Tuần
Tiết 31
Bài 26 : NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
2- Kĩ năng : Vận dụng ,
3- Thái độ : Yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị của GV và HS
Một số tranh, ảnh tư liệu về khai thác dầu, khí của Việt Nam.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 tiết 31 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
S:
G:
Tiết 31
Bài 26 : Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
2- Kĩ năng : Vận dụng , hoaùt ủoọng nhoựm.
3- Thái độ : Yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị của GV và HS
Một số tranh, ảnh tư liệu về khai thác dầu, khí của Việt Nam.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Các bước lên lớp:
A, ổn định lớp: 8A: 8B:
B, Kiểm tra:
HS1 :
- Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt.
- Chữa bài tập : 25.2 có giải thích câu lựa chọn.
HS2 :
- Chữa bài tập : 25.1, 25.3 (a, b, c)
- GV điều khiển cả lớp thảo luận phần trình bày bài tập của các bạn trên bảng. Câu 25.3(d) hướng dẫn cả lớp thảo luận chung.
C, Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : GV lấy ví dụ về một số nước giàu lên vì dầu lửa, khí đốt dẫn đến các cuộc tranh chấp dầu lửa, khí đốt. Hiện nay than đá, dầu lửa, khí đốt... là nguồn năng lượng, là các nhiên liệu chủ yếu con người sử dụng. Vậy nhiên liệu là gì ? Chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhiên liệu.
- GV : Than đá, dầu lửa, khí đốt là một số ví dụ về nhiên liệu.
HS: Ghi vụỷ
- Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về nhiên liệu.
HS lấy thêm các ví dụ khác về nhiên liệu và tự ghi vào vở.
Hoạt động 3 : Thông báo về năng suất tỏa nhiệt của
- Yêu cầu để HS đọc định nghĩa trong SGK. HS ủoùc ủũnh nghĩa NSTN của SGK.
- GV nêu định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Giới thiệu kí hiệu, đơn vị của năng suất toả nhiệt.
HS tự ghi định nghĩa, kí hiệu và đơn vị vào vở
- Giới thiệu bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 26.1.
- Cho biết năng suất tỏa nhiệt của Hiđro ? So sánh năng suất tỏa nhiệt của Hiđro với năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu khác ?
HS: nêu năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu
GV thông báo thêm : Hiện nay nguồn nhiên liệu than đá, dầu lửa, khí đốt đang cạn kiệt và các nhiên liệu này khi cháy tỏa ra nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường đã buộc con người hướng tới những nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt điện ...nhiên liệu.
Hoạt động 4 : Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
- GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
HS nêu lại định nghĩa
- Vậy nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng m kg nhiên liệu có năng suất toả nhiệt q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu ?
HS tự thiết lập công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra và ghi vào vở
- Có thể gợi ý cách lập luận :
Năng suất toả nhiệt của 1 nhiệu liệu là q (J/kg).
ý nghĩa 1 kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng q(J).
Vậy có m kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng Q=?
Q = q. m
Hoạt động 5 : Vận dụng
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
- Gọi 2HS lên bảng giải bài C2 :
+ HS 1 tính cho củi
+ HS 2 tính cho than đá
- GV lưu ý HS cách tóm tắt ; theo dõi bài làm của HS dưới lớp, có thể thu bài của một số HS đánh giá cho điểm.
I- Nhiên liệu
Than đá, dầu lửa, khí đốt là một số ví dụ về nhiên liệu.
II- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
- Baỷng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (SGK
- ẹũnh nghĩa. SGK
- Năng suất tỏa nhiệt của Hiđro là 120.106J/kg lớn hơn rất nhiều năng suất tỏa nhiệt của các nhiên liệu khác.
III- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Q = q.m
Trong đó :
Q : là nhiệt lượng tỏa ra (đơn vị : J)
q : năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (đơn vị : J/kg)
m : Khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (đơn vị : kg).
IV- Vận dụng
C1 : Dùng bếp than lợi hơn dùng bếp củi vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi. Ngoài ra dùng than đơn giản, tiện lợi hơn củi, dùng than còn góp phần bảo vệ rừng ...
- Cá nhân HS trả lời câu C2 vào vở.
D. Củng cố:
- Cho HS đọc phần "Có thể em chưa biết".
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Chữa bài tập nếu sai.
E. Hướng dẫn về nhà :
- Bài tập 26 - Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liêu (SBT). Từ 26.1 đến 26.6.
