Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 45: Luyện cách vẽ hình về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Tiết 45: LUYỆN CÁCH VẼ HÌNH VỀ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Vận dụng kiến thức đã học ở bài hiện tượng khúc xạ ánh sáng để vẽ được đường truyền của tia sáng khi truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại.

2. Kỹ năng:

-Vận dụng những điều đã học giải thích một số hiện tượng thực tế.

3. Thái độ:

-Có ý thức thu thập thông tin.

-Ham thích môn học, hiểu ứng dụng rộng rãi của môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 45: Luyện cách vẽ hình về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 /02 /2012 Ngày dạy: 11 /02 /2012 Tiết 45: LUYỆN CÁCH VẼ HÌNH VỀ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học ở bài hiện tượng khúc xạ ánh sáng để vẽ được đường truyền của tia sáng khi truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại. 2. Kỹ năng: Vận dụng những điều đã học giải thích một số hiện tượng thực tế. 3. Thái độ: Có ý thức thu thập thông tin. Ham thích môn học, hiểu ứng dụng rộng rãi của môn học. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập 2. Hs: Ôn lại bài 40. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút) 2. Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (9 phút) * Kiểm tra bài cũ: ? Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nước. - Gv chốt lại vấn đềø, ghi điểm cho hs. * Tổ chức tình huống học tập:Như SGK - Hs trả lời câu hỏi của Gv. - Hs suy nghĩ về tình huống đưa ra. Hoạt động 2: Bài tập (30 phút) - Gv đưa ra bài tập trên bảng: Bài 1: Trên hình vẽ là một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng từ nước ra không khí. Hãy nêu những nhận xét của em về: đường truyền của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, pháp tuyến và so sánh độ lớn của góc khúc xạ so với góc tới. Bài 2: Trên hình mô tả một học sinh nhìn qua ống thẳng AB thấy được hình ảnh của viên sỏi C ở đáy bình nước. Hỏi: Các điểm A, B, C có thẳng hàng không? Vì sao? Vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt trong trường hợp đó? Bài 3: Trên hình vẽ cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh của đồng xu trong nước. A là vị trí thực của đồng xu, PQ là mặt nước. Đường truyền của tia sáng từ đồng xu đến mắt là AIM. Hãy cho biết mắt sẽ nhìn thấy ảnh của đồng xu ở vị trí nào? Trả lời bằng phương pháp vẽ hình? - Yêu cầu hs thảo luận theo 2 dãy bài 1 và 2 trong thời gian 10 phút, sau đó đại diện mỗi dãy lên bảng vẽ. - Yêu cầu hs thảo luận theo bàn bài 3 trong thời gian 5 phút, sau đó gọi 1 cá nhân lên trình bày. - Gv bao quat hs, uốn nắn và sửa sai. - Hs đọc đề bài - Hs thảo luận nhóm làm bài tập theo yêu cầu của gv. Bài 1: Đường truyền của tia sáng là đường gãy khúc, AB là tia tới, BC là tia khúc xạ, B là điểm tới, NN’ là pháp tuyến, góc ABN là góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ CBN’ C N’ N A B C B A ·> Bài 2: Các điểm A, B, C không thẳng hàng vì ánh sáng từ viên sỏi đến mắt theo một đường gấp khúc có nghĩa là viên sỏi C, mắt A và điểm tới B không nằm trên cùng một đường thẳng. Bài 3: Cách vẽ: - Vẽ tia AJ vuông góc với PQ, tia này truyền thẳng r không khí. C I J M B Q - Kéo dài tia IM về phía sau cắt AJ tại B, B chính là vị trí ảnh của đồng xu trong P nước. Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (5 phút) - Gv chốt lại cách vẽ hình qua 3 bài tập trên bảng. - Yêu cầu hs về nhà làm bài tập bài 40 -41, xem trước bài 42_SGK. - Hs tìm hiểu thông tin ở phần “Có thể em chưa biết”. - Hs lưu ý đến dặn dò của Gv. D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet 459.doc