A/Mục tiêu bài học:Giúp HS
-Cảm nhận được tinh thần yêu nước,tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi xây dựng nền lý luận xã hội ở nước ta.
-Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận.Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.
B/Tiến trình Dạy-Học:
*Kiểm tra bài cũ:
-Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”,có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào?Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì nổi bật để khắc hoạ tính cách của các nhân vật?
-Qua đoạn trích,Anh (chị)hãy cho biết nổi bật lên chủ đề tư tưởng gì?
*Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nói đến những nhà cách mạng tiên phong trong những năm đầu thế kỉ XX.Qua các phong trào Duy Tân, Đông du không ai không biết đến tên tuổi các cụ Phan Châu Trinh,Phan Bội Châu.Các cụ ấy không chỉ nổi bật trên chiến trường mà còn sáng chói trên cả lĩnh vực văn chương.Về phương diện này,trong hai tiết học hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích”Về luân lý xã hội ở nước ta”của cụ Phan Châu Trinh. Để hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước,tư tưởng tiến bộ thông qua nghệ thuật viết văn chính luận của cụ như thế nào?
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Về luân lý xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích “Đạo đức và lý luận Đông Tây”)
-Phan Châu Trinh-
A/Mục tiêu bài học:Giúp HS
-Cảm nhận được tinh thần yêu nước,tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi xây dựng nền lý luận xã hội ở nước ta.
-Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận.Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.
B/Tiến trình Dạy-Học:
*Kiểm tra bài cũ:
-Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”,có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào?Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì nổi bật để khắc hoạ tính cách của các nhân vật?
-Qua đoạn trích,Anh (chị)hãy cho biết nổi bật lên chủ đề tư tưởng gì?
*Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nói đến những nhà cách mạng tiên phong trong những năm đầu thế kỉ XX.Qua các phong trào Duy Tân, Đông du không ai không biết đến tên tuổi các cụ Phan Châu Trinh,Phan Bội Châu.Các cụ ấy không chỉ nổi bật trên chiến trường mà còn sáng chói trên cả lĩnh vực văn chương.Về phương diện này,trong hai tiết học hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích”Về luân lý xã hội ở nước ta”của cụ Phan Châu Trinh. Để hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước,tư tưởng tiến bộ thông qua nghệ thuật viết văn chính luận của cụ như thế nào?
CHUẨN BỊ CỦA THẦY
CHUẨN BỊ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Dựa vào tiểu dẫn của SGK ,em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời,sự nghiệp của Phan Châu Trinh?
-Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần như thế nào?
Qua những phần vừa xác định,em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần?
-Chủ đề tư tưởng nổi bật lên trong đoạn trích là gì?(Gợi ý:HS đọc lướt từng phần,xem qua ghi nhớ trang 88 để trả lời).
-Yêu cầu các HS lần lượt đọc các đoạn của đoạn trích?
-Tuy là đoạn trích nhưng văn bản có giá trị của một bài nghị luận không?Vì sao?
-Nội dung của vấn đề nêu ra ở phần đầu là gì?
-Quan niệm luân lý xã hội có khác gì theo quan niệm luân lý xã hội xưa?(tích hợp)với một thái độ như thế nào?
-Để làm rõ vấn đề đã nêu tác giả đã giải quyết bằng những luận điểm nào?
-Thái độ của tác giả khi trình bày biểu hiện như thế nào?Thao tác luận trong đoạn trích có gì nổi nét?
-Tác giả khẳng định điều gì khi kết thúc vấn đề?
-Giọng điệu biểu hiện khác gì so với đoạn trên?
-Gọi HS đọc ghi nhớ và rút ra những nét chính?
-Hướng dẫn HS luyện tập bài một:
+Hoàn cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX?
+Hoàn cảnh cũng tác động đến tác giả như thế nào?
-Hướng dẫn luyện tập bài hai:
+Dựa vào nội dung đoạn trích HS trình bày những cảm nhận của mình về tấm lòng,tầm nhìn của cụ Phan Châu Trinh như thế nào?(tích hợp nội dung cách lập luận của bài”Hiền tài là nguyên khí quốc gia”(Lớp 10)).
-Hướng dẫn luyện tập bài ba.
-Những vấn đề đề cập trong đoạn trích có tác dụng tích cực hoăc tiêu cực với thời đại hiện nay?
-Tóm tắt tiểu dẫn,tập trung vào hai nét chính:
+Cuộc đời
+Sự nghiệp
-Dựa vào các số thứ tự có trong đoạn HS phân đoạn,tìm ý chính và trả lời.
-Tìm trong mạch phát triển của văn bản, tìm ra mối liên hệ cụ thể.
-Suy nghĩ khái quát các vấn đề và trả lời.
-Ba HS đọc từng phần theo yêu cầu của thầy.
-Căn cứ vào ba ý của kết cấu suy nghĩ trả lời.
-Khái quát ý một của cấu trúc.
-So sánh nội hàm của hai khái niệm.Trả lời một cách khái quát.
HS khái quát vấn đề trả lời.
-Xác định thái độ qua lời lẽ diễn đạt.
-Vận dụng kiến thức về thao tác luận để trả lời.
