Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 61: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

Tiết 61: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG

VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen, màu trắng, ?

 Giải thích được hiện tượng khi đặt vật dưới ánh sáng màu trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen,

 Giải thích được hiện tượng: khi đặt vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật màu khác đều bi thay đổi màu.

2. Kỹ năng: Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 61: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 /04 /2012 Ngày dạy: 10 /04 /2012 Tiết 61: MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy vật màu đỏ, màu xanh, màu đen, màu trắng,? Giải thích được hiện tượng khi đặt vật dưới ánh sáng màu trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen, Giải thích được hiện tượng: khi đặt vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu, còn các vật màu khác đều bi thay đổi màu. 2. Kỹ năng: Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng. 3. Thái độ: Say mê nghiên cứu hiện tuợng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế. Cẩn thận, nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ: Đối với cả lớp: Một hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu. Một bộ các tấm lọc màu ( đỏ, lục, lam). C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: Ổn định lớp: (1 phút) Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (8 phút) 1. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Thế nào là sựï trộn màu của ánh sáng? 2. Tổ chức tình huống học tập: - Như SGK. - Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của Gv. - Tìm hiểu tình huống của bài dưới sự tổ chức của Gv. - Ghi bài. Hoạt động 2: Tìøm hiểu vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu đen dưới ánh sáng trắng (11 phút) - Tổ chức cho hs thảo luận C1. - Gv nhận xét ý kiến của hs, chốt lại vấn đề cần nắm. - Yêu cầu Hs tự hoàn thành vở ghi. - Tổ chức cho Hs rút ra nhận xét. I- VẬT MÀU TRẮNG, VẬT MÀU ĐỎ, VẬT MÀU XANH, VẬT MÀU ĐEN DƯÓI ÁNH SÁNG TRẮNG: - Hs tham gia thảo luận C1 dưới sự chỉ đạo của Gv. - Hs nắm những kiến thức qua nhận xét, chốt lại của Gv. C1: - Dưới ánh sáng màu trắng: + Nếu thấy vật màu trắng thì có ánh sáng trắng truyền từ vật đó vào mắt. + Nếu thấy vật màu đỏ: có ánh sáng đỏ truyền vào mắt. + Nếu thấy vật màu xanh: có ánh sáng xanh truyền vào mắt. + Nếu thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền vào mắt. Ta nhận ra được vật màu đen vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta. - Rút ra nhận xét dưới sự chỉ đạo của Gv. * Nhận xét: Dưới ánh sáng màu trắng, vật có màu nào thí có áng sáng màu đó truyền vào mắt ta. Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng tán xạ màu của các vật (10 phút) - Yêu cầu Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm để làm sáng tỏ các vấn đề: + Màu của miếng bìa màu trắng dưới các ánh sáng màu: đỏ, lục. + Vật màu đỏ dưới ánh sáng màu đỏ. + Vật màu lục dưới ánh sáng màu lục. + Vật màu đen dưới ánh sáng màu. - Tổ chức cho Hs thông báo kết quả, rút ra nhận xét, thảo luận trả lời C2, C3. - Gv nhận xét câu trả lời, chốt lại vấn đề cần nắm. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. II- KHẢ NĂNG TÁN XẠ MÀU CỦA CÁC VẬT: 1- Thí nghiệm và quan sát: - Hs đọc tài liệu, làm thí nghiệm để làm sáng tỏ các vấn đề mà Gv đưa ra. 2- Nhận xét: - Hs báo cáo kết quả thí nghiệm, thảo luận, trả lời C2, C3. C2: - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ -> nhìn thấy vật màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu lục -> vật gần như có màu đen. Vậy vật màu lục tán xạ kém ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu trắng -> nhìn thấy vật có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đen -> vật có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ. C3: - Chiếu ánh sáng màu xanh lục vào vật xanh lục và màu trắng -> nhìn thấy vật màu xanh lục. Vật màu xanh lục và màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục. - Chiếu ánh sáng lục vào vật màu đỏ -> nhìn thấy vật màu tối (đen). Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng màu xanh lục. - Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật màu đen -> vật có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục. - Hs lưu ý những nhận xét của Gv. Hoạt động 4: Kết luận (5 phút) - Tổ chức Hs đưa ra kết luận. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. III- KẾT LUẬN : - Hs đưa ra kết luận. - Hoàn thành vởû ghi. + Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó. + Vật màu trắng tán xạ tốt với tất cả các ánh sáng màu. + Vật màu den không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào. Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố- Dặn dò (10 phút) 1. Vận dụng- Củng cố - Tổ chức Hs thảo luận C4, C6. - Yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi. - Gv chốt lại nội dung của bài học. - Gv lấy thêm 1 vài hiện tượng trong thực tế và yêu cầu cá nhân hs trả lời nếu còn thời gian: ?1 Tại sao ta thấy bầu trời có màu xanh. Hoặc tại sao nhìn ra xa thấy nước biển có màu xanh? 2. Dặn dò - Về nhà làm C5 và các bài tập trong SBT. - Hs tham gia thảo luận C4, C6. - Hoàn thành vởû ghi. C4: Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng không có gì để tán xạ. C6: Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt 1 vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt 1 vật màu xanh dưới ánh sáng trắng, ta sẽ thấy vật có màu xanh - Hs tiếp nhận thông tin mới. - Lưu ý về những dặn dò của Gv. D.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet 619.doc