- Hướng dẫn bài 26.4, 26.6 đề cập đến hiệu suất của bếp. GV giải thích ý nghĩa con số hiệu suất để HS vận dụng khi làm bài tập ở nhà.
Tuần
S:
G:
Tiết 32
Bài 27 : Sự bảo toàn năng lượng
trong các hiện tượng cơ và nhiệt
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác ; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
2- Kĩ năng : Phân tích hiện tượng vật lí.
3- Thái độ : Mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp.
II- Chuẩn bị của GV và HS :
- Phóng to bảng 27.1, 27.2, phần điền từ thích hợp (...............) dán bằng giấy trong (giấy bóng kính) để có thể dùng bút dạ viết và xóa dễ dàng có thể sử dụng cho nhiều lớp học cùng bài.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Các bước lên lớp:
A, ổn định lớp: 8A: 8B:
B, Kiểm tra:
- Khi nào vật có cơ năng ? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng.
- Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ?
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : ĐVĐ như phần mở bài trong SGK
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
- GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.
- Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng.
- ở vị trí (1) và (3) HS có thể điền "động năng và thế năng" thay cho điền "cơ năng" cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là "cơ năng".
- Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự chuyển hóa cơ năng và nhiệt năng
- Tương tự hoạt động 2, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2 vào bảng 27.2.
- Qua ví dụ ở câu C2, rút ra nhận
xét gì ?
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng.
- GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế minh họa sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
Hoạt động 5 : Vận dụng
- Vận dụng để giải thích câu C5,C6.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C5, C6. Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận về câu trả lời của bạn. GV phát hiện sai sót để HS cả lớp cùng phân tích, sửa chữa.
I- Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi C1.
- 1HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1 treo trên bảng.
- HS tham gia nhận xét câu trả lời của bạn.
Yêu cầu : (1) điền "cơ năng"
(2) điền "nhiệt năng"
(3) điền "cơ năng" (4) điền "nhiệt năng".
- Qua câu C1, HS rút ra được nhận xét : Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
II- Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- HS thảo luận tìm câu trả lời cho câu C2, điền từ thích hợp vào bảng 27.2
Yêu cầu :(5) điền "thế năng"
(6) điền "động năng"
(7) điền "động năng"
(8) điền "thế năng"
(9) điền "cơ năng"
(10) điền "nhiệt năng"
(11) điền "nhiệt năng"
(12) điền "cơ năng"
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Qua câu C2, HS thấy được : Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng). Cơ năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng và ngược lại.
III- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
- HS ghi định luật bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt vào vở.
- Nêu ví dụ minh họa, tham gia thảo luận trên lớp về những ví dụ đó.
IV. Vận dụng
C5 : Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
C6 : Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng. Một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
D. Củng cố
- Yêu cầu HS nêu phần kiến thức cần nhớ của bài học.
- Cho phát biểu lại định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
E. Hướng dẫn về nhà :
- Đọc phần "Có thể em chưa biết".
- Làm bài tập 27- Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (SBT). Từ 27.1 đến 27.6.
- Học phần ghi nhớ.
Tuần
S:
G:
Tiết 33
Bài 28 : Động cơ nhiệt
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
- Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này.
- Dựa vào hình vẽ các kì của động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này.
- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
2- Kỹ năng: Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.
3- Thái độ :
Yêu thích môn học, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học.
II- Chuẩn bị của GV và HS :
- ảnh chụp một số loại động cơ nhiệt.
- Hình 28.5 phóng to.
- 4 mô hình động cơ nổ bốn kì cho mỗi tổ.
- Hình mô phỏng hoạt động của động cơ 4 kì trên máy vi tính.
- Sơ đồ phân phối năng lượng của một động cơ ô tô.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Các bước lên lớp:
A, ổn định lớp: 8A: 8B:
B, Kiểm tra:
- Khi nào vật có cơ năng ? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng.
- Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ?
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập : Như phần mở bài SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về động cơ nhiệt.
-HS đọc SGK, phát biểu định nghĩa.
- GV nêu lại định nghĩa động cơ nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về động cơ nhiệt mà các em thường gặp.
- GV ghi tên các loại động cơ do HS kể lên bảng.
- Nếu HS nêu được ít ví dụ GV có thể treo tranh các loại động cơ nhiệt đồng thời đọc phần thông báo mục I trong SGK để kể thêm một số ví dụ về động cơ nhiệt.
