I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết hát và vận động theo tiết tấu chậm bài “ chị ong nâu và em bé” thể hiện âm nhạc vui tươi nhí nhảnh, lời ca giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Trẻ yêu thích việc trồng cây và bảo vệ cây, thông qua bài nghe hát “ vườn cây của ba” nhạc và lời của Phạm tuyên.
II/ Chuẩn bị:
- Cô tham khảo bài hát “ chị ong nâu và em bé” và bài “ vườn cây của ba”
- Đồ dùng đồ chơi âm nhạc để trẻ chơi trò chơi âm nhạc.
III/ Tổ chức hoạt động:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục âm nhạc - Đề tài Chị ong nâu và em bé - Chủ điểm: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Giáo dục âm nhạc
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Đề tài: Chị ong nâu và em bé
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Tên giáo viên: Bùi Thị Mỹ Tiên
Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Định Thành
Ngày dạy: 05/11/2009
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết hát và vận động theo tiết tấu chậm bài “ chị ong nâu và em bé” thể hiện âm nhạc vui tươi nhí nhảnh, lời ca giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Trẻ yêu thích việc trồng cây và bảo vệ cây, thông qua bài nghe hát “ vườn cây của ba” nhạc và lời của Phạm tuyên.
II/ Chuẩn bị:
- Cô tham khảo bài hát “ chị ong nâu và em bé” và bài “ vườn cây của ba”
- Đồ dùng đồ chơi âm nhạc để trẻ chơi trò chơi âm nhạc.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Cho lớp chơi trò chơi “gieo hạt”
2. Nội dung:
a. Nghe hát:
- Khi gieo hạt các con sẽ được gì?
- Thế cây xanh cho ta gì?
- Vậy bạn nào cho cô biết quá trình sinh trưởng của cây nào?
- Muốn cho cây sinh trưởng tốt thì ta phải làm sao?
- các con biết không ở nhà búp bê có 1 vườn cây, hôm nay cô cháu mình cùng với nhạc sĩ Phạm Tuyên đến thăm vườn cây ăn quả của ba bạn búp bê xem trong vườn có những loại cây gì nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe làn 1 nói nội dung bài hát. Bài hát cô vừa hát cho các con nghe đó là bài “vườn cây của ba” nhạc và lời của Phạm Tuyên.
- Cô hát lần 2 nói nội dung bài kết hợp minh họa.
b. Trò chơi âm nhạc:
- Cho lớp hát bài “ bé hái quả trong vườn”
- Các con vừa hái được những loại quả gì?
- Mình vừa hái được rất nhiều quả vậy bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi với các loại quả này nhé! À cô sẽ cho các con chơi trò chơi “nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Bạn nào nhớ cách chơi lên chơi thử cho cô và các bạn nem nhé!
- Cô tiến hành cho lớp chơi 2 – 3 lần.
c. Ca hát:
- Lớp chơi trò chơi “ hái hoa ngửi hoa”
- Cây xanh cho ta hoa để làm gì?
- À hoa có hương thơm rất ngào ngạt mỗi loại có 1 mùi hương riêng nhưng hương nào cũng rất thơm rất quyến rủ đó các con.
- Vậy các con có được ngắm hoa vào buổi sáng chưa?
- Khi ngắm hoa các con thấy gì ở bên hoa?
- Ong và bướm cũng rất yêu hoa nên mỗi khi hoa nở ong và bướm tranh nhau bay đến bên hoa đó các con. Để xem ong đến bên hoa để làm gì thì cô và các con cùng với nhạc sĩ Tân Huyền nghe ông tâm sự nhé!
- Cô hát mẫu lần 1 giới thiệu tên tác giả, tên bài hát.
- Cô hát lần 2 nói nội dung, cứ mỗi buổi sáng chị ong nâu đi tìm hoa để lấy nhụy hoa làm mật ong cho đời.
- trẻ tập hát bài chị ong nâu và em bé
- Tập hát dưới hình thức lĩnh xướng.
- Cô chú ý sửa sai
d. Vận động theo nhạc:
- Cho trẻ hát bài đôi bàn tay
- Đôi bàn tay của con hàng ngày con làm gì?
-À đôi bàn tay làm rất nhiều việc. vì vậy các con phải giữ gìn cho thật sạch. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con dùng đôi bàn tay của mình để vận động theo tiết tấu chậm bài hát “ chị ong nâu và em bé” nhé!
- Muốn vận động theo tiết tấu chậm thì ta phải làm gì?
- Bạn nào còn nhớ cách vận động nói cho cô và bạn cùng nghe.
- Lớp và cô cùng vận động kết hợp với lời bài hát 2 lần.
- Cô chú ý sữ sai
3. Kết thúc:
- Cho lớp hát bài vườn cây cảu ba đi ra ngoài.
- Tím, đỏ, vàng
- Trắng, hồng
- Hoa hồng, hoa cúc
- Hoa hồng
- Tìm và phát âm.
- Trẻ tìm
- Lớp phát âm tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ trả lời
- Lớp phát âm lại
- 1 …. 5 quả khế
- Lớp đọc từ 2 lần
- Tìm và phát âm
- Lớp, nhóm, tổ, cá nhân
- Có 1 nét thẳng đứng và 2 nét xiên
- Lớp phát âm lại
- Đều có nét thẳng đứng
- Chữ cái h có 1 nét móc, chữ cái k có 2 nét xiên
- Chơi vài lần
File đính kèm:
- GDAN CHI ONG NAU VA EM BE.doc