I/ Mục tiêu :
Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài. Suy luận, tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài
Biết được các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng loại vật liệu thì tỉ lệ với chiều dài
Mắc được mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn
II/ Chuẩn bị :
1 ampe kế có GHĐ 1.5A, ĐCNN 0.02A
1 vôn kế có GHĐ 6V, ĐCNN 0.1V, nguồn 6V, 8 đoạn dây nối
3 điện trở mẫu có cùng tiết diện, cùng loại vật liệu (chất) nhưng có chiều dài khác nhau (số vòng)
bảng 7.1
III/ Tiến trình hoạt động :
On định, KTSS
Bài cũ :
1. Nêu tính chất điện của I, U, R trong mạch nối tiếp và mạch song song
2. Làm bài tập 6.1 và 6.2 (2 em)
Giới thiệu bài mới (SGK)
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
I/ Mục tiêu :
Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài. Suy luận, tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài
Biết được các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng loại vật liệu thì tỉ lệ với chiều dài
Mắc được mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn
II/ Chuẩn bị :
1 ampe kế có GHĐ 1.5A, ĐCNN 0.02A
1 vôn kế có GHĐ 6V, ĐCNN 0.1V, nguồn 6V, 8 đoạn dây nối
3 điện trở mẫu có cùng tiết diện, cùng loại vật liệu (chất) nhưng có chiều dài khác nhau (số vòng)
bảng 7.1
III/ Tiến trình hoạt động :
Oån định, KTSS
Bài cũ :
Nêu tính chất điện của I, U, R trong mạch nối tiếp và mạch song song
Làm bài tập 6.1 và 6.2 (2 em)
Giới thiệu bài mới (SGK)
Bài mới : SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
IV/ Hoạt động dạy học :
Giáo Viên & Học Sinh
1. Tìm hiểu điện trở dây dẫn phụ thuộc yếu tố nào (10’)
GV: yêu cầu HS quan sát các đoạn dây ở H7.1 và cho biết sự khác nhau ?
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến điện trở của dây dẫn?
Yêu cầu thảo luận nhóm đề ra phương án kiểm tra sự phụ thuộc điện trở của dây vào chiều dài? Từ đó đưa ra phương án làm TN để kiểm tra
Nhấn mạnh cho HS biết muốn kiểm tra yếu tố nào thì phải thay đổi yếu tố đó về mặt ta đang kiểm tra còn các yếu tố khác phải giữ nguyên!
HS: quan sát H7.1 nêu được sự khác nhau là chiều dài (l), tiết diện (S) và vật liệu làm dây (t/c)
Nêu được phương án kiểm tra: thay đổi chiều dài,đồng thời giữ nguyên tiết diện dây
2. Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn (20’)
GV: yêu cầu trả lời C1. thống nhất phương án TN kiểm tra, dụng cụ cần cho TN?
Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ về làm TN ghi kết quả vào bảng 7.1
Làm TN tương tư ïcho H7.2b và 7.2c
Đối chiếu kết quả các nhóm, kêu các nhóm khác nhận xét
Chốt lại: với hai dây dẫn có cùng tiết diện và cùng loại vật liệu thì R1/R2 = l1/l2
HS: nêu phương án TN, dụng cụ cần cho TN,
Nhận dụng cụ về các nhóm, phân công thành viên trong nhóm làm việc
Báo cáo kết quả, nhận xét kết quả các nhóm khác
Trả dụng cụ TN
Nghe GV nhận xét chung từ đó à kết luận
Ghi vở theo yêu cầu
3. Vận dụng & củng cố :( 6’)
GV: yêu cầu HS hoạt động cá nhân cho C2, tương tự là C4
Hướng dẫn các em C3 (về nhà)
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
Yêu cầu đọc phần ghi nhớ
HS: hoạt động cá nhân cho C2, C4
Lên bảng trình bày
Nghe nhận xét bài làm của GV, nghe hướng dẫn làm C3 ở nhà
Nhắc lại kiến thức trong tâm của bài
Đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết
Nội Dung
I/ Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau
Các cuộn dây khác nhau ở những điểm sau :
Chiều dài, dây to nhỏ, bản chất dây (vật liệu làm dây)
Muốn xác định sự phụ thuộc của điện trở dây vào yếu tố nào thì phải làm thay đổi yếu tố đó đồng thời giữ nguyên các yếu tố còn lại
II/ Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
1. Dự kiến cách làm :
SGK
C1 : dự đoán
Dây có chiều dài 2l thì có điện trờ 2R
Dây có chiều dài 3l thì có điện trờ 3R
2. Thí nghiệm kiểm tra
SGK
3. Kết luận :
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuậnn với chiều dài của dây.
