Tiết 17 : Kiểm tra học kì I
A- Yêu cầu
-Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng
-Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra
-Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học
B- Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập của HS về: Đo độ dài,đo thể tích,đo khối lượng, hai lực cân bằng, những kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực, mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng, máy cơ đơn giản
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 17: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 17 : Kiểm tra học kì I
A- Yêu cầu
-Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng
-Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra
-Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học
B- Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập của HS về: Đo độ dài,đo thể tích,đo khối lượng, hai lực cân bằng, những kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực, mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng, máy cơ đơn giản
C- Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Mục tiêu
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài
1
0,5
1
0,5
Đo thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước
1
0,5
1
0,75
1
0,5
3
1,75
Khối lượng.Đo khối lượng
1
0,5
1
0,5
Lực. Hai lực cân bằng.
2
1
1
1,25
3
2,25
Trọng lượng riêng
1
1,5
1
1,5
Khối lượng riêng
1
2
1
2
Máy cơ đơn giản
1
1,5
1
1,5
Tổng
3
1,5
4
3
1
1,5
1
0,5
2
3,5
11
10
D-Thành lập câu hỏi theo ma trận
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài quyển sách Vật lý 6 ?
A. Thước thẳng có GHĐ 1dm và ĐCNN 1cm
B. Thước thẳng có GHĐ 25cm và ĐCNN 5mm
C. Thước thẳng có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm
D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
2. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50 cm3 nước. Khi thả hòn sỏi vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 85 cm3. Thể tích của hòn sỏi là:
A. 50 cm3 B. 35 cm3 C. 85 cm3 D. 135 cm3
3. Trên một chai nước khoáng có ghi 750 ml. Số đó chỉ :
A. Sức nặng của chai nước B. Khối lượng của nước trong chai
C. Thể tích của chai D. Thể tích của nước trong chai
4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng loại cân nào sau đây để cân hoá chất khi làm thia nghiệm ?
A. Cân Rôbécvan có GHĐ 500g và ĐCNN 1g
B. Cân tạ có GHĐ 500kg và ĐCNN 1 kg
C. Cân đồng hồ có GHĐ 1kg và ĐCNN 20g
D. Cân Rôbécvan có GHĐ 10kg và ĐCNN 50g
5. Một học sinh dá vào quả bóng cao su đang nằm yên dưới đất. Điều gì sẽ xảy ra ?
A. Quả bóng bị biến đổi chuyển động
B. Quả bóng bị biến dạng
C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng
D. Quả bóng bị bay đi xa
6. Biến dạng của vật nào sau đây là biến dạng đàn hồi ?
A. Một sợi dây cao su bị kéo giãn B. Một cục sáp nặn bị bóp bẹp C. Một từ giấy bị gấp đôi D. Một cành cây bị gãy
II- Điền số hoặc từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
7. Dưới tác dụng của(1)........................ của quả cầu, lò xo bị giãn ra. Lò xo đã bị (2) .......................... Lò xo là vật (3)........................ Khi bị biến dạng, lò xo sẽ tác dụng vào quả cầu một lực(4)....................... Lực này và trọng lượng của quả cầu là hai lực (5).......................
8. 2500 cm3 =(6)....................lít =(7)....................... dm3 =(8)......................... m3
III- Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
9. Làm thế nào để xác định định được trọng lượng riêng của một viên bi bằng thép?
10. Một vật có khối lượng 54 kg và có thể tích 0,02m3. Hãy tính khối lượng riêng của chất làm vật đó. Đó là chất gì?
11. Để kéo một vật có khối lượng 25 kg lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo vật lên phải có cường độ ít nhất là bao nhiêu?
E- Đáp án và biểu điểm
I- 3 điểm:
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.C 2.B 3.D 4.A 5.C 6.A
II- 2 điểm:
Mỗi số hoặc mỗi từ (cụm từ) điền đúng được 0,25 điểm
7. (1) trọng lượng (2) biến dạng (3) có tính chất đàn hồi
(4) đàn hồi (5) cân bằng
8. (6) 25 lít (7) 25 dm3 (8) 0,025 m3
III- 5 điểm:
9.(1,5 điểm)
- Đo trọng lượng P của viên bi bằng lực kế ( 0,5 điểm)
- Đo thể tích V của viên bi bằng bình chia độ ( 0,5 điểm)
- Xác định trọng lượng riêng của viên bi bằng công thức:
d = ( 0,5 điểm)
10.( 2 điểm)
Khối lượng riêng của chất làm vật đó là: D = = = 2700 (kg/m3) ( 1,5 điểm)
Chất làm vật là nhôm ( 0,5 điểm)
11. ( 1,5 điểm)
Trọng lượng của vật đó là:
P = 10.m = 10.25 = 250 N ( 1 điểm)
Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo có cường độ ít nhất
bằng trọng lượng của vật: F = P = 250 N ( 0,5 điểm)
–––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- Tiet 17(6).doc