Giáo dục âm nhạc - Chủ đề: tết - Đề tài nghe hát “ngày tết đến rồi”

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ hát chính xác giai điệu , lời bài hát , thể hiện giai điệu bài hát .

- Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp.

- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động.

- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn .

 

II/ CHUẨN BỊ :

- Đồ dùng của cô :

 + Máy cassette, đàn organ

 + Hình vẽ : Ngày Tết, Cảnh Mùa Xuân .

- Đồ dùng của trẻ : + Nhạc cụ gõ

+ Mũ các loại Hoa

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5738 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục âm nhạc - Chủ đề: tết - Đề tài nghe hát “ngày tết đến rồi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ÂM NHẠC Chủ đề : TẾT Đề tài : Nghe hát “Ngày Tết đến rồi” Kết hợp : Rèn luyện kỹ năng V/đ tiết tấu phối hợp “Em thêm một tuổi” Trò chơi âm nhạc: Nhìn hình đoán tên bài hát I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hát chính xác giai điệu , lời bài hát , thể hiện giai điệu bài hát . - Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp. - Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn . II/ CHUẨN BỊ : - Đồ dùng của cô : + Máy cassette, đàn organ + Hình vẽ : Ngày Tết, Cảnh Mùa Xuân….. - Đồ dùng của trẻ : + Nhạc cụ gõ + Mũ các loại Hoa III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Tổ chức hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1 :Nghe hát Cô đàn một đoạn yêu cầu trẻ lắng và trẻ đoán xem đó là bài hát gì ? Tác giả là ai - Bài hát “ Ngày tết đến rồi” của Phạm Đăng Khương - Cô hát cho trẻ nghe diễn cảm theo đàn - Trẻ lắng nghe - Con thấy giai điệu của bài hát như thế nào ? Nội dung bài hát nói về điều gì ? - Các bạn rất vui vì Tết đến , được mặc áo mới đón tết, được múa hát với các cô và các bạn - Cô hát cho trẻ lần 2 kết kết hợp múa minh hoạ (khuyến khích trẻ tham gia múa cùng cô) - Trẻ tham gia hát múa cùng cô Hoạt động 2 : Dạy VĐ tiết tấu phối hợp Các con lắng nghe giai điệu bài hát này và đoán tên bài hát là gì nhé ! - Cô đàn một đoạn cho trẻ nghe để đoán tên bài hát -Trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát“Em thêm một tuổi” -Bài hát này do ai sáng tác ? “các con hát lại bài hát cho thật là hay nhé” - Của tác giả Trương Quang Lục - Cô đàn cho trẻ hát diễn cảm 1-2 lần (cô chú ý quan tâm kỹ năng hát của trẻ và sửa sai) - Cả lớp hát theo đàn . - Bây giờ chúng ta sẽ kết hợp hát và vận động theo tiết tấu phối hợp . Có bạn nào nhớ vận động theo tiết tấu phối hợp là như thế nào không ? -Trẻ trả lời theo khả năng hiểu biết của trẻ - Bạn nào có thể lên thực hiện cho cô và các bạn xem -Các con có nhận xét gì về cách vỗ theo tiết tấu phối hợp? - Tiết tấu này vỗ 4 cái ,1 chậm rồi đến 3 cái nhanh -“Đúng rồi muốn vỗ đúng các con chú ý vỗ 1 nhịp sau đó đến 3 phách liên tục” Các con xem cô hát và vận động tiết tấu phối hợp - Các con chú ý vỗ đầu tiên vào tiếng Xuân nhé - Trẻ chú ý xem cô vỗ kết hợp hát Lần 1 : Cả lớp cùng thực hiện theo cô. - Cả lớp vận động và hát theo cô. Lần 2 : Các tổ lần lượt hát và vận động thi xem ai hát và vỗ hay nhất. -Trẻ chọn mũ và kết theo nhóm Lần 3 : Các bạn đi chọn mũ hình Hoa kết theo loại và thi đua với nhau. Trẻ chọn các hình thức : + Các nhóm thỏa thuận với nhau chọn hình thức vận động (Trẻ có thể chọn tiết tấu nhanh , chậm hoặc tiết tấu phối hợp) và lên thực hiện. + Bây giờ thi tài giữa các bạn trong nhóm , hãy chọn ai giỏi nhất nào ( hình thức cá nhân). + Nhóm hát + vận động + Nhóm kết hợp 2 loại tiết tấu… - Trẻ chọn 1-2 bé thi với nhau. - Các bạn còn lại có thể minh họa theo tiết tấu. - Cô mời cá nhân hát kết hợp vận động. Hoạt động 3 : Trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát” Y/C : Trẻ nhìn hình vẽ và đoán tên bài sau đó hát và có thể múa minh họa hay gõ đệm theo - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi Lần 1 : Cô giơ hình trẻ đoán tên bài hát , sau mỗi lần chơi cô thay đổi hình - Trẻ chú ý quan sát để chơi cho đúng - Cả lớp cùng hát và làm động tác minh họa Lần 2: - Cho từng nhóm hát - Cá nhân chơi - Nhóm – cá nhân cùng tham gia chơi

File đính kèm:

  • docTET.doc