Tiết 49 . DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN(T1).
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được các tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào
một loại vật dẫn riêng, khác với vật dẫn quen thuộc là kim loại
- Hiểu được các hạt tải điện là êlectron tự do, lỗ trống và cơ chế tạo thành các hạt tải
điện đó trong chất bán dẫn tinh khiết.
2. Kỹ năng.
- Giải thích được sự dẫn điện của chất bán dẫn tinh khiết.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a. Kiến thức và dụng cụ:
- Thí nghiệm dụng cụ như sơ đồ hình 22.1 – SGK.
- Các hình vẽ trong SGK đã phóng to.
b. Phiếu học tập:
P1. Chọn phát biểu sai. Chất bán dẫn có đặc điểm
A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
C. Điện trở suât phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế.
D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
P2. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là
A. Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển rời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường.
94 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao - Tiết 49 đến 71, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 49 . Dòng điện trong chất bán dẫn(t1).
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được các tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào
một loại vật dẫn riêng, khác với vật dẫn quen thuộc là kim loại
- Hiểu được các hạt tải điện là êlectron tự do, lỗ trống và cơ chế tạo thành các hạt tải
điện đó trong chất bán dẫn tinh khiết.
Kỹ năng.
- Giải thích được sự dẫn điện của chất bán dẫn tinh khiết.
B. Chuẩn bị
Giáo viên
a. Kiến thức và dụng cụ:
- Thí nghiệm dụng cụ như sơ đồ hình 22.1 – SGK.
- Các hình vẽ trong SGK đã phóng to.
b. Phiếu học tập:
P1. Chọn phát biểu sai. Chất bán dẫn có đặc điểm
A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
Điện trở suât phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế.
Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
P2. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là
A. Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
Dòng chuyển rời có hướng của các êlectron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
Dòng chuyển rời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường.
P3. Chọn câu trả lời đúng
A. Êlectron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường.
Êlectron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm.
Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, tạp chất, mức độ chiếu sáng.
Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
c. Đáp án phiếu học tập: P1(C) ; P2(D) ; P3 ( C);
2. Học sinh
- Ôn lại bản chất dòng điện trong các môi trường.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số..
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng mới
Hoạt động 1 : Tính chất điện của bán dẫn
Hoạt đông của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Thảo luận về tính chất điện của bán dẫn.
- Trình bày về tính chất điện của bán dẫn
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết
Hoạt đông của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Thảo luận về tính dẫn điện.
- Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết.
- Trình bày sự dẫn điện và nêu kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời câu hỏi C1
- Yêu cầu HS đọc phần 2.
- Tổ chức thảo luận.
- Gợi ý.
- Yếu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, rút ra kết luận.
- Nêu câu hỏi C1.
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 50. Dòng điện trong chất bán dẫn (t2).
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể thay đổi một cach cơ bản tính chất điện của chất bán dẫn. Bằng cách pha tạp chất thích hợp, người ta có thể tạo thành chất bán dẫn loại n và loại p với nồng độ mong muốn.
- Hiểu được sự hình thành lớp chuyển tiếp p - n và giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp giáp p – n.
2. Kỹ năng.
- Giải thích được sự dẫn điện của chất bán dẫn tinh khiết và tạp chất loại p,n.
- Giải thích dòng điện qua lớp tiếp giáp p, n.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a. Kiến thức và dụng cụ:
- Thí nghiệm dụng cụ như sơ đồ hình 22.1 – SGK.
- Một số loại điốt bán dẫn.
- Các hình vẽ trong SGK đã phóng to.
b.Phiếu học tập:
P1. Chọn câu trả lời sai
A. Cấu tạo của điốt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p – n.
B. Dòng êlectron chuyển qua lớp tiếp xúc p – n chủ yếu theo chiều từ p sang n.
C. Tia catốt mắt thường không nhìn thấy được.
D. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
P2. Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p- n có tác dụng.