- Yêu cầu HS phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các động cơ này ?
- GV có thể gợi ý cho HS so sánh các động cơ này về :
+ Loại nhiên liệu sử dụng.
+ Nhiên liệu được đốt cháy bên trong hay bên ngoài xi lanh (phần này HS kết hợp với thông báo SGK để trả lời).
- GV tổng hợp về động cơ nhiệt trên bảng :
Động cơ nhiệt
Đ. cơ đốt ngoài Đ.cơ đốt trong
- Máy hơi nước - Động cơ nổ 4 kì
- Tua bin hơi nước - Động cơ điêzen
- Động cơ phản
lực
- GV thông báo : Động cơ nổ bốn kì là động cơ nhiệt thường gặp nhất hiện nay như động cơ xe máy, động cơ ôtô, máy bay, tàu hỏa ... Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hoạt động của loại động cơ này.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ bốn kì.
- GV sử dụng tranh vẽ, kết hợp với mô hình giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì.
- Gọi HS nhắc lại tên các bộ phận của động cơ nổ bốn kì.
- GV cho mô hình động cơ nổ bốn kì hoạt động yêu cầu HS thảo luận dự đoán chức năng của từng bộ phận của động cơ.
- GV giới thiệu cho HS thế nào là một kì chuyển vận của động cơ đó
là : Khi pitông trong xi lanh đi từ dưới (vị trí thấp nhất trong xi lanh) lên trên (đến vị trí cao nhất trong xi lanh) hoặc chuyển động từ trên(từ vị trí cao nhất trong xi lanh) xuống dưới (vị trí thấp nhất trong xi lanh) thì lúc đó động cơ đã thực hiện được một kì chuyển vận. Kì chuyển vận đầu tiên của động cơ là pít tông đi xuống van 1 mở, van 2 đóng.
- Gọi HS đại diện các nhóm lên bảng nêu ý kiến của nhóm mình về hoạt động của động cơ nổ bốn kì, chức năng của từng kì trên mô hình
động cơ.
- GV nêu cách gọi tắt tên 4 kỳ để HS dễ nhớ.
- GV gọi các nhóm khác nêu nhận xét. Nếu cần giáo viên sửa chữa và nhắc lại 4 kì chuyển vận của động cơ. Yêu cầu HS tự ghi vào vở.
- GV lưu ý hỏi HS :
+ Trong 4 kì chuyển vận của động cơ, kì nào động cơ sinh công ?
+ Bánh đà của động cơ có tác dụng gì ?
- Có điều kiện GV cho HS mô phỏng hoạt động của động cơ 4 kì trên máy tính.
- GV có thể mở rộng :
+ Yêu cầu HS quan sát hình 28.2 nêu nhận xét về cấu tạo của động cơ ô tô ?
- GV sửa lại hình 28.2 là cấu tạo ô tô, máy nổ.
+ Trên hình vẽ các em thấy 4 xi lanh này ở vị trí như thế nào ? Tương ứng với kì chuyển vận nào ?
- GV thông báo nhờ có cấu tạo như vậy, khi hoạt động trong 4 xi lanh này luôn luôn có một xi lanh ở kì 3 (kì sinh công), nên trục quay đều ổn định.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C1.
- Còn thời gian GV có thể giới thiệu sơ đồ phân phối năng lượng của một động cơ ôtô để HS thấy được phần năng lượng hao phí rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích. Vì vậy hiện nay chúng ta vẫn nghiên cứu để cải tiến động cơ sao cho hiệu suất của động cơ cao hơn. Hiệu suất của động cơ là gì ?
- GV thông báo về hiệu suất như câu C2. Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hiệu suất, giải thích kí hiệu của các đại lượng trong công thức và nêu đơn vị của chúng.
- GV sửa chữa, bổ sung nếu cần.
Hoạt động 5 : Vận dụng
- GV cho HS tổ chức thảo luận nhanh các câu hỏi C3, C4, C5.
+ Câu C3 trả lời dựa vào định nghĩa động cơ nhiệt.
+ Câu C4, GV nhận xét ví dụ của HS phân tích đúng sai.
- Nếu thiếu thời gian thì câu C6 cho HS về nhà làm.
I- Động cơ nhiệt là gì ?
- HS ghi vở định nghĩa động cơ nhiệt và nêu các ví dụ về động cơ nhiệt như : động cơ xe máy, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, ...
