Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 46: Thấu kính hội tụ

Tiết 46: THẤU KÍNH HỘI TỤ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

-Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.

-Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thong gặp trong thực tế.

 2. Kỹ năng: Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK -> tìm ra đặc điểm của TKHT.

3. Thái độ:

-Có ý thức thu thập thông tin.

-Ham thích môn học, hiểu ứng dụng rộng rải của môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 46: Thấu kính hội tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 /02 /2012 Ngày dạy: 16 /02 /2012 Tiết 46: THẤU KÍNH HỘI TỤ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ. Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thong gặp trong thực tế. 2. Kỹ năng: Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK -> tìm ra đặc điểm của TKHT. 3. Thái độ: Có ý thức thu thập thông tin. Ham thích môn học, hiểu ứng dụng rộng rải của môn học. B. CHUẨN BỊ: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 50mm, 100mm. Một giá quang học. Một màn hứng để quan sát để quan sát dường truyền của tia sáng. Một nguồn sáng phát ra gồm 3 tia sáng song song. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (8 phút) * Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ? + So sánh giữa i và r khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại. 2. Chữa bài tập 40-41.1. Giải thích vì sao nhìn vật trong nước ta thường thấy vật nằm cao hơn vị trí thật. - Gv chốt lại vấn đềø, ghi điểm cho hs. * Tổ chức tình huống học tập: Như SGK 2 Hs lên bảng trả lời câu hỏi của Gv - Cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn và nhận xét - Hs suy nghĩ về tình huống đưa ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ (12 phút) - Yêu cầu Hs đọc và nghiên cứu mục 1, nghiên cứu: + Nêu mục đích thí nghiệm. + Nêu phưưng pháp nghiên cứu, cách bố trí thí nghiệm. - Gv chỉ đạo Hs thảo luận câu hỏi C1, C2. - Gv chuẩn lại kiến thức, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Gv thông báo một số khái niệm mới. - Phát cho Hs các thấu kính hội tụ. - Yêu cầu Hs tham gia thảo luận, trả lời C3. - Gv chuẩn lại kiến thức, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Gv: thông báo một số khái niệm mới. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. I- Đặc điểm của thấu kính hội tụ: 1- Thí nghiệm: - Hs đọc SGK, trả lời các yêu cầu của Gv. - Hs tham gia thảo luận C1, C2: C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ. C2: Quan sát hình 42.2 sgk trả lời - Hs hoàn thành vở ghi. - Hs tiếp nhận thông tin mới. 2- Hình dạng của thấu kính hội tụ: - Hs tìm hiểu, nhận dạng thấu kính hội tụ. - Hs tham gia, trả lời câu hỏi C3: phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Hs hoàn thành vở ghi. - Hs tiếp nhận thông tin mới. - Hs hoàn thành vở ghi. + Ký hiệu của TKHT: Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính (18 phút) - Yêu cầu Hs quan sát hình 42.2 trả lời C4. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm. - Gv: thông báo khái niệm trục chính (∆) của thấu kính. - Yêu cầu hs hoàn thành vở ghi. - Yêu cầu Hs đọc tài liệu cho biết quang tâm là điểm nào? - Gv thông báo khái niệm quang tâm. Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Hướng dẫn hs thảo luận C5, C6. - Gv: chuẩn lại kiến thức, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Gv: thông báo khái niệm tiêu điểm. - Yêu cầu Hs đọc tài liệu cho biết quang tâm là được hiểu như thế nào? - Gv thông báo khái niệm tiêu cự. Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính: 1- Khái niệm trục chính: - Hs quan sát hình 42.2, trả lời C4: Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng. Dùng thước thẳng để kiểm tra. - Hs tiếp nhận thông tin mới. Hs hoàn thành vở ghi. 2- Quang tâm: - Hs đọc tài liệu, tìm hiểu khái niệm quang tâm. - Hs tiếp nhận thông tin mới, hoàn thành vở ghi. O 3- Tiêu điểm (F): - Hs tham gia thảo luận C5, C6. - Hs hoàn thành C5, C6 vào vở: C5:Điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên trục chính. F’ O C6: Chùm tia ló vẫn hội tụ tại 1 điểm trên trục chính (điểm F’). F O F’ - Hs tiếp nhận thông tin mới, hoàn thành khái niệm tiêu điểm. 4- Tiêu cự (f): - Hs đọc tài liệu, tìm hiểu khái niệm tiêu cự. - Hs tiếp nhận thông tin mới, Hs hoàn thành vở ghi. OF = OF’ = f Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút) - Yêu cầu Hs hoàn thành C7 vào bảng phụ. Yêu cầu Hs thảo luận C7. - Gv yêu cầu Hs công bố kết quả. - Gv chuẩn kiến thức, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Yêu cầu hs thảo luận C8. - Gv chuẩn kiến thức, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Yêu cầu hs đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Yêu cầu hs về nhà làm bài tập bài 42, xem trước bài 43. SGK. II- Vận dụng: - Hs hoàn thành C7 vào vở - Hs báo cáo kết quả trước lớp.tham gia thảo luận. - Hs hoàn thành vở ghi sau khi sau khi đã chuẩn kiến thức S D F O F’ S’ - Hs tham gia thảo luận C8: TKHT là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm sáng tới song song với trục chính của TKHT thì chùm ia ló hội tụ tại tiêu điểm của TK. - Hs hoàn thành vở ghi sau khi sau khi đã chuẩn kiến thức - Hs tìm hiểu thông tin ở phần “Có thể em chưa biết”. - Hs lưu ý đến dặn dò của Gv. D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet 469.doc