Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

A- Mục tiêu

- Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

- Kỹ năng sử dụng nhiệt kế, quan sát, so sánh và sử dụng đúng các thuật ngữ.

- Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý

B- Chuẩn bị

- Mỗi nhóm HS: 2 cốc thuỷ tinh, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 31: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) A- Mục tiêu - Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. - Kỹ năng sử dụng nhiệt kế, quan sát, so sánh và sử dụng đúng các thuật ngữ. - Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý B- Chuẩn bị - Mỗi nhóm HS: 2 cốc thuỷ tinh, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu C- Tổ chức hoạt động dạy học I- Tổ chức Lớp: II- Kiểm tra HS1: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? HS2: Hãy giới thiệu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng? Yêu cầu HS cả lớp tham gia thảo luận. III- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (8ph) - GV làm thí nghiệm: Đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước. Một lúc sau nhấc đĩa ra, cho HS quan sát và nêu nhận xét. - Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. - Gợi ý để HS tham gia vào việc đưa ra dự đoán: Muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ , phải làm tăng hay giảm nhiệt độ? HĐ2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (20ph) - ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, bằng cách giảm nhiệt độ của không khí , ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này. - Hướng dẫn HS cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. - Hướng dẫn và theo dõi HS trả lời, thảo luận nhóm và ở lớp cho các câu C1, C2 C3, C4, C5 để thống nhất câu trả lời. HĐ3: Trả lời các câu hỏi phần vận dụng (10ph) - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C6, C7, C8. - Hướng dẫn HS thảo luận chung các câu trả lời của các câu C6, C7, C8 dể thống nhất. - GV chốt lại các câu trả lời. - HS quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét. I- Sự ngưng tụ - Ghi vở: Bay hơi Lỏng Hơi Ngưng tụ 1- Tìm cách quan sát sự ngưng tụ a- Dự đoán - HS tham gia dự đoán và nêu dự đoán của mình. b- Thí nghiệm kliểm tra - HS có thể vạch kế hoạch thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. - Các nhóm lấy dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK dưới sự hướng dẫn của GV. c- Rút ra kết luận - Cá nhân HS trả lời câu C1, C2, C3, C4, C5. - Thảo luận nhóm và thảo luận ở lớp về các câu trả lời. C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. C2: Có nước đọng ở ngoài mặt côcs thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng. C3: Không . Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu và nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài. C4: Do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. C5: Đúng 2- Vận dụng - HS trả lời và thảo luận các câu tra rlời C6, C7, C8 C6: Hơi nước trong các đám mây, ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ tạo thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. C7: Hơi nước trong không khí ban đem gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây. C8: Trong chai đựng rượu, đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Chai được đậy kín, có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu được ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở, quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần. IV- Củng cố - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Giới thiệu nội dung: Có thể em chưa biết - Yêu cầu HS làm bài tập 26-27.3 (SBT) V- Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 26-27.4 đến 26-27.7 (SBT) - Đọc trước bài 28: Sự sôi Chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô vuông và bảng 28.1(SGK/86) ************************

File đính kèm:

  • docTiet 31(6).doc
Giáo án liên quan