- Yêu cầu HS nêu được động cơ đốt trong có loại sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu ma dút, ...
- Động cơ nhiên liệu đốt ở ngoài xi lanh như : Máy hơi nước, tua bin hơi nước ....
- Động cơ nhiên liệu đốt ở trong xi lanh như : Động cơ ôtô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, tên lửa, ...
- Ghi sơ đồ tổng hợp về động cơ nhiệt vào vở.
II- Động cơ nổ bốn kì
- HS chú ý lắng nghe phần giới thiệu về cấu tạo của động cơ nổ bốn kì để ghi nhớ tên của các bộ phận để gọi tên cho đúng.
- Các nhóm quay cho mô hình động cơ nổ bốn kì hoạt động, thảo luận chức năng và hoạt động của động cơ nổ bốn kì theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm tham gia thảo luận về 4 kì hoạt động của động cơ nổ 4 kì.
Kì thứ nhất : "Hút"
Kì thứ hai : "Nén"
Kì thứ ba : "Nổ"
Kì thứ tư : "Xả"
- Tự ghi lại chuyển vận của động cơ nổ 4 kì vào vở.
- HS nêu được :
+ Trong 4 kì, chỉ có kì thứ ba động cơ sinh công.
+ Các kì khác, động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng.
- Liên hệ thức tế HS thấy được :
+ Động cơ ô tô có 4 xi lanh.
+ Dựa vào vị trí pit tông đ 4 xi lanh tương ứng ở 4 kì chuyển vận khác nhau. Như vậy khi hoạt động luôn luôn có 1 xi lanh ở kì sinh công.
III- Hiệu suất của động cơ nhiệt
- HS thảo luận theo nhóm câu C1. Yêu cầu nêu được :
C1 : Động cơ nổ bốn kì cũng như ở bất kì động cơ nhiệt nào không phải toàn bộ nhiệt lượng mà nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ làm nóng các bộ phận này, một phần nữa theo khí thải ra ngoài làm nóng không khí.
- HS trả lời câu C2. Ghi vở câu C2
C2 : Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
H =
Trong đó : A : là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công (đơn vị : J).
Q : Nhiệt lượng tỏa ra do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (đơn vị : J).
III. Vận dụng
C3 : Các máy cơ đơn giản đã học ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt vì trong đó không có sử biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C5 : Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối với môi trường sống của chúng ta : Gây ra tiếng ồn, khí thải ra ngoài gây ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ khí quyển...
D. Củng cố :
- Đọc phần "Có thể em chưa biết". Học phần ghi nhớ.
E. Hướng dẫn về nhà :
- Làm bài tập 28 - Động cơ nhiệt. Từ 28.1 đến 28.7.
- Trả lời phần ôn tập (bài 29 - SGK) vào vở bài tập chuẩn bị tiết sau tổng kết chương.
Tuần
S:
G:
Tiết 33
Bài 28 : Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II : Nhiệt học
I- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
I- Mục tiêu
- Trả lời được các câu hỏi phần ôn tập.
- Làm được các bài tập trong phần vận dụng.
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho bài kiểm tra học kì II.
2- Kỹ năng: Giải được các bài tập chương nhiệt học.
3- Thái độ :
Yêu thích môn học, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học.
II- Chuẩn bị của GV và HS :
- Kẻ sẵn bảng 29.1 ra bảng phụ.
- Bài tập phần B-Vận dụng mục I (bài tập trắc nghiệm) có thể chuẩn bị sẵn ra bảng phụ theo hình thức trò chơi như trên chương trình đường lên đỉnh Olympia.
- Chuẩn bị sẵn ra bảng trò chơi ô.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, tổng hợp, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Các bước lên lớp:
A, ổn định lớp: 8A: 8B:
B, Kiểm tra:
GV kiểm tra xác xuất một HS về phần chuẩn bị bài ở nhà, đánh giá việc chuẩn bị bài của HS.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà của HS.
2- Hoạt động 2 : Ôn tập
- Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp những câu trả lời trong phần ôn tập. Phần này HS đã được chuẩn bị ở nhà.
- GV đưa ra câu trả lời chuẩn để HS sửa chữa nếu cần
Hoạt động 3 : Vận dụng. .
- Phần I - Trắc nghiệm, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi như trò chơi trong chương trình đường lên đỉnh Olympia, bằng cách bấm công tắc đèn trên bảng phụ. Nếu chọn phương án đúng đèn sáng và chuông kêu. Nếu chọn sai không sáng và đồng thời có tín hiệu còi cấp cứuđ Gây hứng thú cho HS trong giờ ôn tập tránh cảm giác nặng nề, nhàm chán của tiết ôn tập ".