III/ Vận dụng :
C2 : vì dây dài nên điện trở lớn à I qua đèn giảm nên đèn sáng yếu (mờ)
C4 : I1 = 0.25I2 ; S1 = S2 ; U1 = U2
So sánh l1 và l2 ?
Giải: ta có I2 = 4I1 à R1 = 4R2
Mà R ~ l nên l1 = 4l2
C3 : U = 6V ; I = 0.3A và l = 4m thì R = 2
Tìm chiều dài cuộn dây?
Giải: điện trở của cuộn dây là : R = U/I = 20
Cứ 2 à 4m
Vậy 20 à l= (20*4)/2 = 40m
Dặn dò : về học bài làm C3 và bài tập của bài 7 trong sách bài tập từ bài 7.1 à 7.4
Bài 8
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN
I/ Mục tiêu :
Suy luận lý thuyết được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây
Bố trí và tiến hành TN kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây dẫn
Nêu được điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây sau TN
Sử dụng được dụng cụ đo để xác định điện trở của dây
II/ Chuẩn bị :
1 ampe kế có GHĐ 1.5A, ĐCNN 0.02A
1 vôn kế có GHĐ 6V, ĐCNN 0.1V, nguồn 6V, 8 đoạn dây nối
2 điện trở mẫu có cùng chiều dài, cùng loại vật liệu (chất) nhưng có tiết diện khác nhau (đường kính)
bảng 8.1
III/ Tiến trình hoạt động :
Oån định
Bài cũ
Viết công thức tính I, U, R trong mách có hai điện trở mắc nối tiếp và mắc song song?
Làm bài tập 7.1 và 7.2 (2 em)
Giới thiệu bài mới (SGK)
Bài mới : SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN
IV/ Hoạt động dạy học :
Giáo viên & Học sinh
1. Nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây (10’)
GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức tính điện trở tương đương ở mạch song song dể thực hiện C1
1 HS trả lời các bạn khác nhận xét. Từ đó dự đoán sự phụ thuộc của R vào S à C2
R1 = R à S
R2 = R/2 à 2S
R3 = R/3 à 3S
HS: thực hiện C1 lên bảng, các bạn khác nhận xét nêu dự đoán cho C2
Thực hiện C2 thông qua hướng dẫn của GV à ghi vở sau khi GV thống nhất
2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán (20’)
GV: từ dự đoán ở C2 ta sẽ tiến hành TN kiểm tra
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ, các nhóm ở dưới nêu dụng cụ cần để là TN kiểm tra
Yêu cầu làm TN ghi kết quả vào bảng 8.1
Thu kết quả các nhóm hướng dẫn chung cho cả lớp
Cho biết dây thứ nhất có d1 = 0.3mm
Dây thứ hai có d2 = 0.6mm
Yêu cầu HS tính tỉ số S2/S1 = d2/d1 và so sánh với tỉ số R1/R2 vừa tính được ở bảng kết quả TN từ đó à kết luận về mối quan hệ giữa R và S
à R1/R2 = S2/S1 à Vận dụng
HS: 1 em lên bảng vẽ sơ đồ, các nhóm ở dưới nêu dụng cụ cần cho TN
Nhận dụng cụ phân công thành viên trong nhóm làm TN, báo cáo kết quả qua phiếu HT
Thu dọn dụng cụ TN. Nghe GV hướng dẫn so sánh tỉ số S2/S1= R1/R2 à kết luận à ghi vở
3. Vận dụng , củng cố (6’)
GV: yêu cầu hoạt động cá nhân cho C3, C5 2 bạn lên bảng làm các bạn khác nhận xét
Yêu cầu hoàn thành bài 8.2
Nhận xét thống nhất bài làm của HS
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
Yêu cầu đọc phần ghi nhớ!
HS: lên bảng làm C3, C5 theo yêu cầu
Các bạn ở dưới cũng làm và cho nhận xét kết quả bạn mình
Làm bài tập 8.2 trong sách bài tập
Nghe GV nhận xét kết quả. Chốt lại kiến thức trọng tâm
Đọc phần ghí nhớ, có thể em chưa biết (nếu còn thời gian)
Nội Dung
I/ Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
C1 :
R1 = R
R2 = R/2
R3 = R/3
Dự đoán : hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện
II/ Thí nghiệm kiểm tra
SGK
Qua TN ta có : R1/R2 = S2/S1
Vậy : Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
III/ Vận dụng :
C3 : R1/R2 = S2/S1 = 6/2 = 3 à R1 = 3R2=
C5 : ta có l2 = l1/2 à R2 = R1/2
Đồng thời S2 = 5S1 nên R2 = R1/5 = 50
Bài 8.2 : phương án đúng là C
Dặn dò : Về nhà học bài làm bài tập của bài 8 trong SBT từ 8.1 à 8.3
File đính kèm:
- bai 7 sgk li 9.doc