Giáo án Vật lý lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực

Bài 4 Tiết 4

Tuần 4

1. Mục tiêu

1.1 Kiến thức :

Học sinh biết:

- Biết nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.

- Nhận biết lực là đại lượng véc tơ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng cũa lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của lực.

Học sinh hiểu: Biểu diễn được véc tơ lực.

1.2 Kỹ năng:

- Học sinh biểu diễn được véc tơ lực.

1.3 Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI :BIỂU DIỄN LỰCÏ Bài 4 Tiết 4 Tuần 4 Ngày dạy: 1. Mục tiêu 1.1 Kiến thức : Học sinh biết: - Biết nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nhận biết lực là đại lượng véc tơ. - Nêu được ví dụ về tác dụng cũa lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của lực. Học sinh hiểu: Biểu diễn được véc tơ lực. 1.2 Kỹ năng: - Học sinh biểu diễn được véc tơ lực. 1.3 Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn. 2. Trọng tâm: - Nhận biết lực là đại lượng véc tơ. - Biểu diễn được véc tơ lực. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Dụng cụ làm thí nghiệm H4.1 3.2 Học sinh: Tìm hiểu các yếu tố để biểu diễn vectơ lực, thước chia độ. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8a1:.. 8a2: 4.2. Kiểm tra miệng ? Định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều? (4đ) ? Khi nói vận tốc người đi xe đạp là 4 m/s tức nói vận tốc nào? Con số đó có ý nghĩa gì ? (3đ) ? Các yếu tố để biểu diễn vectơ lực(3đ) + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. + Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Khi nói vận tốc người đi xe đạp là 4 m/s tức nói đến vận tốc trung bình - v = 4 m/s có nghĩa là mỗi giây người đi xe đạp đi được quãng đường là 4m 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *. Hoạt động 1: Vào bài F Một đầu tàu kéo các toa với 1 lực có cường độ là 106N chạy theo hướng B-N làm thế nào để biểu diễn lực kéo trên? Ta sẽ học ở bài 4. Hoạt động 2 : Ôân lại khái niệm lực I. Ôn lại khái niệm lực ? Khi tác dụng 1 lực vào 1 vật gây ra hiện tượng gì? (Biến đổi chuyển động ; biến dạng) ? Để xác định sự nhanh chậm của 1 vật ta dùng khái niện gì ? (Vận tốc.) F Vận tốc còn có thể xác định hướng của chuyển động. Vậy vận tốc và lực có sự liện quan nào không? Þ Hoạt động 2 *. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tố (HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi C1/15SGK) ? Lực tác dụng lên vật gây tác dụng gì? ? Tác dụng của lực theo mấy chiều? FĐể biểu diễn lực ta cần biến những yếu tố nào? *. Hoạt động 4: Thông báo đặc điển của lực và cách biểu diễn véctơ ? Tại sao người ta lực là 1 đại lượng véctơ? + Do lực có yếu tố: độ lớn, phương chiều - Hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố: địa điểm đặt, phương chiều, độ lớn. - Để biểu diễn véctơ lực ta làm như thế nào? (Học sinh đọc thông tin) ? Để biểu diễn véctơ lực ta cần mấy yếu tố? - Điểm đặt của lực chính là gốc mũi tên. ? Véctơ lực được kí hiệu như thế nào? ? Cường độ của lực được kí hiệu? - Giáo viên nêu VD /16 SGK + Điểm đặt tại A. + Véctơ có phương chiều như thế nào? C1: C1 : H4.1 : Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên. -H4.2 : Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. - Tác dụng lực lên 1 vật bao giờ cũng có tính 2 chiều. II. Biểu diễn lực 1. Lực là 1 đại lượng véctơ. - Mỗi lực có độ lớn, phương chiều xác định 2. Cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực. a. Biểu diễn véctơ lực ta dùng mũi tên: - Gốc là đ2 lực t.dụng (đ2 đặt) - Phương chiều mũi tên trùng phương chiều của lực. - Độ dài mũi tên biều diễn cường độ lực theo tỉ xích cho trước. b. Kí hiệu véctơ lực: Kí hiệu cường độ của lực: F Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. + Cường độ: F = 15N - Ở đây tỉ xích được biểu diễn trên hình vẽ. * Hoạt động 4: Vận dụng PP: GV hướng dẫn cả lớp thảo luận Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu 2, câu 3 - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm câu 2, học sinh còn lại làm vào vở. - 3 học sinh lên bảng làm câu 3 Yêu cầu HS nhận xét GV chốt lại kết qủa III. Vận dụng: Câu 2: Câu 3: 1: Điểm đặt tại A, phương thẳng, chiều từ dưới lên, cương độ lực F1 = 20N 2: Điểm đặt tại B; phương ngang; chiều từ trái sang phải, cường độ lực F2 = 30N 3: Điểm đặt tại C; phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang (xy); chiều hướng lên, cường độ lực F3 = 30N 4.4. Câu hỏi và bải tập củng cố + Biểu diễn véctơ lực ta làm như thế nào? Ta dùng dấu mũi tên. - Gốc là điểm đặt lực tác dụng. - Phương, chiều mũi tên trùng phương chiều của lực. - Độ dài mũi tên biểu thị cường độ lực theo tỉ xích. + Làm bài 4.1/18 SBT Chọn câu đúng nhất là: D + Bài 4.3/18 SBT. Điền từ - Khi thả rơi vật do sức hút của trái đất vân tốc của vật tăng. - Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc vủa bóng giảm. 4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: Đối với bài học ở tiết này: ? Biểu diễn véctơ lực ta làm như thế nào? ? Véctơ lực được kí hiệu như thế nào? ? Cường độ của lực được kí hiệu? ? Lực tác dụng lên vật gây tác dụng gì? - Làm bài 4.2, 4.4, 4.5/8 SBT Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Chuẩn bị: Sự cân bằng lực - Quán tính ? Hai lực cân bằng là gì? ? Vật đứng yên hoặc vật chuyển động chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có thay đổi vận tốc không . 5. Rút kinh nghiệm Ưu điểm Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Khuyết điểm Nội dung Phương pháp Sữ dụng ĐDDH Hướng khắc phục.......................

File đính kèm:

  • docBieu dien luc.doc
Giáo án liên quan