Giáo án Vật lý lớp 9 - Tiết 55 - Bài 48: Mắt

1. Mục tiêu:

 a. Về kiến thức:

 - Nêu được mắt có các bộ phận chính và là thể thuỷ tinh và màng lưới.

 - Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.

 - Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

 b. Về kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí.

 - Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.

 c.Về thái độ:

 - Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí, yêu thích môn học.

 - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành không khói bụi khỏi ảnh hưởng đến mắt.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Tiết 55 - Bài 48: Mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/3/20113 Ngày dạy: 23/3/2013: lớp 9A Tiết 55. Bài 48: MẮT 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Nêu được mắt có các bộ phận chính và là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. - Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. b. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh vật lí. - Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế. c.Về thái độ: - Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí, yêu thích môn học. - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành không khói bụi khỏi ảnh hưởng đến mắt. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, tài liệu có liên quan. - Tranh vẽ về cấu tạo của mắt. b. Chuẩn bị của học sinh: - Sách vở ghi, chuẩn bị bài cũ, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (5’).(2 học sinh) * Câu hỏi: HS 1: Nêu hai bộ phận quan trọng của máy ảnh? Tác dụng của các bộ phận đó? HS 2: Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh? * Đáp án: - Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối. - Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ để tạo ảnh thật trên phim, buồng tối không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ ánh sáng truyền từ vật cần chụp ảnh truyền qua thấu kính tác dụng lên phim. - Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh. *ĐVĐ (1’):Vậy để tìm hiểu xem cấu tạo của mắt có gì giống và khác nhau so với máy ảnh, và khi ta quan sát một vật ở gần hoặc ở xa ảnh của vật đó hiện lên mắt chúng ta như thế nào, thầy trò chúng ta cùng đi nghiên cứu bài hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: (7’) GV:Y/c hs hoạt động cá nhân 1' nghiên cứu về cấu tạo của mắt. bạn nào cho thầy biết hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? GV: Chiếu hình vẽ giải phẫu mắt. ?: Bộ phận nào của mắt được coi là một thấu kính hội tụ? GV: Thể thuỷ tinh là một TKHT bằng một chất trong suốt và mềm, nó phồng lên, dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi. trong sinh học vòng cơ này còn được gọi là cơ thể mi. ?: Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy rõ hiện ở đâu? GV: Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét. Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì sẽ xuất hiện “luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não. Chúng ta đã biết về cấu tạo của máy ảnh, vậy cấu tạo của mắt và máy ảnh có gì khác nhau, thầy trò chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu tiếp nội dung. C1: Các em hoạt động nhóm đôi(1’)nghiên cứu trả lời câu C1. Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh? ?: Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt ? * Hoạt động 2: (15’). GV: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó hiện rõ nét trên màng lưới khi đó các bộ phận chính của mắt phải hoạt động như thế nào. Thầy trò ta đi nghiên cứu nội dung. GV: Khi cơ vòng đỡ thể thủy tinh phải co giãn làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình này gọi là “sự điều tiết” của mắt. ?: Vậy Sự điều tiết của mắt là gì ? GV: Khi một vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật nằm càng gần với tiêu điểm của thấu kính hội tụ. GV: Chiếu hình vẽ ảnh của một vật ở gần và ở xa mắt. Và hướng dẫn học sinh phân tích. Yêu cầu HS quan sát màn chiếu. Ảnh của cùng một vật hiển thị trên màng lưới(võng mạc) khi vật ở xa và ở gần tiêu cự của thể thuỷ tinh thay đổi như thế nào? ?: OA1 = OA2 ; AB không đổi, nếu độ dài OA càng lớn thì ảnh A1B1 sẽ thay đổi như thế nào trên màng lưới? ?: Nếu A1B1 