Tăng cường sự khếch tán của các hạt cơ bản.
Tăng cường sự khếch tán của các hạt cơ bản và các hạt không cơ bản.
Tăng cường sự khếch tán của các êletron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
Tăng cường sự khếch tán của các êletron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
c) Đáp án phiếu học tập: P1(B); P2(C)
2. Học sinh
- Ôn lại bản chất dòng điện trong các môi trường.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số..
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tính chất điện của bán dẫn?
- Nêu tính dẫn điện của bán dẫn tinh khiết?
3. Giảng mới
Hoạt động 1: Tính dẫn điện của bán dẫn tạp chất.
hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Thảo luận về tính dẫn điện.
- Tìm hiểu sự tạo thành hạt tải điện trong bán dẫn loại n.
- Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tạp chất từng loại n.
- Trình bày tính dẫn điện và nêu kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc SGK phần 3.b.
- Thảo luận về tính dẫn điện.
- Tìm hiểu sự tạo thành hạt tải điện trong bán dẫn loại p.
- Tìm hiểu sự tạo thành hạt tải điện trong bán dẫn loại n.
- Trình bày tính dẫn điện và nêu kết luận.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Gợi ý.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 3.b.
- Tổ chức thảo luận.
- Gợi ý.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Lớp chuyển tiếp p-n.
hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK phần 4.a.
- Thảo luận về sự hình thành lớp chuyển tiếp.
- Tìm hiểu sự hình thành lớp chuyển tiếp p–n.
- Trình bày sự hình thành lớp chuyển tiếp p-n.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc SGK phần 4.b.
- Thảo luận về dòng điện qua lớp chuyển tiếp p-n.
- Tìm hiểu dòng điện qua lớp chuyển tiếp p-n.
- Trình bày dòng điện qua lớp chuyển tiếp p-n.
- Trình bày và nêu được dòng điện thuận và ngược .
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc phần 4.c, rút ra nhận xét.
- Nhận xét đường đặc trưng Vôn – ampe.
- Yêu cầu HS đọc phần 4.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS đọc phần 4.b.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn, gợi ý.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, rút ra kết luận .
- Yêu cầu HS đọc phần 4.c.
- Yêu cầu HS nhận xét
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 51: Linh kiện bán dẫn(t1).
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của các linh kiện bán dẫn thường gặp như điốt
- Biết vận dụng các hiểu biết về tính chất của bán dẫn và của lớp chuyển tiếp p-n để giải thích hoạt động của các dụng cụ bán dẫn.
2. Kỹ năng
- Giải thích hiệu điện thế của điốt trong các sơ đồ sử dụng nó.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a) Kiến thức và dụng cụ:
- Một số loại điốt; một số mạch điện dùng linh kiện bán dẫn.
- Hình vẽ cấu tạo của điốt.
b) Phiếu học tập.
P1. Điốt bán dẫn cấu tạo gồm
A. Lớp tiếp xúc p-n. C. Ba lớp tiếp xúc p-n
B. Hai lớp tiếp xúc p-n. D. Bốn lớp tiếp xúc p-n.
P2. Điốt bán dẫn có tác dụng
A. Chỉnh lưu.
Khuếch đại.
Cho dòng điện đi theo hai chiều.
Cho dòng điện đi theo một chiều từ catốt sang anốt.
2. Học sinh.
- Ôn lại tính dẫn điện của bán dẫn tạp chất, dòng điện qua lớp chuyển tiếp p-n.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp. Sĩ số..
2. Kiểm tra bài cũ.
- Bán dẫn loại n là gi? Bán dẫn loại p là gi?
- Lớp chuyển tiếp p-n có đặc điểm gi?
3. Giảng mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Điốt chỉnh lưu.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Thảo luận, tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của điốt.
- Tìm hiểu đíôt chỉnh lưu.
-Trình bày cấu tạo và hoạt động của điốt.
- Trình bày cách sử dụng.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Gợi ý.
