Giáo án Vật lý tiết 22: Lực ma sát

§13. LỰC MA SÁT

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn).

 - Viết được công thức của lực ma sát trượt.

 - Nêu được 1 số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng được công thức của lực ma sát để giải bài tập.

 - Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Thí nghiệm hình 13.1 SGK gồm: 1 khối gỗ hình chữ nhật, lực kế và 1 số quả cân.

 2. Học sinh:

 Ôn lại kiến cũ về lực ma sát.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6648 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý tiết 22: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2006 Tuần: 11 – Tiết: 22 §13. LỰC MA SÁT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn). - Viết được công thức của lực ma sát trượt. - Nêu được 1 số cách làm giảm hoặc tăng ma sát. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được công thức của lực ma sát để giải bài tập. - Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Thí nghiệm hình 13.1 SGK gồm: 1 khối gỗ hình chữ nhật, lực kế và 1 số quả cân. 2. Học sinh: Ôn lại kiến cũ về lực ma sát. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo? - Phát biểu và viết công thức của định luật Húc. 2. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu về lực ma sát trượt. NỘI DUNG GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật với bề mặt khi vật trượt trên bề mặt và có hướng ngược với hướng của . - Có mấy loại lực ma sát? - Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào, ở đâu? - Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. - Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật với bề mặt khi vật trượt trên bề mặt. (+) 1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt: Áp dụng ĐL II Niutơn: (1) Chiếu (1) lên chiều (+): Khi vật CĐ thẳng đều: a = 0. Þ Fms = Fk - Có thể đo hệ số ma sát trượt bằng cách nào? Giải thích phương án thí nghiệm? - HS thảo luận để tìm ra phương án TN. 2. Đặc điểm của lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt: - Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. - Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc - Độ lớn của lực ma sát trượt có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc… 3. Hệ số ma sát trượt: Là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực. Với N: độ lớn của áp lực của bề mặt tiếp xúc. - Để đặc trưng cho sự phụ thuộc của lực ma sát trượt vào độ lớn của áp lực và tình trạng của 2 vật tiếp xúc, người ta đưa ra hệ số ma sát trượt. Vậy hệ số ma sát trượt là gì? - Là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực. 4. Công thức lực ma sát trượt: - Suy ra công thức tính lực ma sát trượt? - * Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về lực ma sát lăn. II. Lực ma sát lăn: - Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt khi vật lăn trên bề mặt để cản trở chuyển động của vật. - Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? - Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt khi vật lăn trên bề mặt để cản trở chuyển động của vật. - Lực ma sát lăn có độ lớn < lực ma sát trượt. - Dùng một lực để đẩy thùng gỗ, thùng gỗ khó di chuyển. Nhưng nếu ta để thùng gỗ lên trên các bánh xe thì ta có thể đẩy dễ dàng. Vậy lực ma sát lăn có độ lớn như thế nào so với lực ma sát trượt? - Lực ma sát lăn có độ lớn < lực ma sát trượt. * Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của lực ma sát nghỉ. III. Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt khi nó chịu tác dụng của 1 lực song song với bề mặt. - Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? - Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt. 1. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ: - Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc và có độ lớn bằng lực tác dụng khi vật chưa CĐ. - Lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. - Lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì? - Khi vật chịu tác dụng của 1 lực > độ lớn của lực ma sát nghỉ thì vật sẽ chuyển động như thế nào? - Vậy như thế nào so với ? - luôn ngược hướng với lực tác dụng. - Vật sẽ trượt. - 2. Vai trò của lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động (đối với người, xe…) và có nhiều ứng dụng trong đời sống. VD: nhờ có lực ma sát nghỉ, ta cầm nắm được các vật… - Cho ví dụ về vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống? - Nhờ lực ma sát nghỉ, ta cầm nắm được các vật; xe cộ, người có thể chuyển động được… * Hoạt động 4 ( phút): Củng cố – Giao nhiệm vụ về nhà. - Sử dụng bảng phụ. - Nhắc lại các đặc điểm của 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lăn, nghỉ. - Công thức tính lực ma sát trượt. - Tìm ví dụ về vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống. - Làm bài tập 4,5,6 SGK trang 78, 79. - Làm ví dụ trong SGK trang 77 và bài tập còn lại trong SGK trang 78, 79. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời: 4. D 5. Không. Trọng lực cân bằng với phản lực của mặt bàn. 6. C Ngày tháng: Duyệt của Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc13. LUC MA SAT.doc
Giáo án liên quan