I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính trung thực ,độc lập cho học sinh .
II. Đề bài :(in trang bên)
III. Đáp án - biểu điểm:(in trang bên)
IV. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét ý thức chuẩn bị và làm bài của học sinh.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 69, 70: Kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết........Tuần 35 Ngày soạn .......................Ngày giảng..................
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính trung thực ,độc lập cho học sinh .
II. Đề bài :(in trang bên)
III. Đáp án - biểu điểm:(in trang bên)
IV. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét ý thức chuẩn bị và làm bài của học sinh.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Tự đánh giá cho điểm bài kiểm tra của mình.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình.
A. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 4
Câu 1:
Hãy ghép mỗi phần a) ,b),c),d) ,e) với mỗi phần 1,2,3,4,5 để được một câu có nội dung đúng
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì
b) Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì.
c) Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì.
d) Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì
e) Khi góc tới bằng 0 thì
1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới
2. Bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ .Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới .
3. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
4. Góc khúc xạ cũng bằng 0 ,tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
5. Bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục vào môi trường trong suốt thứ hai .Độ lớn góc khúc xạ không bằng góc tới
Câu 2 :
Một bạn học sinh vẽ đường truyền của bốn tia sáng phát ra từ một ngọn đèn ở trong bể nước ra ngoài không khí (Hình vẽ)
1 2 3 4
Đường nào có thể đúng ?
A. Đường 1
B. Đưòng 2
C. Đường 3
D. Đưòng 4
Câu 3: Đặt một vật trước một thấu kính hội tụ sao cho f<d<2f ,ta sẽ thu được :
A. Một ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật .
B. Một ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
C. Một ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật
D. Một ảnh thật ngược chiều và bằng vật
Câu 4: Đặt một vật trước một thấu kính phân kì ,ta sẽ thu được :
A. Một ảnh ảo lớn hơn vật .
B. Một ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. Một ảnh thật lớn hơn vật
D. Một ảnh thật nhỏ hơn vật
B. Hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu từ số 5 đến 7
Câu 5 : Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là ..
Câu 6 : Thấu kính phân kì có bề dày ..
Câu 7 : Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ .
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục .
- Tia tới song song với trục chính thì .
- Tia tới qua tiêu điểm thì
C. Bài tập
Câu 8: Đặt một vật AB ,có dạng một mũi tên dài 0,5cm ,vuông góc với trục chính của một TKHT (B thuộc trục chính) và cách thấu kính 6 cm .Thấu kính có tiêu cự 4cm . Hãy dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích .
Câu 9: Hình dưới vẽ trục chính D ,quang tâm 0 ,hai tiêu điểm F, F' của một thấu kính ,hai tia ló 1,2 của hai tia tới xuất phát từ một điểm sáng S
a) Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì ?
b) Bằng cách vẽ hãy xác định ảnh S' và điểm sáng S.
Câu 10 : Người ta chụp ảnh một chậu cây cao 1m ,đặt cách máy ảnh 2 m .Phim cách vật kính của máy 6cm.Tính chiều cao của ảnh trên phim
III) Đáp án và biểu điểm :
A. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 4
Câu 1:(1,25đ) : a-5 ,b-5 , c-1 , d-2 ,c- 4 (mỗi ý đúng cho 0,25 đ)
Câu 2 : (0,5 đ) : ý D
Câu 3 : (0,5 đ) : ý B
Câu 4 : (0,5 đ) : ý B
B. Hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu từ số 4 đến 6
Câu 5 :(0,25đ) Hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước khi truyền từ không khí vào nước gọi là (hiện tượng khúc xạ ánh sáng)
Câu 6 :(0,5đ) : Thấu kính phân kì có bề dày (phần giữa nhỏ hơn bề dày phần rìa)
Câu 7 : (0,5đ) . Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ .
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục ( truyền thẳng theo phương của tia tới)
- Tia tới song song với trục chính thì ( tia ló qua tiêu điểm)
- Tia tới qua tiêu điểm thì (tia ló song song với trục chính)
C. Bài tập :
Câu 8: (2đ) - Vẽ đúng đường truyền của tia sáng cho 1đ
- Vẽ đúng tỉ lệ xích 1đ
Câu 9: (2đ) Nếu vẽ đúng cho (2đ)
h d
Câu 10:(2đ) áp dụng công thức : --- = ---- 1 đ
h' d'
h .d' 1 . 0,06
thay số tính ra h' = ----- = ---------- =0,03 m = 3cm (1đ)
d 2
Tiết....Tuần 35 Ngày soạn..........................Ngày giảng......................
Ôn tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu được khi nào vật có năng lượng và có những dạng năng lượng nào ?
- Có thể biến đổi các dạng năng lượng có trong tự nhiên thành những dạng năng lượng cần thiết cho nhu cầu của con người .
- Sự biến đổi qua lại giữa các dạng năng lượng tuân theo định luật bảo toàn năng lượng.
