Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 16: Định luật Jun - Lenxơ

Tiết 16: ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ

A- MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

-Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điẹn năng được biến đổi thành nhiệt năng.

-Phát biểu được dịnh luật Jun – Lenxơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để xử lý kết quả đã cho.

3- Thái độ: Trung thực, cẩn thận, ham học hỏi, yêu thích môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 16: Định luật Jun - Lenxơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2011 Ngày dạy: 13/10/2011 Tiết 16: ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ A- MỤC TIÊU: Kiến thức: Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điẹn năng được biến đổi thành nhiệt năng. Phát biểu được dịnh luật Jun – Lenxơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để xử lý kết quả đã cho. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, ham học hỏi, yêu thích môn học. B- CHUẨN BỊ: - Cả lớp: Hình 13.1 và 16.1 phóng to. C- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút) - Gv đặt câu hỏi: Điện năng có thể biến thành dạng năng lượng nào? Cho ví dụ (SBT). - ĐVĐ :Như ta đã được học trong chương trình Vật lý 7, dòng điện chạy qua các vật dẫn thường gây ra tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng toả ra khi đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hs lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu cầu của Gv. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng (7 phút) - Gv: yêu cầu Hs đọc và chuẩn bị câu trả lời cho phần I trang 44 (SGK). - Gv: Chỉ đạo học sinh hoàn thành mục 1 - Gv: Chỉ đạo học sinh hoàn thành mục 2 I- Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng: 1- Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng: - Hs đọc và chuẩn bị câu trả lời cho phần I trang 44 (SGK). - Hs hoàn thành yêu cầu cua rmục 1 dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng: Hs hoàn thành yêu cầu cua rmục 2 dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Hoạt động 3: Xây dựng hệ thức biểu thị định luật Jun - Lenxơ (25 phút) - Gv:Hướng dẫn Hs thảo luận xây dựng hệ thức định luật Jun – Lenxơ: + Điện năng tiêu thụ A của một vật dẫn có điện trở R, cường độ dòng điện I, thời gian chạy qua là t được tính như thế nào? + Nêu gọi nhiệt lượng toả ra của vật dẫn là Q thì Q vào A có quan hệ thế nào? - Gv: treo hình vẽ 16.1 yêu cầu Hs đọc kỹ mô tả thí nghiệm xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng toả ra. Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1, C2, C3. Gọi 1 Hs lên bảng trả lời C1, 1 Hs trả lời câu C2. - Hướng dẫn Hs thảo luận chung câu C3 từ kết quả C1, C2. Gv thông báo: Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt luợng truyền ra môi trường bên ngoài thì A = Q. Như vậy hệ thức định luật Jun – Lenxơ mà ta đã suy luận ở phần 1: Q = I2.R.t đã được khẳng định qua thí nghiệm kiểm tra. Yêu cầu Hs phát biểu bằng lời từ hệ thức. Gv chỉnh lại cho chính xác, thuật ngữ chuẩn hơn và thông báo dó chính là nội dung của định luật Jun – Lenxơ. Yêu cầu Hs ghi vở nội dung định luật. Gv thông báo: Nhiệt lượng Q ngoài dơn vị là Jun còn lấy đơn vị đo là calo, với 1 calo = 0,24 Jun. do đó nếu đo nhiệt lượng Q bằng calo thì hệ thức định luật Jun – Lenxơ là: Q = 0,24I2.R.t Định luật Jun – Lenxơ: Hệ thức của định luật: Hs xây thảo luận xây dựng hệ thức định luật Jun – Lenxơ. + A = I2.R. + Q = A = I2.R.t ž Q = I2.R.t Trong đó: R: Điện trở của dây dẫn I: Là cường độ dòng điẹn chạy qua dây dẫn. t: Thời gian dòng điện chạy qua. Xử lý kết quả của thí nghiệm kiểm tra: Hs đọc kỹ phần mô tả thí nghiệm hình 16.1 SGK. Xử lý kết quả thí nghiệm để trả lời câu hỏi C1, C2, C3 theo nhóm. 1 Hs lên bảng trả lời C1, 1 Hs trả lời câu C2. C1: A = I2.R.t = (2,4)2.5.300 = 8640 (J) C2: Q1 = m1c1∆t = 4200.0,2.9,5 = 7980(J) Q2 = m2c2∆t = 880.0,078.9,5 = 652,08(J) - Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được là: Q = Q1 + Q2 = 8632,08(J) C3: Q ≈ A Hs tiếp nhận thông tin mới. Hs tập phát biểu định luật dưới sự chỉ đạo của Gv. 3- Phát biểu định luật: Hoàn thành vở ghi về nội dung định luật. Tiếp nhận thông tin mới, hoàn thành vở ghi. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (7 phút) - Gv yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C4, - Gv yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C5 vào vở. - Gọi 1 Hs lên bảng chữa câu C4, 1 Hs làm C5. - Gv: nhắc nhở những sai sót cho những học sinh còn lại. - Gọi Hs đưa ra cách làm khác. So sánh các cách. - Yêu cầu Hs đọc phần “Có thể em chưa biết” - Học bài và làm bài tập bài 16 -17.1; 16 -17.2 ; 16 -17.3 ; 16 -17.4 (SBT). III- Vận dụng: Cá nhân hoàn thành câu C4. Cá nhân hoàn thành câu C5. Hs lên bảng giải câu C4, C5. Hs đưa ra cách làm khác. Hs đọc phần “Có thể em chưa biết” Hs lưu ý đến những dặn dò của Gv. D- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTIET 169.doc