Giáo dục âm nhạc - Chủ đề: Quê hương đất nước

l. Mục đích yêu cầu:

a- Kiến thức:

 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Em yêu thủ đô” và biết được Hà Nội là thủ đô cuả nước ta.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe “ Quê hương em yêu ”

b- Kỹ năng:

- Trẻ thuộc lời hát chính xác theo giai điệu, thể hiện tình cảm vui tươi hồn nhiên của bài hát “ Em yêu thủ đô”

- Qua trò chơi trò chơi, rèn trẻ phản xạ nhanh khi đoán tên các bài hát

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục âm nhạc - Chủ đề: Quê hương đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Giáo dục âm nhạc Chủ đề:Quê hương đất nước Lứa tuổi: Mẫu Giáo Lớn Thời gian: 30-35 phút Loại tiết: Đa số trẻ đã biết - Nội dung chính: dạy Hát bài “ Em yêu thủ đô ”- Sáng tác: Bảo trọng - Nội dung kết hợp: Nghe hát: “ quê hương" - Trò chơi: “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát ” l. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Em yêu thủ đô” và biết được Hà Nội là thủ đô cuả nước ta. Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe “ Quê hương em yêu ” Kỹ năng: Trẻ thuộc lời hát chính xác theo giai điệu, thể hiện tình cảm vui tươi hồn nhiên của bài hát “ Em yêu thủ đô” Qua trò chơi trò chơi, rèn trẻ phản xạ nhanh khi đoán tên các bài hát Thái độ: - Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến thủ đô Hà Nội và quê hương đất nước Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc( học hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc ) Qua trò chơi giáo dục trẻ có tính đồng đội ll- Chuẩn bị: Cô Cô hát tốt các bài hát trong tiết học. Đàn ocgan Xa bàn quay sử dụng trong trò chơi “Đoán ý đồng đội” Băng đài, ti vi 6 bức tranh ( Hồ gươm, Lăng Bác, ngày mùa, các bạn tây nguyên đang múa hát, cô giáo dân tộc đang dạy học, chùa một cột ) dưới mỗi bức tranh đều có thẻ từ ở dưới. Sáng tác một bài hát phục vụ cho tiết học ( Hồ gươm xanh, Quê hương em yêu ) lll- Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ôn định tổ chức: ( 3 phút) Cô và trẻ cùng xem băng hình về cảnh đẹp của Hà Nội - Cô có một số hình ảnh về Hà Nội các con cùng nhìn lên màn hình nhé! - Các con vừa xem những hình ảnh gì? - Các con vừa nghe hình ảnh và giai điẹu bài hát cô đố các con đó là bài hát gì? - Bài hát: “ Em yêu thủ đô ” do nhạc sỹ nào sáng tác? * Dạy hát “ Em yêu thủ đô” ( 12- 15 phút) Các con a! Hà Nội của chúng ta thật đẹp có những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Lăng Bác. - Lần 1:Cô hát mẫu kết hợp thể hiện tình cảm bài hát ( nhạc đệm piano) - Lần 2: Cô hát + giảng nội dung cho trẻ ( cho nhạc đệm ): + Các con thấy bài hát này nói về điều gì? + Trong bài hát có những hình ảnh nào? giai điệu bài hát như thế nào? Bài hát có giai điệu mượt mà, tha thiết. Hà Nội là thủ đô của nước Việt nam, là trái tim của cả nước. Yêu Hà Nội nơi có con sông Hồng đỏ nặmg phù xa, bồi đắp và tưới mát cho những cánh đồng xanh mướt. Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội. Mỗi đường phố, mỗi mái như đều gắn với những kỷ niệm không bao giờ quên, nơi có cha mẹ, người thân, có thầy cô và bạn bè. Yêu hà Nội nơi có tháp rùa xinh soi bóng, nơi đây gắn liền với câu chuyện “ Sự tích Hồ Gươm” . Yêu Hà nội có lăng bác, nơi Bác Hồ Nằm yên nghỉ. Vào trong lăng thăm Bác Hồ nơi đây có bao nhiêu người cháu yêu. Qua giai điệu, lời ca của bài hát ta càng yêu hơn và tự hào về thủ đô Hà Nội. - Lần 3: Cô hát lại cho trẻ nghe . + Cô cho trẻ hát + nhạc đệm - Cô đệm nhạc sửa sai cho trẻ câu hát mà trẻ hay nhầm và hát chưa chính xác - Cô cho trẻ hát lại bài hát “ Em yêu thủ đô ” + Cô gọi 1 tổ lên hát + Cô cho trẻ hát theo nhóm. + Cô gọi cá nhân trẻ. + Cho cả lớp hát lại nhắc trẻ hát thể hiện tình cảm bài hát. Khi trẻ hát tốt cô cho trẻ hát nâng cao: - Cô đánh nhịp cho trẻ hát( nhắc trẻ thể hiện tình cảm ). - Cho trẻ hát to nhỏ theo tay nhịp của cô, - Hát đối đáp giữa bạn nam và bạn nữ, nhắc trẻ chú ý nhìn theo tay nhịp của cô, cô đánh tay nhịp về bên nào thì bên đó hát. + Bạn nam hát câu “ Yêu Hà nội... yêu mái nhà thân mến ” “ Yêu Bờ Hồ có tháp rùa sinh....tươi thắm ” + Bạn nữ hát câu “Bạn bè vui....cháu yêu” “ Vào trong lăng thăm Bác Hồ...” Cả 2 tốp đều hát câu cuối “ Nơi đây có bao nhiêu người cháu yêu” - Cô cho cả lớp hát lại . * Trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát ” ( 5-7 phút) Đây là trò chơi trẻ đã được chơi Cô hỏi lại trẻ luật chơi, cách chơi( Sau khi trẻ trả trả lời cô giới thiệu lại luật chơi cách chơi) Luật chơi: Cả lớp mình sẽ được chơi trong trò chơi này, khi nghe thấy giai điệu bài hát các con phải đoán thật nhanh Cách chơi: Cô sẽ mời 1 bạn lên điều khiển nốt nhạc.Đây là các nốt nhạc trong trò chơi này, mỗi nốt nhạc tương ứng với một bài hát trong chương trình, lúc này các con sẽ được nghe giai điệu của bài hát và đoán , cô sẽ mời 1 bạn lên tìm hình ảnh có nội dung nếu đúng thì các con sẽ hát hát đó. Vì thời gian trong 1 phút vì vậy chúng mình chú ý phải thật nhanh và đoán đúng, hát thật hay bài hát chính thì các cháu sẽ được thưởng những món quà của chương trình Trò chơi bắt đầu. ( Cô cho trẻ chơi từ 3-4 lần ) * Nghe hát “ Quê hương ” ( 5 phút): Có rất nhiều các nhà nhà thơ và nhạc sỹ đã sáng tác rất nhiều bài hát về quê hương và ai cũng có quê hương của mình . Hôm nay cô sẽ hát tăng các con bài hát về quê “ Quê hương ” (cô hát cho trẻ nghe lần 1 + nhạc đệm) - Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào? Để cho bài hát thật hay cô mời 5 bạn múa và thể hiện bài hát này cùng cô nhé! - Cô cho trẻ nghe hát lần 2 ( Cô hát theo nhạc kết hợp trẻ múa phụ hoạ). - Trẻ ngồi xung quanh - Trẻ trả lời - 2-3 trẻ trả lời - Trẻ về ngồi vào ghế - 2-3 trẻ trả lời. - 3-4 trẻ trả lời. - Trẻ hát theo nhạc đệm - Trẻ lần lượt lên hát theo tổ - 7 trẻ lên hát - 2 -3 trẻ lên hát - Cả lớp hát - Trẻ ngồi hát theo tay nhịp của cô - Trẻ đứng hát theo tay nhịp của cô. - Trẻ đứng so le - 1 trẻ nhắc lại cách chơi trò chơi. - Trẻ tham gia trò chơi. - 2-3 trẻ trả lời - 4-5 trẻ lên biểu diễn cùng cô.

File đính kèm:

  • docBai soan mon am nhac Chu de Que huong dat nuoc.doc