càng nhỏ thì OF1 như thế nào? ?: Em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn các vật ở xa và các vật ở gần, dài ngắn khác nhau như thế nào? THMT - Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng quá mức, gần nguồn sóng điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, ? Vậy ta phải có Các biện pháp nào để bảo vệ mắt? GV: Chốt kiến thức. *HĐ 3: (8’) GV: Khi chúng ta muốn nhìn được vật thì mắt ta phải điều tiết, vậy điểm xa nhất và gần nhất mà mắt ta nhìn thấy được gọi là điểm gì, thầy trò ta cùng đi nc nội dung phần III. GV: Cho HS hoạt động cá nhân(2’) tìm hiểu phần 1. + Điểm cực viễn là gì? + Khoảng cực viễn là gì? GV: Người nào mắt tốt có thể nhìn thấy rõ các vật cách mắt 5m, 6m trở ra thì sẽ nhìn rõ các vật ở rất xa như mặt trăng, ngôi sao mà không bị nhòe. Điểm cực viễn của mắt tốt ở rất xa.(vô cực). Điểm cực viễn mắt không phải điều tiết nhiều nên không thấy mỏi mắt khi quan sát. - GV cho hs hoạt động cá nhân 2’ và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là điểm cực cận? + Khoảng cực cận là gì? GV: thông báo cho HS rõ tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nhiều nên mỏi mắt. - Yêu cầu HS xác định điểm cực cận, khoảng cực cận của mình. c. Vận dụng, củng cố (8’) -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn hoàn thành câu C5. tóm tắt, dựng hình, chứng minh C5. C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất? -Yêu cầu hai HS nhắc lại kiến thức đã thu thập được trong bài. GV: dán bảng phụ (Bảng thị lực) trên bảng và y/c hs làm câu C3. I. Cấu tạo của mắt. 1.Cấu tạo: HS: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới(võng mạc). HS: Thể thủy tinh của mắt được coi là một thấu kính hội tụ. HS:Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiển thị rõ nét trên màng lưới. 2. So sánh mắt và máy ảnh. C1: - Giống nhau: +Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT. + Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. - Khác nhau: + Thể thuỷ tinh có tiêu cự có thể thay đổi. + Vật kính có tiêu cự không đổi. Hs: Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò giống như màng lưới trong con mắt. II. Sự điều tiết của mắt. HS: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh hiển thị rõ nét trên màng lưới. C2 Hình a) Hình b) OA1 = OA2 ; AB không đổi, nếu độ dài OA càng lớn thì ảnh A1B1 sẽ càng nhỏ trên màng lưới và ngược lại. HS: Nếu A1B1 càng nhỏ thì OF1 càng lớn. HS: Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự thể thủy tinh trong mắt càng lớn và ngược lại. HS: + Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt. + Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh. + Giữ gìn môi trường trong lành để bảo vệ mắt. + Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt + không nên nhìn các vật ở quá gần, Không nên chơi game, xem tivi đọc sách,...Sau một thời gian chúng ta phải dừng lại và thư giãn để mắt chúng ta không phải điều tiết liên tục. III. Điểm cực cận và điểm cực viễn 1. Cực viễn: HS: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy vật. Kí hiệu là Cv . Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt. 2. Cực cận: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật.Kí hiệu là: Cc . Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt là khoảng cực cận. C4: HS xác định cực cận và khoảng cách cực cận. IV. Vận dụng. C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm; d’=2cm. h’=? Đáp: Chiều cao của ảnh cột điện trên màng lưới là: C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ ngắn nhất. -Ghi nhớ: +Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. + Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. + Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới. + Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét. + Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ. được khi không điều tíêt gọi là điểm cực viễn. + Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận. HS: Thực hiện. c. Củng cố, luyên tập(thực hiện trong bài dạy) d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 48.1 đến 48.3 / SBT. - Đọc phần “có thể em chưa biết”. Hướng dẫn bài 48.3: Dựng hình: Ta có: * Rút kinh nghiệm sau nội dung bài dạy:

File đính kèm:

  • docBAI MAT.doc