- Yêu cầu.
- Nhận xét.
- Nêu câu hỏi C1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phôtôđiốt, pin mặt trời, Điôt phát quang.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Thảo luận phôtôđiốt.
- Tìm hiểu phôtôđiốt.
-Trình bày về phôtôđiốt.
- Trình bày sử dụng phôtôđiốt.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc SGK.
- Thảo luận pin mặt trời.
- Tìm hiểu về pin mặt trời.
- Trình bày về pin mặt trời.
- Trình bày sử dụng pin mặt trời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc SGK.
- Thảo luận về điốt quang
- Tìm hiểu điốt quang.
- Trình bày về điốt quang.
- Trình bày sử dụng điốt quang.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.b.
- Tổ chức thảo luận.
-Hướng dẫn.
- Yêu cầu.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.c.
- Tổ chức thảo luận.
-Hướng dẫn.
- Yêu cầu
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.d.
- Tổ chức thảo luận.
-Hướng dẫn.
- Yêu cầu
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu pin nhiệt điện bán dẫn.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Thảo luận nhóm sử dụng cặp nhiệt điện bán dẫn.
- Tìm hiểu pin nhiệt điện bán dẫn.
- Trình bày sử dụng cặp nhiệt điện bán dẫn.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu HS đọc phần 1.e.
- Tổ chức thảo luận.
-Hướng dẫn.
- Yêu cầu
- Nhận xét.
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 52 : Linh kiện bán dẫn (t2).
A. Mục tiêu bài học.
* Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của linh kiện bán dẫn tranzito, vi mạch khuếch đại thuật toán và vi mạch lôgic.
- Hiểu được các mạch khuếch đại dùng tranzito loại chuyển tiếp p-n và tranzito thường.
- Biết vận dụng các hiểu biết về tính chất của bán dẫn và của lớp chuyển tiếp p-n để giải thích hoạt động của các dụng cụ bán dẫn.
* Kỹ năng
- Giải thích hoạt động của tranzito.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a) Kiến thức và dụng cụ:
- Một số loại tranzito; một số mạch điện dùng linh kiện bán dẫn.
- Hình vẽ cấu tạo của điốt và tranzito.
- Lắp bảng thí nghiệm hoàn chỉnh.
b) Phiếu học tập.
P4. Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm
A. Một lớp tiếp xúc p-n C. Ba lớp tiếp xúc p-n.
B. Hai lớp tiếp xúc p-n. D. Bốn lớp tiếp xúc p-n.
P5. Tranzito bán dẫn có tác dụng.
A. Chỉnh lưu.
B. Khuếch đại.
C. Cho dòng điện đi theo hai chiều.
D. Cho dòng điện đi theo một chiều từ catốt sang anốt
c) Đáp án phiếu học tập: P4(B); P5(B);
2. Học sinh.
- Ôn lại tính dẫn điện của bán dẫn tạp chất, dòng điện qua lớp chuyển tiếp p-n.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp 11A Sĩ số...
2. Kiểm tra bài cũ. Nờu cõu hỏi bằng phiếu PC1, PC2 bài trước.
3. Giảng mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của Tranzito.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK.
- Thảo luận về cấu tạo.
- Tìm hiểu cấu tạo của tranzito.
- Trình bày cấu tạo.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Yêu cầu HS đọc phần 2.a.
- Tổ chức thảo luận.
-Hướng dẫn.
- Yêu cầu
- Nhận xét.
- Nêu câu hỏi C2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của Tranzito.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận về hoạt động của tranzito.
- Tìm hiểu giải thích hoạt động của tranzito.
- Trình bày hoạt động của tranzito.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.b.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn.
- Yêu cầu
- Nhận xét.
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 53: bài tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về chất bán dẫn, điốt, Tranzito.
- Giúp học sinh phát triển tư duy lô gich.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tính toán.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh về chất bán dẫn, điốt, Tranzito.
- Chuẩn bị lí thuyết về phương pháp giải các dạng bài tập tương ứng.