-HS đọc đoạn ba,tóm tắt vấn đề suy nghĩ và trả lời.
-Đọc ghi nhớ
-Rút ra những nét chính về nội dung,nghệ thuật.
-Dựa vào hiểu biết lịch sử và hiểu biết văn học thời đại trong những năm đầu thế kỉ.
-HS suy nghĩ tìm trong đoạn trích những chi tiết thể hiện tấm lòng,tầm nhìn và trả lời bằng cảm nhận của mình.
-HS làm ở nhà
-HS suy nghĩ giữa điều tác giả đưa ra với yêu cầu của thời đại để trả lời.
I/Tìm hiểu chung:(SGK)
1/Tiểu dẫn:
a/Cuộc đời:
Phan Châu Trinh tự là Tử Cán,hiệu Tây Hồ,biệt hiệu Hy Mã.Quê ở làng Tây Lộc,Tiên Phước,Tam Kỳ ,Quảng Nam. Ông là người rất yêu nước,chọn con đường Duy Tân để làm cho dân giàu nước mạnh.Tuy sự nghiệp không thành nhưng nhiệt huyết của cụ thật đáng khâm phục.
b/Sự nghiệp sáng tác(đọc phần tiểu dẫn).
c/Vị trí đoạn trích:
Nằm trong phần III của bài” Đạo đức và luân lý Đông Tây”.
2/Cấu trúc đoạn trích:
Gồm 3 phần:
a/Ở nước ta chưa có luân lý xã hội và chưa có ý niệm về luân lý xã hội.
b/So sánh thực tế bên Châu Âu và hiện trạng ở nước ta.
c/Chỉ ra phương hướng phấn đấu để đạt đến mục tiêu cao cả.
Ba phần trên có liên hệ nhau theo mạch diễn giải:
-Hiện trạng chung.
-Biểu hiện cụ thể
-Giải pháp
3/Chủ đề tư tưởng:
Cần phải truyền bá Chủ nghĩa xã hội ở nước ta để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ,hướng tới mục đích giành độc lập tự do.
II/Đọc hiểu văn bản:
Đoạn trích gồm 3 phần:
1/Nêu vấn đề:
-Xác lập vai trò vị trí của nền luân lý ở nước ta
+Luân lý xã hội(Phan Châu Trinh) mang tính đoàn thể,cộng đồng
+Luân lý phong kiến:phục tùng theo giáo điều.
=>Cách nêu trực tiếp
Thái độ thẳng thắn ,dứt khoát
2/Giải quyết vấn đề:
a/So sánh về luân lý xã hội ở nước ta với phương Tây:
CHÂU ÂU
NƯỚC TA
-Thịnh hành phóng đại
-Có đoàn thể biết giữ lợi ích chung.
-Điềm nhiên như kẻ ngủ
-Ai chết mặc ai
=>Luân lý xã hội nước ta kém phát triển hơn so với phương Tây
Thao tác luận:So sánh,phân tích
b/Phê phán những ấu trĩ đã dẫn đến tình trạng yếu kém của nền luân lý Việt Nam.
-Người dân:Mang tính cá nhân,thiếu tính cộng đồng,xã hội.
Dẫn chứng…
-Vua quan trí thức:Dùng luân lý để củng cố địa vị,phá tan tính đoàn thể của quốc dân.
Dẫn chứng…
=>Giọng điệu phê phán mạnh mẽ đanh thép.
Thao tác luận:bác bỏ,phân tích,bình luận.
3/Kết thúc vấn đề:
Khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng, đoàn thể với nền luân lý dân tộc
=>Phải có đoàn thể;truyền bá Xã hội chủ nghĩa
Giọng điệu nhẹ nhàng tin tưởng
III/Tổng kết;củng cố:
-Nội dung:Vạch trần thực trạng đen tối của đất nước,đề cao đoàn thể vì sự tiến bộ.
-Nghệ thuật:Phong cách chính luận sắc sảo, độc đáo với đủ giọng điệu đầy sức thuyết phục.
Tác phẩm có giá trị vượt thời đại.
IV/Luyện tập:
-Thực dân Pháp cai trị,vua quan nhu nhược chỉ lo vun vén quyền lực của bản thân.
-Nhân dân lầm than khổ cực.
Tác giả viết bằng tấm lòng yêu nước thương dân,mong muốn cho nước nhà được độc lập tự do,dân chủ tiến bộ.
Tấm lòng chứa chan nhiệt huyết,luôn có ý thức vì nước vì dân,vì tinh thần dân chủ đoàn thể.
-Qua đó ta cũng thấy được cái nhìn tiến bộ,sáng suốt phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và quy luật phát triển đi lên của xã hội.
-Vấn đề Phan Châu Trinh đưa ra vẫn còn ý nghĩa thời sự và giáo dục tư tưởng đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay.
Nó không những góp phần nâng cao nền dân chủ độc lập mà còn phê phán những tư tưởng tiêu cực,tự tư,tự lợi phát sinh trong chế độ thị trường hiện nay.
*Dặn dò:
-Đọc lại đoạn trích,khắc sâu phần ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài đọc thêm:”Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”.
File đính kèm:
- Ve luan li xa hoi nuoc ta.doc