng các kiến thức Quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt .
3. Thái độ : - Cẩn thận .
II) Chuẩn bị :
* Đối với mỗi nhóm HS: 1 kính lúp, 1 kính lão
III. Các hoạt động trên lớp :
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 55: Mắt cận và mắt lão + Tiết 56: Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55 - Tuần 28 Ngày soạn ............................Ngày giảng:................
Bài 49 : Mắt cận và mắt lão
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK .
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT .
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão .
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt .
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng các kiến thức Quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt .
3. Thái độ : - Cẩn thận .
II) Chuẩn bị :
* Đối với mỗi nhóm HS: 1 kính lúp, 1 kính lão
III. Các hoạt động trên lớp :
HĐ1. Tổ chứccác hoạt động dạy và học(5’).
* Kiểm tra bài cũ : Em hãy so sánh ảnh ảo của TKPK và ảnh ảo của TKHT ?.
Trả lời: - ảnh ảo nằm trong tiêu cự (gần TK)
- TKHT cho ảnh ảo nằm ngoài tiêu cự (xa TK)
ĐVĐ : Như SGK
*Bài mới:
HĐ2: Tìm hiểu biểu hiện của mắt cận thị và cách khắc phục(17’)
GV: Yêu cầu HS đọc, thảo luận C1,2 sau đó gọi 2 HS đại diện nhóm báo cáo kết quả :
Biểu hiện của mắt cận thị?
Mắt cận thị không nhìn rõ vật ở đâu? (xa hay gần?).
Điểm Cv của mắt cận ở xa hay ở gần hơn mắt bình thường?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, ghi vở phần chốt kiến thức của GV.
GV: tiếp tục cho HS thảo luận làm C3,4 để tìm cách khắc phục tật cận thị.
- HS đọc tài liệu, nêu cách khắc phục: đeo kính phân kì, nêu cách nhận biết TKPK,( + Thấy giữa mỏng hơn rìa;
+ Để tay ở các vị trí trước kính đều thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật) .
GV: hướng dẫn HS vẽ ảnh của vật qua kính phân kì để trả lời câu hỏi :
+ ảnh của vật qua kính cận nằm trong khoảng nào?
+ Nếu đeo kính mắt có nhìn thấy vật không ? Vì sao?
- Vậy kính cận là loại TK gì? Kính cận thích hợp có F ntn?( là F º điểm cực viễn của mắt).
HĐ3: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục(15’)
GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
+ Mắt lão thường gặp ở người có tuổi như thế nào?
+ Cc so với mắt bình thường như thế nào?
+ HS trả lời câu hỏi C5
GV gọi 2 HS trả lời thống nhất và ghi kết quả
và HD HS vẽ ảnh của vật AB qua TKHT(kính lão) thảo luận và trả lời C6
+ Khi vật ở gần mắt( năm trong tiêu cự) ảnh của vật qua TKHT nằm ở gần hay xa mắt ?
+ Mắt lão không đeo kính có nhìn thấy vật không ?
- HS rút ra kết luận về cách khắc phục tật mắt lão
- Em hãy nêu cách kiểm tra kính cận hay kính lão là TKHT hay phân kì
+ Khi mắt lão không đeo kính ,điểm Cc ở quá xa mắt . Mắt không nhìn rõ vật AB vì mắt không điều tiết được do vật nằm trong khoảng cực cận.
+ Khi đeo kính thì ảnh của vật nằm ngoài khoảng Cc nên mắt nhìn rõ vật .
HĐ4: Vận dụng(3’)
Tổ chức HS làm C7,8
I. Mắt cận:
1.Những biểu hiện của tật cận thị :
- Khi đọc sách, phải đọc sách gần mắt hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường .
- Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa. Điểm Cv của mắt cận ở gần hơn bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị :
- Đeo kính cận là một TKPK .
- Khi đeo kính ngừơi cận thị nhìn rõ các vật ở xa mắt.
- Kính cận thích hợp có F º Cv của mắt.
* Vẽ ảnh của vật qua kính cận:
II. Mắt lão:
1. Những đặc điểm của mắt lão :
- Mắt lão thường gặp ở người già .
- Sự điều tiết mắt kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần .
- Cc xa hơn Cc của người bình thường
2. Cách khắc phục tật mắt lão
- Phải đeo kính lão là một TKHT
( Giữa dày hơn rìa.Để vật ở gần thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật)
- Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
* Vẽ ảnh của vật AB qua kính lão:
III. Vận dụng :
C7: Học sinh tự trả lời.
C8 : Cc (Ng cận thị) < Cc (Ng bt) < Cc (ng già)
HĐ5. Củng cố: (3')
- Những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục?
- Những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục ?
