Giáo án Vật lý lớp 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

I. MỤC TIÊU:

 Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:

 1. Kiến thức:

 + Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.(B)

 + Nhận biết các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.(B)

 + So sánh được sự nở vì nhiệt của chất lỏng so với chất rắn.(H)

 + Giải thích được các hiện tượng vật lí trong đời sống hàng ngày.(VD)

 2. Kĩ năng:

 + Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.(Làm thành thạo)

 3. Thái độ:

 + Rèn tính cẩn thận, khả năng quan sát, ý thức hợp tác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Lớp: SP Lý – KTCN K35 Ngaøy soaïn : 2/9/2012 Tuaàn: Ngaøy daïy : 3/9/2012 Tiết : Bài 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được: 1. Kiến thức: + Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.(B) + Nhận biết các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.(B) + So sánh được sự nở vì nhiệt của chất lỏng so với chất rắn.(H) + Giải thích được các hiện tượng vật lí trong đời sống hàng ngày.(VD) 2. Kĩ năng: + Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.(Làm thành thạo) 3. Thái độ: + Rèn tính cẩn thận, khả năng quan sát, ý thức hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giao viên: _ Giáo án bài: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. _ Phương tiện: dụng cụ thí nghiệm: + Một bình thủy tinh đáy bằng đựng nước màu. + Nút cao su có lỗ xuyên ống thủy tinh nhỏ để đậy bình thủy tinh trên. + Một chậu nhựa. 2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài học. III. PHƯƠNG PHÁP ( Chủ đạo) : Đàm thoại , thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp. 2. KTBC: ( 5 phút ) _ Nêu kết luậnvề sự nở vì nhiệt của chất rắn? _ Làm bài tập 18.4; 18.5 SBT. 3. Đặt vấn đề: (2 phút ) : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. à Đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó hay không? Nếu xảy ra hiện tượng đó thì cĩ gì giống và khác nhau so với chất rắn. Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦAHỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Làm thí nghiệm à quan sát xem nước có nở ra khi nóng lên hay không ? (15 phút) Yêu cầu: xem H19.1 SGK/ 60. -Giới thiệu mục đích TN0 : Khi nóng lên hay nguội đi chất lỏng như thế nào? + Nêu tên các dụng cụ TN0? - Quan sát mực nước trong ống lúc ban đầu và dự đoán hiện tượng gì xảy ra nếu đặt bình cầu vào chậu nước nóng? - Làm TN0à quan sát hiện tượng àtrả lời C1. - Cho biết chất lỏng nở ra khi nào? - Dự đoán: hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống nếu đặt bình cầu vào chậu nước lạnh? - Làm TN0àquan sát hiện tượngàtrả lời C2. - Vậy khi nào chất lỏng nở ra?co lại? Kết luận : Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Tích hợp: Khi đun nước không nên đổ đầy ấm vì khi nước nóng nở ra à tràn ra ngoài. Nếu đổ đầy ấm thì vừa hao tốn năng lượng , vừa có thể gây hư hỏng các đồ vật. Lớp: theo dõi H19.1 SGK/60 + Kể tên các dụng cụ TN0 - Dự đoán hiện tượng. - Quan sát hiện tượngàcá nhân trả lời C1: mực nước dâng lênvì nước nóng lên , nở ra. - Trả lời: chất lỏng nở ra khi nóng lên. - Dự đoán hiện tượng. - Quan sát hiện tượngàtrả lời C2: mực nước tụt xuống. - Cá nhân trả lời: + Khi nóng: nở ra, khi lạnh: co lại. 1.Làm thí nghiệm -H19.1 SGK/60. -Kết quả: C1. Mực nước dâng lên vì nước nóng nở ra. C2. Mực nước hạ xuống vì nước lạnh, co lại. - Kết luận: Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. Hoạt động 2: Chứng minh chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (8 phút) - Yêu cầu: xem H19.2 SGK/60. - Nêu tên các dụng cụ TN0? - Vấn đề: cùng điều kiện về nhiệt, cùng thể tích: các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt có như nhau hay không?. - Gợi ý bằng các câu hỏi: + Mực nước ở 3 bình cầu có bằng nhau hay không khi đặt 3 bình cầu vào cùng 1 chậu nước nóng? + Ở cùng điều kiện nhiệt, cùng thể tích thì cc chất lỏng ở 3 bình cầu nở vì nhiệt như thế nào? à Trả lời C3. Kết luận: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Theo di : H19.2 SGK/60 - Kể tên các dụng cụ TN0. - Trả lời: + Không giống nhau. + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C3.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 3: Rút ra kết luận. (5 phút) - Yêu cầu: + Hoàn thành C4 vào vở. + Hướng dẫn lớp thảo luận thống nhất câu trả lời. - Thảo luận nhóm à trả lời C4: a. (1) tăng ; (2) giảm b. (3) không giống nhau. C4. 1. Tăng. 2. Giảm. 3. Không giống nhau. Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố. (8 phút) - Hướng dẫn HS trả lời C5; C6; C7. - Trả lời mẫu đối thoại đầu bài? -Nhắc lại: + Nêu kết luận về sự giản nở vì nhiệt của chất lỏng ? +So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng so với chất rắn ? - Hướng dẫn HS trả lời C5; C6; C7. - Trả lời : Sai. Vì khi đun nước nóng lên, nở ra à tràn ra ngoài. -Nhắc lại: + Nêu kết luận về sự giản nở vì nhiệt của chất lỏng ? +So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng so với chất rắn ? C5.Vì khi đun:nước nóng lên,nở raàtràn ra ngoài. C6.Vì khi vận chuyển đi xa, nút chai có thể bật ra khi chất lỏng trong chai nở ra vì nhiệt. C7. Vì thể tích tăng như nhau nên ống nào nhỏ hơn thì mực chất lỏng dâng cao hơn. 4. Dặn dò (2 phút): + Học phần ghi nhớ. + Đọc có thể em chưa biết + Làm bài 19.1à19.5 SBT/ 24. + Tìm hiểu trước bài:Sự nở vì nhiệt của chất khí. . V.RÚT KINH NGHIỆM: 1. Nội dung: _ Đặt vấn đề mới hơn. _ Có sự liên hệ với thực tế. _ Có sự tích hợp: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp: _ Kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học. _ Phát huy được tính tích cực của học sinh.

File đính kèm:

  • docSU NO VI NHIET CUA CHAT LONG.doc