- Nếu ở trường không có bảng phụ thiết kế đèn, còi và chuông sẵn hoặc GV không tự thiết kế được như vậy thì GV có thể tổ chức cho HS theo hình thức trò chơi trên 2 bảng phụ cho 2 HS bằng cách chọn phương án đúng, sau đó so sánh với đáp án mẫu của GV và tính mỗi câu chọn đúng 1 điểm. Ai có điểm cao hơn người đó thắng cuộc.
- Phần II - Trả lời câu hỏi,
HS thảo luận theo nhóm.
- Điều khiển cả lớp thảo luận câu trả lời phần II, GV có kết luận đúng để HS ghi vở.
- Phần III- Bài tập, GV gọi HS lên bảng chữa bài.
HS :khác dưới lớp làm bài tập vào vở.
- GV thu vở của một số HS chấm bài.
HS: nhận xét bài của các bạn trên lớp. GV nhắc nhở những sai sót HS thường mắc.
Ví dụ :
+ Trong phần tóm tắt HS thường viết 2l = 2kg.
+ Đơn vị sử dụng chưa hợp lý ...
- GV hướng dẫn cách làm của một số bài tập mà HS chưa làm được ở nhà như một số bài * trong SBT
.
I- Ôn tập
- HS tham gia thảo luận trên lớp
về các câu trả lời của câu hỏi phần ôn tập.
- Chữa hoặc bổ sung vào vở bài tập của mình nếu sai hoặc thiếu.
- Ghi nhớ những nội dung chính của chương.
II- Vận dụng
- Đại diện một số HS lên chọn phương án bằng hình thức bấm công tắc đèn trên bảng phụ đã được giáo viên chuẩn bị sẵn. Nếu phương án chọn đầu tiên sai chỉ được phép chọn thêm 1 phương án nữa.
- Các bạn khác trong lớp sẽ là người cổ vũ cho các bạn. Lưu ý không được phép nhắc bài cho bạn và không được nói quá to làm ảnh hưởng các lớp học bên cạnh.
- Tham gia thảo luận theo nhóm phần II.
- Ghi vào vở câu trả lời đúng sau khi có kết luận chính thức của GV.
- 2 HS lên bảng chữa bài tương ứng với 2 bài tập phần III. HS khác làm bài vào vở.
- Tham gia nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- Chữa bài vào vở nếu cần.
- HS yêu cầu GV hướng dẫn một số bài tập khó trong SBT nếu cần.
- HS chia 2 nhóm, tham gia trò chơi.
- HS ở dưới là trọng tài và là người cổ vũ các bạn chơi của mình.
D. Củng cố: Trò chơi ô chữ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ : Thể lệ trò chơi :
+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 người.
+ Gắp thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương ứng với thứ tự hàng ngang của ô chữ (để HS không được chuẩn bị trước câu trả lời).
+ Trong vòng 30 giây (có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 30) kể từ lúc đọc câu hỏi và điền vào ô trống. Nếu quá thời gian trên không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
+ Đội nào số điểm cao hơn đội đó thắng.
- Phần nội dung của từ hàng dọc, GV gọi 1 HS đọc sau khi đã điền đủ từ hàng ngang (phương án 1 hình 29.1 SGK).
1. Tên chung các vật thường đốt để thu nhiệt lượng.
2. Quá trình xảy ra khi đốt cháy một đống củi to.
3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí.