- HS đọc phần ghi nhớ .
HĐ6. Hướng dẫn về nhà : (2')
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài .
- Học bài và làm bài tập 49 (SBT).
- Đọc mục “có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài : Kính lúp.
Tiết 56 – Tuần 28 Ngày soạn ........................Ngày giảng......................
Bài 50 : Kính lúp
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết được kính lúp dùng để làm gì ?
- Nêu đặc điểm của kính lúp .
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp
- Biết cách sử dụng kính lúp để nhìn được vật kính thước nhỏ
2. Kỹ năng:
- Tìm tòi ứng dụng kĩ thuật để hiểu biết KT trong đời sống qua bài kính lúp.
3. Thái độ : - Nghiêm cứu ,chính xác .
II. Chuẩn bị :
1. Thầy :
2. Trò: + Đối với nhóm học sinh:
- 1-2 kính lúp có độ bội giác khác nhau
- Thước nhựa có GHĐ= 30cm và ĐCNN;1 mm
- 3 vật nhỏ : Con kiến chiếc lá cây, xác con kiến
III. Các hoạt động trên lớp :
HĐ1. Tổ chứccác tình huống học tập: (5')
*. Kiểm tra bài cũ :
- Cho 1 TKHT, hãy dựng ảnh của vật khi f > d hãy nhận xét ảnh của vật
* ĐVĐ : Như SGK.
*Bài mới:
HĐ2: Tìm hiểu kính lúp(15’)
GV: Yêu cầu HS :
- Đọc tài liệu, trả lời các câu hỏi.
- Kính lúp là gì? Trong thực tế em đã thấy dùng kính lúp trong trường hợp nào?
- GV giải thích số bội giác là gì ?
- Mối quan hệ giữa bội giác và tiêu cự như thế nào ?
- GV cho HS dùng 1 vài kính lúp có độ bội giác khác nhau để quan sát cùng 1 vật nhỏ - Rút ra nhận xét.
HS làm việc cá nhân trả lời C1 và C2.
HS rút ra kết luận : Kính lúp là gì ? Có tác dụng như thế nào ? Số bội giác G cho biết gì ?
HĐ3: Nghiên cứu cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp(15’)
- Yêu cầu HS thực hiện trên dụng cụ thí nghiệm .
- Trả lời C3
- Trả lời C4
- HS rút ra kết luận cách quan sát vật nhỏ qua TK .
Vậy muốn có ảnh ảo ta phải đặt vật trong khoảng nào?
GV: Yêu cầu HS : Vẽ ảnh khi d < f .
Yêu cầu HS kể lại một số trường hợp dùng kính lúp trong thực tế.
- Thực hiện với vị trí mắt ở Cc cho biết f.
HĐ4: Vận dụng – củng cố(8’)
Tổ chức HS làm C5,6.
Yêu cầu HS chốt kiến thức trọng tâm: Kính lúp là gì ? Số bội giác của kính lúp cho biết điều gì ?
- Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ?
Đọc ghi nhớ.
I. Kính lúp là gì ?
* Đặc điểm:
- Kính lúp là 1 TKHT có f ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ
- Môĩ kính lúp có 1 số bội giác KH: G
- Kính lúp có số bội giác càng lớn cho ảnh quan sát càng lớn
* Hệ thức giữa số bội giác và tiêu cự:
25
G = ----
f
- Đơn vị (cm)
G càng lớn sẽ có f càng ngắn
25 25
Gmin= ---- =1.5 x đfmax = ---- = 16,6 cm
f 1,5
* Kết luận :
- Kính lúp là TKHT
- Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ
- G cho biết ảnh thu được gấp bội lần so với khi không dùng kính lúp .
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp:
1. Thí nghiệm – Quan sát:
* Quan sát thấy:
Qua kính lúp sẽ có ảnh ảo, lớn hơn vật.
Muốn có ảnh ảo lớn hơn vật thì vật đặt trong khoảng FO (d < f)
*Vẽ ảnh khi d < f:
2. Kết luận : (SGK)
III. Vận dụng :
C5: Dùng kính lúp để .
- Đọc những chữ viết nhỏ
- Quan sát các chi tiết nhỏ của một số đồ vật ( chi tiết trong đồng hồ ,mạch điện tử của máy thu thanh ..)
C6: SGV.
* Ghi nhớ: SGK.
HĐ5. Hướng dẫn về nhà : (2')
- Học thuộc bài theo vở ghi và phần ghi nhớ trong SGK.
- Làm bài tập 50 SBT
* Gợi ý : Câu 50.6 : - Vẽ ảnh.
- Dựa vào tam giác đồng dạng để tính.
File đính kèm:
- Giao an ly 9 tiÕt 55,56.doc