2. Học sinh:
- Học thuộc lí thuyết của bài trước.
- Làm các bài tập về nhà.
III . tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp 11A Sĩ số..
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cấu tạo và hoạt động của Tranzito.
3. Giảng mới
Hoạt đụng của Giỏo Viờn
Hoạt đụng của học sinh
Hoạt động1: Củng cố lí thuyết
- Nêu câu hỏi tự luận giúp học sinh ôn lại lí thuyết.
- yêu cầu học sinh viết các công thức của bài trước.
- Nêu các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Trả lời các câu hỏi tự luận.
- Viết ra giấy nháp các công thức của bài trước.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm,
Hoạt động 2: Tìm hiểu dạng bài tập tính vận tốc trung bình của chuyển động có hướng của các hạt tải điện trong chất bán dẫn.(BT 3.23/tr39 SBT)
- Nêu bài tập: BT 3.23/tr39 SBT
- yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Gọi học sinh trình bày bài giải.
- Gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng.
- Đọc đề bài tập.
- Tóm tắt đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giải của bạn
- Nghe nhận xét đánh giá cuối cùng của giáo viên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dạng bài tập xác định hệ số chỉnh lưu của điôt bán dẫn. (BT 3.24/ trang 39 SBT)
- Gọi học sinh đọc đề BT 3.24/ trang 39 SBT
- yêu cầu học sinh đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Gọi học sinh trình bày bài giải.
- Gọi học sinh nhận xét bai giả của bạn.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá cuối cùng.
- Đọc đề BT 3.24/ trang 39 SBT
- Tóm tắt đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm phương pháp giải.
- Trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giả của bạn
- Nghe nhận xét đánh giá cuối cùng của giáo viên.
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiết 54-55: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của
điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
A. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Bằng thực nghiệm thấy rõ được đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
- Vận dụng kíên thức về dòng điện trong chất bán dẫn giải thích được kết quả thí nghiệm.
- Củng cố kỹ năng sử dụng dụng cụ đo điện như vôn kế, ampe, bước đầu làm quen
với dao động ký điện từ.
* Kỹ năng.
- Lắp đặt thí nghiệm, đo các đại lượng và tính toán kết quả.
- Làm được một bản báo cáo thí nghiệm: Vẽ đường đặc trưng Vôn – ampe qua thí
nghiệm.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
a) kiến thức đồ dùng:
- Thí nghiệm khảo sát đặc tính của điốt và tranzito.
- Một số hình vẽ và cách làm thí nghiệm.
b) Phiếu học tập.
P1. Dùng một miliampe kế đo cường độ dòng điện I qua điốt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A ( anốt) và K ( catốt) của điốt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK=0 thì I = 0. C. UAK<0 thì I = 0.
B. UAK>0 thì I = 0. D. UAK>0 thì I >0.
P2. Dùng một miliampe kế đo cường độ dòng điện I qua điốt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A ( anốt) và K ( catốt) của điốt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK=0 thì I = 0. B. UAK>0 và tăng thì I > 0 và cũng tăng.
C. UAK>0 và giảm thì I > 0 và cũng giảm. D.UAK<0 và giảm thì I < 0 và cũng giảm.
P3. Dùng một miliampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cựcbazơ, và một ampe kế đo cường độ dòng điện IC qua côlectơ của tranzito. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì IC tăng. C. IB giảm thì IC giảm.
B. IB tăng thì IC giảm. D. IB rất nhỏ thì IC cũng nhỏ
P4. Dùng một miliampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cựcbazơ, và một vôn kế đo hiệu điện thế UCE giữa côlectơ và emitơ của tranzito mắc E chung. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì UCE tăng. B. IB tăng thì UCE giảm.