4. Một yếu tố làm cho vật thu nhiệt hoặc toả nhiệt.
5. Một thành phần cấu tạo nên vật chất.
6. Khi hai vật trao đổi nhiệt, vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ.......
7. Nhiệt năng của vật là tổng..... của các phân tử cấu tạo nên vật.
8. Hình thức truyền nhiệt của chất rắn.
9. Giữa các nguyên tử, phân tử có ...
B. Hãy đọc từ ở hàng ngang chỗ có đánh dấu.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ
K
N
T
ộ
H
H
Ơ
N
P
T
N
D
ò
I
A
Đ
H
H
H
G
ẫ
ả
Ê
N
ố
I
Â
U
N
N
N
N
H
I
ệ
T
N
Ă
N
G
L
I
L
T
ử
H
N
H
C
I
ệ
Ư
Đ
I
G
I
á
ệ
T
U
ộ
ệ
ệ
C
U
T
T
H
1
2
3
4
5
6
7
8
9
E. Hướng dẫn về nhà :
Ôn tập kĩ toàn bộ chương trình của HK II chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
Tuần
S:
KT:
Tiết 18
Kiểm tra học kì II
I. mục tiêu
Kiến thức :
Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của HS từ đầu học kì II, từ đó giúp GV phân loại được đối tượng HS để đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS
Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm bài viết tại lớp
Thái độ: Nghiêm túc , trung thực, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. chuẩn bị
- GV: Phô tô đề bài cho HS ra giấy A4
- HS: Đồ dùng học tập, kiến thức đã được học từ đầu năm học.
III. Phương pháp:
- GV phát đề kiểm tra tới từng HS
- HS làm bài ra giấy kiểm tra
IV. tiến trình kiểm tra
A, ổn định tổ chức: 8A: 8B:
B, Kiểm tra:
(GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS)
C. Đề bài:
Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng của các câu sau:
Câu 1: Đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu và nước với thể tích:
A. bằng 200 cm3
B. Nhỏ hơn 200 cm3
C. Lớn hơn 200 cm3
Bằng hoặc lớn hơn 200 cm3
Câu 2: Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuỷên hoá năng lượng từ:
Nhiệt năng sang cơ năng
Cơ năng sang nhiệt năng
Cơ năng sang cơ năng
Nhiệt năng sang nhiệt năng
Câu 3: Trường hợp nào sau đây cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên là nhờ thực hiện công?
Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa
Cọ sát tấm nhôm trên nền nhà
Treo tấm nhôm trước gió
Chiếu sáng cho tấm nhôm
Câu 4: ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao? (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Giảm sự mất nhiệt trong nhà
Để tránh gió lạnh thổi vào nhà
Để tăng thêm bề dày của kính
Để phòng một lớp kính bị vỡ thì còn lớp kia
Câu 5: Năng lượng nhiệt do cây nến đang cháy toả ra được truyền theo hướng nào trong các hướng sau:
Truyền xuống dưới
Truyền lên trên
Truyền ngang
Truyền theo mọi hướng
Câu 6: Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách:
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Bức xạ nhiệt
Cả ba cách trên
Câu 7: Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để:
Giảm ma sát với không khí
Giảm sự dẫn nhiệt
Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa
ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời
Câu 8: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào:
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
Cả ba yếu tố trên
Câu 9: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng thêm 10 C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng:
420J
42J
4200J
420 kJ
Câu 10: Để có được 1,2 kg nước ở 360C, người ta trộn m1 kg nước ở 150C với m2 kg nước ở 850C. Khối lượng nước mỗi loại là:
m1= 0,36kg; m2= 0,84kg
m1= 0,84kg; m2= 0,36kg
m1= 8,4g; m2= 3,6g
m1= 3,6g; m2= 8,4g
Phần II: Giải các bài tập sau:
Bài 1: Người ta thả một miếng sắt khối lượng 400g được nung nóng tới 700C vào một bình đựng 500g nước ở nhiệt độ 200C. Xác định nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 460J/kg.K và 4200J/kg.K.
Bài 2: Mỗi lần đập, trái tim người thực hiện một công là 0,5J. Tính công suất trung bình của một trái tim đập 80 lần trong 1 phút
-----Hết-----
Đáp án + Thang điểm
Phần I (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
B
A
D
C
D
D
A
B
Phần II: (5đ)
Câu 1 (3đ)
Tóm tắt bài toán đúng (0,5đ)
Tính được nhiệt lượng do sắt toả ra: Q1 = m1c1(t1-t2) (0,5đ)
Tính được nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t2-t’1 ) (0,5đ)
Viết được phương trình cân bằng nhiệt: m1c1(t1-t2) = m2c2(t2-t’1 ) (0,5đ)
Tính đúng t2= 240C (0,5đ)
Kết luận bài toán (0,5đ)
Câu 2 (2đ)
Tóm tắt bài toán đúng (0,5đ)
Công do trái tim sinh ra trong 1 phút:
A = 0,5 . 80 = 40 J (0,5đ)
Công suất trung bình của trái tim:
P = = = W (0,5đ)
Kết luận bài toán (0,5đ)
D. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ KT
E. Hướng dẫn về nhà
File đính kèm:
- T31-T35.doc