Tiết 33: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
-Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoăc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
-Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trọng cuộc dây dẫn kín bằng nam châm điện hoặc nạm châm vĩnh cửu.
-Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
2- Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
3- Thái độ:
-Thực hiện an toàn điện.
-Yêu thích môn học, trung thực, có ý thức thu thập thông tin, khéo léo trong thao tác thí nghiệm.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 33: Hiện tượng cảm ứng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 33: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoăïc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trọng cuộc dây dẫn kín bằng nam châm điện hoặc nạm châm vĩnh cửu.
Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
2- Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
3- Thái độ:
Thực hiện an toàn điện.
Yêu thích môn học, trung thực, có ý thức thu thập thông tin, khéo léo trong thao tác thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ:
1. Đối với mỗi nhóm:
01 bộ nguồn AC\DC.
01 cuộn dây dẫn kín có gắn bóng đèn LED.
01 thanh nam châm có trục vuông góc với thanh.
01 nam châm điện.
2. Đối với cả lớp:
- 01 đinamô xe đạp có lắp bóng đèn.
- 01 đinamô xe đạp đã bóc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (6 phút)
Tổ chức tình huống học tập:
Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc Ăc quy. Em hãy cho biết có cách nào có thể tạo ra dòng điện nữa không?
Trong bình điện xe đạp (gọi là đinamô xe đạp) là một máy phát điện đơn giản, nó có cấu tạo và hoạt động ra sao; có những cách nào có thể tạo ra dòng điện? mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- Hs suy nghĩ, đưa ra phương án trả lời của mình từ câu hỏi của Gv.
- Hs có thể trả lời theo ý hiểu của các em.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp (10 phút )
- Yêu cầu Hs quan sát hình 31.1(SGK) và chỉ ra bộ phận chính của đinamô xe đạp.
- Yêu cầu Hs nêu các bộ phận chúnh của đinamô xe đạp và hoạt động của nó.
- Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi những thông tin về cấu tạo và hoạt động.
- Theo các em, bộ phận nào của đonamô gây ra dòng điện?
- Từ dự đoán của Hs, Gv đặt vấn đề cho phần II.
I- Cấu tạo và hoạt động của của đinamô xe đạp:
- Hs qua quan sát hình vẽ, chỉ ra các bộ phận chính của đinamô xe đạp.
- Hs nêu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
- Hs hoàn thành vở ghi những thông tin về cấu tạo và hoạt động.
- Hs trả lời câu hỏi của Gv.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện từ nam châm vĩnh cửu (13 phút)
- Gv yêu cầu Hs:
+ Đọc thí nghiệm 1 SGK.
+ Nêu dụng cụ thí nghiệm.
+ Thảo luận câu hỏi C1, C2, hoàn thành vở ghi.
- Gv chốt lại những vấn đề cần nắm ở C1, C2. yêu cầu Hs thông qua nhận xét ở SGK.
- Từ đây ta đã biết, dùng nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện, vây nam, châm điện có thể tạo ra dòng điện hay không?
II- Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:
1. Dùng nam châm vĩnh cửu:
- Hs hoàn thành câu trả lời của Gv:
+ Đọc thí nghiệm 1 SGK.
+ Nêu dụng cụ thí nghiệm.
+ Thảo luận câu hỏi C1, C2.
- Hs thông qua nhận xét ở SGK.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện từ nam châm điện ( 7 phút )
- Gv yêu cầu Hs:
+ Đọc thí nghiệm 2 SGK.
+ Nêu dụng cụ thí nghiệm.
+ Thảo luận câu hỏi C3 hoàn thành vở ghi.
- Gv chốt lại những vấn đề cần nắm ở C3 yêu cầu Hs thông qua nhận xét ở SGK.
2- Dùng nam châm điện:
- Hs hoàn thành câu trả lời của Gv:
+ Đọc thí nghiệm 1 SGK.
+ Nêu dụng cụ thí nghiệm.
+ Thảo luận câu hỏi C1, C2.
- Hs thông qua nhận xét ở SGK.
Hoạt động 5: T/hiểu thuật ngữ mới: D/điện cảm ứng, h/tượng cảm ứng điện từ (3ph)
- Yêu cầu Hs đọc thông báo SGK hoặc Gv thông báo.
- Nêu câu hỏi: Qua thí nghiệm 1 và 2, hãy cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
- Hs đọc phần thông báo SGK để hiểu về thuật ngữ: Dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Cá nhân Hs trả lời câu hỏi của Gv, yêu cầu hs sử dụng đúng thuật ngữ dongf điện cảm ứng.
Hoạt động 6: Vận dụng –Củng cốâ - Dặn dò ( 5 phút )
- Tổ chức cho Hs làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi C4, C5.
Gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài, yêu cầu Hs ghi vào vở..
Yêu câu Hs đọc phần “Có thể å em chưa biết”.
- Về nhà học bài và làm bài tập 31 (SBT).
IV- Vận dụng:
Hs làm việc ác nhâ dưới sự chỉ đạo của Gv.
Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. Hoàn thành vở ghi.
Hs đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
Hs lưu ý đến những dặn ò của Gv.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tiet 339.doc