- Hiểu được quá trình biến đổi những dạng năng lượng có sẵn trong tự nhiên thành điện năng
2. Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng khái quát hoá ,hệ thống hoá kiến thức.
- Rèn kĩ năng phân tích hiện tượng
3. Thái độ :
- Nghiêm túc hợp tác .
II. Chuẩn bị :
GV: Nội dung và đáp án các câu hỏi ôn tập.
HS: Ôn toàn bộ chương trình đã học.
III. Các hoạt động trên lớp :
HĐ1. Tổ chức các hoạt động dạy hoc (2')
* Kiểm tra sĩ số, công tác chuẩn bị bài của HS.
* Kiểm tra bài cũ : Trong khi ôn tập.
* Vào bài: Nêu như phần mục tiêu.
* Bài mới:
HĐ2: Tổ chức học sinh ôn tập(20')
- GV yêu cầu HS:
- Cho ví dụ những vật có khả năng sinh công và có thể làm nóng vật khác?.
- Hãy kể những dạng năng lượng mà em đã gặp ,hãy chỉ ra một thiết bị ở đó có sự chuyển hoá hoá năng thành điện năng ?
- Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng?
-Vai trò của điện năng trong sản xuất ,sinh hoạt ...
- Qua trình sản xuất điện năng ở các nhà máy diễn ra như thế nào ?
- Hiện nay lượng điện sản xuất ra ở nước ta đã đủ tiêu dùng chưa?
Theo em phải làm như thế nào để tiết kiệm điện năng?
HĐ3: Tổ chức học sinh làm bài tập vận dụng(18')
- Yêu cầu 1HS đọc đầu bài 59.4
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
- Động cơ vĩnh cửu có tồn tại được trong thực tế không
+ Nghiên cứu bài 60.4
+ Gọi 2 H/S khá giỏi nhìn hình vẽ 60.1 chỉ ra chỗ sai trong lập luận của tác giả
- Gọi 1 HS làm bài 62.2
Vậy diện tích tấm pin mặt trời cần thiết là bao nhiêu ?
I. Lí thuyết :(23')
1. Khái niệm năng lượng :
-Những vật có khả năng thực hiện công ,có thể làm nóng các vật khác là vật có năng lượng .
2. Các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng:
- Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng ,quang năng,điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng .Nói chung mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
3. Định luật bảo toàn năng lượng :
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác .
4. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất :
- Dùng trong sinh hoạt : Thắp sáng, nấu ăn, xem ti vi, nghe đài.....
- Dùng trong giao thông
- Trong sản xuất kinh doanh : Máy nước, máy bào
5. Sản xuất điện năng :
a. Nhiệt điện : Năng lượng của than đá ,dầu ... được biến đổi thành điện năng
b. Thuỷ điện: Năng lượng của nước chuyển hoá thành điện năng
c. Máy phát điện gió : Năng lượng gió chuyển hoá thành điện năng
d. Pin mặt trời : Năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành điện năng .
e. Nhà máy điện hạt nhân: Năng lượng hạt nhân chuyển hoá thành điện năng
6. Sử dụng tiết kiệm điện năng :
Hiện nay lượng điện năng nước ta sản xuất ra không đủ cho tiêu dùng do vậy để đảm bảo cho sản xuất ,sinh hoạt ,kinh doanh yêu cầu tất cả mọi người phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện.
* Đối với HS :
- ở gia đình tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết .Đề nghị gia đình thay bóng đền sợi đốt bằng bóng đèn ống hay bóng đèn compăc
- ở trường : Yêu cầu tắt quạt ,đèn khi không cần thiết
II. Bài tập :(15')
1.Bài 59.4 : Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hoá học, hoá năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hoá năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động
2. Bài 60.4 : Không hoạt động được. Chỗ sai là không phải chỉ có lực đẩy ác- si -mét đẩy các quả nặng lên. Khi một quả nặng từ dưới đi lên, trước lúc đi vào thùng nước bị nước từ trên đẩy xuống. Lực đẩy này tỉ lệ với chiều cao cột nước trong thùng lớn hơn lực đẩy ác- si -mét tác dụng lên các quả nặng.
3. Bài 62.2:
Công suất tiêu thụ : 2.100 +75 =275W
Công suất ánh sáng mặt trời cần thiết cung cấp cho pin mặt trời
275.10=2750W
Diện tích tấm pin mặt trời cần thiết
2750/1400 ằ 1,96 m2
HĐ4. Củng cố: (3')
- Hướng dẫn học sinh làm bài 52,54,57(trang 67 ôn luyện vật lí 9)
HĐ5. Hướng dẫn về nhà : (2')
Về nhà ôn lại toàn bộ phần kiến thức đã học trong chương trình vật lí 9.
Làm lại các bài tập phần cơ, nhiệt, điện, quang trong chương trình vật lí bậc THCS.
File đính kèm:
- T69-70.doc