Giáo án Vật lý lớp 7 - Tiết 21 - Bài 19: Dòng điện, nguồn điện

I - Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Học sinh nêu tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết được các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.

II - Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Một số loại pin, hình 19.1

2. Học sinh:

Mỗi nhóm: 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 nguồn điện.

III – Phương pháp:

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

IV – Tổ chức giờ học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7765 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 7 - Tiết 21 - Bài 19: Dòng điện, nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/01/2012 Ngày giảng: 01/02/2012 Tiết 21 – Bài 19: Dòng điện – Nguồn điện I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Học sinh nêu tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết được các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II - Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Một số loại pin, hình 19.1 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 nguồn điện. III – Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực IV – Tổ chức giờ học: *, Khởi động – Mở bài (7’) - Mục tiêu: Nêu được các loại điện tích, và sự tương tác giữa chúng, nêu được tình huống vào bài. - ĐDDH: - Cách tiến hành: Kĩ thuật “động não”, hoạt động cá nhân. + Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các loại điện tích? + Khi nào thì vật nhiễm điện âm, khi nào thí vật nhiễm điện dương? - Giáo viên nhận xét cho điểm. Điện tích có ở mọi chỗ, mọi vật xung quanh ta, điện tích có trong nguyên tử. Không thể mất điện tích được, “có điện” hay “mất điện” có nghĩa là có dòng điện hoặc mất dòng điện. Vậy dòng điện là gì? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu * Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì? (8’) - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm dòng điện và các dụng cụ điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. - ĐDDH: Hình 19.1 - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bước 1:HĐ cá nhân Gv treo tranh hình 19.1 + Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1 nêu sự tương tự? Đồng thời hoàn thành C1? + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. - Giáo viên đưa ra những sự tương tự khác. + Yêu cầu học sinh trả lời C2? + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong phần nhận xét? + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. *Bước 2: HĐ cả lớp + Dòng điện là gì? Dấu hiệu nhận biết dòng điện? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. I - Dòng điện: HĐ cá nhân, trả lời: C1 nước đựng. chảy. C2: Cọ xát lần nữa để tăng thêm sự nhiễm điện của mảnh phim nhựa, tương tự như đổ thêm nước vào bình. * Nhận xét ….dịch chuyển ….. * Kết luận: (SGK-53) * Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng (5’) - Mục tiêu: HS nêu được các nguồn điện thường dùng, phân biệt được cực âm cực dương của nguồn điện và cách kí hiệu của các cực. - ĐDDH: Một số quả pin - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp *Bước 1: HĐ cá nhân - Giáo viên thông báo tác dụng của nguồn điện như sách giáo khoa + Yêu cầu học sinh trả lời C3 + Yêu cầu học sinh quan sát vào các pin đã chuẩn bị sẵn và chỉ ra đâu là cực âm, cực dương? + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 2: HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. II - Nguồn điện: 1. Các nguồn điện thường dùng Cực dương KH: (+) Cực âm KH: (-) C3 H19.2: Pin, ắcquy Tuỳ học sinh * Hoạt động 3: Mắc mạch điện va kiểm tra đèn báo sáng (12’) - Mục tiêu: HS mắc được mạch điện như hình vẽ và kiểm tra được khi mạch điện chưa hoạt động. - ĐDDH: 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 nguồn điện. - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm * Bước 1: HĐ nhóm Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách lắp ráp thí nghiệm và tiến hành đóng mặc điện + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm(5’) - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm. + Yêu cầu học sinh nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến bóng đèn không sáng? + Yêu cầu học sinh nhận xét *Bước 2:HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. 2. Mạch điện có nguồn điện Học sinh làm thí nghiệm HĐ cả lớp trả lời * Hoạt động 4: Vận dụng (8’) - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải thích được một số kiến thức liên quan - ĐDDH: - Cách tiến hành: *Bước 1:HĐ cá nhân + Yêu cầu học sinh hạt động cá nhân hoàn thành C4, C5, C6? + Yêu cầu học sinh nhận xét? *Bước 2:HĐ cả lớp - Giáo viên thống nhất ý kiến. III - Vận dụng C4 Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. C5: Tuỳ học sinh C6 Cho bánh xe quay và để đinamô chạm vào bánh xe *V, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’) - Tổng kết giờ học: + Dòng điện là gì? Dòng điện được lấy từ đâu? + Nêu các cực của nguồn điện và kí hiệu của các cực? + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? - Hướng dẫn các hoạt động về nhà + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

File đính kèm:

  • doct21.doc