C. IB giảm thì UCE giảm. D. IB đã đạt bão hòa thì UCE bằng không.
* Đáp án phiếu học tập: P1(B); P3(B); P2 ( D); P4(A)
2. Học sinh
- Đọc và chuẩn bị bài thực hành, chuẩn bị báo cáo thí nghiệm
C. Tổ chức các họat động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp 11A Sĩ số....
Lớp 11A Sĩ số....
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng mới
Hoạt động1: Tìm hiểu mục đích và cơ sở lí thuyết
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa để nắm được mục đích của bài thực hành.
- Trình bày mục đích của bài thực hành.
- Nghe nhận xét
- Đọc sách giáo khoa để nắm được cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
- Trình bày cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để nắm được mục đích của bài thực hành.
- Gọi học sinh trình bày mục đích của bài thực hành.
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để nắm được cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
- Gọi học sinh trình bày cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
- Nhận xét
Hoạt động2: Tiến hành thí nghiệm với điốt.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận.
- Nêu phương án thí nghiệm và cách tiến hành.
- Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm.
- Lắp đặt thí nghiệm theo phương án.
- Cân chỉnh thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm, đo các đại lượng.
- Tiến hành đo các đại lượng, mỗi giá trị đo ít nhất 3 lần.
- Ghi chép kết quả.
- Xử lí kết quả đo được. Xác định giá trị đại lượng.
- Nhận xét kết quả.
- Chia nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và thảo luận để tìm phương án thí nghiệm .
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh.
- Hướng dẫn.
- Quan sát.
- Nhắc nhở ( nếu cần).
- Nhận xét kết quả.
- Yêu cầu học sinh
- Nhận xét kết quả.
Hoạt động3: Tiến hành thí nghiệm với Tranzito.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận.
- Nêu phương án thí nghiệm và cách tiến hành.
- Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm.
- Lắp đặt thí nghiệm theo phương án.
- Cân chỉnh thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm, đo các đại lượng.
- Tiến hành đo các đại lượng, mỗi giá trị đo ít nhất 3 lần.
- Ghi chép kết quả.
- Xử lí kết quả đo được. Xác định giá trị đại lượng.
- Nhận xét kết quả.
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và thảo luận để tìm phương án thí nghiệm .
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh.
- Hướng dẫn.
- Quan sát.
- Nhắc nhở ( nếu cần).
- Nhận xét kết quả.
- Nhận xét kết quả.
4. củng cố và tổng kết bài học.
- Nêu câu hỏi củng cố: các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, câu hỏi trắc
nghiệm trong phiếu học tập .
- Tổng kết trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Chương IV: Từ trường
Tiết 56: Từ trường
A. Mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Hiểu được khái niệm tương tác từ, tư trường, tính chất cơ bản của từ trường
- Nắm được vectơ cảm ứng từ ( phương, chiều), đường sức từ, từ phổ. Quy tắc về
đường sức từ.
- Trả lời câu hỏi từ trường đều là gì và biết được từ trường đều tồn tại bên trong
khoảng không gian giữa hai cực của nam châm chữ U.
* Kỹ năng
- Giải thích được tính tương tác.
- Giải thích được các tính chất đường sức từ .
- Nhận biết được từ trường đều và sự tồn tại của nó.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
- Thí nghiệm tương tác từ: hai nam châm, nguồn điện một chiêu, dây dẫn, kim nam châm( la bàn).
- Một số hình vẽ trong sách giáo khoa đã phóng to.
2. Học sinh
- ôn lại từ trường đã học ở THCS.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp 11A Sĩ số....
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng mới
Hoạt động 1: Tương tác từ, từ trường.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận, về cực từ của nam châm.
- Trình bày cực từ của nam châm.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Quan sát TN, Nhận xét kết quả.
- Thảo luận, thống nhất nhận xét.
+ Tương tác giữa hai nam châm vĩnh cửu: Hai nam châm vĩnh cửu có tương tác với nhau nếu hai cực cùng dấu thì đẩy nhau, hai cực trái dấu thì hút nhau.
+ Nam châm và dòng điện có tương tác với nhau.
+ Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau, Hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau.
- Trình bày nhận xét.
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận.
- Tìm hiểu khái niệm từ trường.
- Trình bày khái niệm từ trường.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận về tính chất từ trường.
- Tìm hiểu về tính chât cơ bản của từ trường.
- Trình bày tính chất cơ bản.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận tìm hiểu vectơ cảm ứng từ.
- Tìm hiểu khái niệm vectơ cảm ứng từ.
- Trình bày khái niệm.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận tìm hiểu điện tích chuyển động trong từ trường.
- Trình bày hiện tượng.
- Nhận xét bạn trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Nhận xét và đưa ra kết luận.
- Làm thí nghiệm vê tương tác từ.
+Tương tác giữa hai nam châm vĩnh cửu.
+ Tương tác giữa nam châm và dòng điện.
+ Tương tác giữa dòng điện với dòng điện
- Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Nêu khái niệm lực từ
- Nêu câu hỏi C1.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm từ trường.
- Đặt câu hỏi.
- Nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.b.
- Tổ chức thảo luận.
- Gợi ý ( nếu cần);
- Nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.c.
- Tổ chức thảo luận.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu khái niệm vectơ cảm ứng từ.
- Nhận xét.
- Nêu câu hỏi C2.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.d.
- Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Đường sức từ, từ trường đều.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận về đường sức từ.
-Trình bày định nghĩa đường sức từ.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận về các tính chất đường sức từ.
-Trình bày các tính chất đường sức từ.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Quan sát TN và rút ra nhận xét.
- Tìm hiểu từ phổ là gì?
- Trình bày khái niệm từ phổ.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc sách giáo khoa .
- Thảo luận về từ trường đều.
- Tìm hiểu khái niệm từ trường đều.
- Trình bày từ trường đều.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Trả lời câu hỏi C3.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 3.a.
- Tổ chức thảo luận.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 3.b.
-Tổ chức thảo luận các tính chất đường sức từ.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét và kết luận.
- Làm thí nghiệm từ phổ.
- Yêu cầu học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc phần 4.
-Tổ chức thảo luận.
- Hướng dẫn học sinh khái niệm từ trường đều.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét
- Nêu câu hỏi C3.
4. Củng cố, tổng kết bài:
- Nêu câu hỏi củng cố.
- Tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Nêu yêu cầu và chuẩn bị cho bài sau.
Ngày giảng: Lớp 11A Thứ..ngày.//2009
Tiế 57: Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện.
A. Mục tiêu bài học
* Kiến thức.
- Nắm được phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện là phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ...
- Phát biểu đúng quy tắc bàn tay trái và biết cách vận dụng nó vào quy tắc đó.
* Kỹ năng
- Xác định được phương, chiều lực tác dụng lên dòng điện bằng quy tắc bàn tay trái và ngược lại.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
a. Kiến thức và dụng cụ.
- Thí nghiệm về lực tác dụng lên đoạn dòng điện.
- Hình vẽ quy tắc bàn tay trái.
b. Phiếu học tập
P1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi.
A. Đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. Đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. Đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. Quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
P2. Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều .
A. Thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
B. Thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
c) Đáp án phiếu trắc nghiệm: P1 (C); P2 (D) ;
2. Học sinh.
- Ôn lại tương tác quy tắc bàn tay trái ở THCS.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp.
Lớp 11A Sĩ số....
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu đặc tính cơ bản của từ trường?
- Đường sức từ là gi, nêu tính chất của đường sức.
- Từ trường đều là gi?
3. Giảng mới
Hoạt động 1: Lực tác dụng lên dòng điện.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Quan sát thí nghiệm. Ghi nhận kết quả.
- Thảo luận về lực tác dụng lên dòng điện.
- Tìm hiểu về lực từ...
- Trình bày nhận xét...
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Làm thí nghiệm
File đính kèm:
- 11_Nang_cao49-71.doc