Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu - Tiên Yên qua - Chủ điểm thế giới động vật

Môi trường có vai trũ quan trọng đối với con người và sinh vật, mỗi cá thể, quần thể sinh vật nào kể cả con người đều sống dựa vào môi trường đặc trưng của mỡnh, ngoài mối quan hệ tương tác đó ra, sinh vật không thể tồn tại và phát triển được. Khi môi trường ổn định thì sinh vật, động vật sống ổn định,

còn khi môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng bị ảnh hưởng theo để thích nghi với môi trường và môi trường bị ô nhiễm thì một số loài sinh vật và động vật có thể bị diệt vong.

Nhưng chúng ta đã biết môi trường hiện nay đang bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái sự cần thiết tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do đó vấn đề bảo vệ môi trường rất cần thiết và nó mang tính toàn cầu. Các quyết định, nghị quyết chỉ thị của Đảng và Nhà nước Việt Nam và của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường.

Ngày 27/12/1993 quốc hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường trong điều 4 của luật đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường và là trách nhiệm của các tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiên và đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường. Các tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.

 

doc33 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu - Tiên Yên qua - Chủ điểm thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Giỏo dục mầm non là nghành giỏo dục non trẻ, là khõu đầu tiờn trong hệ thống giỏo dục quốc dõn.Song đối tượng giỏo dục mầm non lại là trẻ em mới cất tiếng khúc chào đời đến 6 tuổi.Cú thể núi đú là một thực thể tự nhiờn bắt đầu bước vào Xó Hội để dần dần thành “Người” Chớnh vỡ vậy trường mầm non là mảng đất thuõn lợi nhất để tạo những tiền đề đầu tiờn cho sự hỡnh thành nhõn cỏch con người mới, ở đú khụng những chỉ thành những phẩm chất cần thiết mà cũn cần lĩnh hội những chuẩn mực Xó Hội. Qua nghiờn cứu tõm lý học cho thấy lứa tuổi mẫu giỏo là bước ngoặt đầu tiờn cho sự hỡnh thành nhõn cỏch. Đặc biệt là lứa tuổi mẫu giỏo lớn đó xuất hiện giỏ trị tõm lý mới. Trẻ đó hỡnh thành những ứng xử đỳng mực và cú ý thức đối với con người cũng như thế giới tự nhiờn. Dự vào đú để giỏo viờn cú phương phỏp và nội dung giỏo dục để bảo vệ mụi trường. Như chỳng ta đó thấy nền kinh tế phỏt triển, sự gia tăng dõn số và sự thiếu hiểu biết về ý thức của con người về mụi trường đó làm ụ nhễm mụi trường sống của con người và hệ sinh động thực vật… vỡ vậy việc giỏo dục bảo vệ mụi trường là nhiệm vụ cấp bỏch và cần thiết của toàn xó hội núi chung và nghành giỏo dục mầm non núi riờng Vỡ vậy là một giỏo viờn mầm non tụi nhận thức rằng việc giỏo dục bảo vệ mụi trường cho học sinh là việc cần thiết và quan trọng. Để gúp phần nhỏ bộ của mỡnh giảm thiểu sự ụ nhiễm mụi trường. Nờn tụi chọn đề tài “ Giỏo dục mụi trường cho trẻ mẫu giỏo 5-6 tuổi trường mẫu giỏo Hà Lõu qua chủ điểm Thế giới động vật của chương trỡnh 150 buổi. Phần I Những vấn đề chung --------------------------------------------------- I, Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI Mụi trường cú vai trũ quan trọng đối với con người và sinh vật, mỗi cỏ thể, quần thể sinh vật nào kể cả con người đều sống dựa vào mụi trường đặc trưng của mỡnh, ngoài mối quan hệ tương tỏc đú ra, sinh vật không thể tồn tại và phát triển được. Khi môi trường ổn định thì sinh vật, động vật sống ổn định, còn khi môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng bị ảnh hưởng theo để thích nghi với môi trường và môi trường bị ô nhiễm thì một số loài sinh vật và động vật có thể bị diệt vong. Nhưng chúng ta đã biết môi trường hiện nay đang bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng sinh thái sự cần thiết tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do đó vấn đề bảo vệ môi trường rất cần thiết và nó mang tính toàn cầu. Các quyết định, nghị quyết chỉ thị của Đảng và Nhà nước Việt Nam và của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trong các nhà trường. Ngày 27/12/1993 quốc hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường trong điều 4 của luật đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường và là trách nhiệm của các tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiên và đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường. Các tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường. Ngày 17/10/2001 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 1363/QĐ/TTg về việc “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Ngày 2/12/2003 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 256/2003/TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ngày 15/11/2004 Bộ chính phủ đã ra nghị quyết 41/NQ Tư về “ Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.” Với phương châm “ lấy phòng và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta là xác định “ Đưa nội dung giáo dục và đào tạo về “ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống quốc dân” Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Ngày 21/04/2006 Vụ giáo dục mầm non, Bộ giáo dục và đào tạo đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010. “ Chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ, nội dung và cách thức thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các cấp các nghành tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Thực tế hiện nay các trường mầm non đã đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong chương trình giảng dạy song còn chưa đi sâu vào nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để trẻ hiểu được tầm quan trọng của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người và xã hội. Để tạo những thói quen cho trẻ về giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu- Tiên Yên qua chủ điểm thế giới động vật” II MụC ĐíCH NGHIÊN CứU CủA tài liệu Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa cách tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu- Tiên Yên qua chủ điểm thế giới động vật” để học sinh mình có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường tốt hơn. Để làm giảm thiểu về ô nhiêm môi trường trong trường lớp, gia đình và Xã Hội tốt hơn. III./ Đối tượng nghiên cứu. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non có thể thực hiên qua tất cả các chủ điểm. Nhưng do diều kiện thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ trình bày việc tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua chủ điểm Thế giới động vật ở trường mẫu giáo Hà Lâu- Tiên Yên. IV./ Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Tìm hiểu lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non Tìm hiểu thực tế việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà lâu. Đề xuất cách tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mẫu giáo Hà lâu qua chủ điểm: Thế giới động vật V./ Phương pháp 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tôi nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài để hiểu được tâm sinh lý trẻ em và khả năng nhu cầu nhận thức của trẻ để giáo viên lựa chọn nội dung và hình thức truyền đạt kiến thức cho phù hợp lứa tuổi. Quan điểm chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường các mối quan hệ tương tác giữa cơ thể và môi trường. Qua nghiên cứu tài liệu, giáo viên nắm chắc được mục đích nội dung và phương pháp biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo. Biết chọn lọc những chủ đề, chủ điểm thích hợp để lồng ghép giáo dục môi trường vào các giờ hoạt động( hoạt động chung có chủ đích học tập, hoạt động ngoài tiết học như: Hoạt động góc, hoạt động dạo chơi, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt động lao động, hoạt động lễ hội, hoạt động thăm quan. Biết lựa chọn những bài thơ, câu chuyên, đồng dao, ca dao những câu thơ phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp điều tra * Đối tượng điều tra: Giáo viên trường mẫu giáo Hà Lâu * Nội dung điều tra: Sự cần thiết giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non 2.3 Các phương pháp hình thức tổ chức và các lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phiếu điều tra Dành cho giáo viên trường mẫu giáo Xin đồng chí vui lòng cho biết quan điểm của mình về các vấn đề sau: (Đánh dấu x vào nội dung đồng chí cho là phù hợp nhất) Câu hỏi Nội dung Câu 1 Giáo dục bảo vệ môI trường trong trường mầm non là 1 Rất cần thiết 1 Cần thiết 1 Không cần thiết Câu 2 Giáo dục bảo vệ môI trường có thể sử dụng các phương pháp 1 Nhóm phương pháp trực quan 1 Nhóm phương pháp thực hành 1 Các phương pháp tích cực 1 Nhóm phương pháp ding lời nói Câu 3 Giáo dục bảo vệ môI trường có thể sử dụng các hình thức 1 Hoạt động chung có chủ đích học tập 1 Hoạt động góc 1 Hoạt động dạo chơi 1 Hoạt động sinh hoạt hàng ngày 1 Hoạt động lao động 1 Hoạt động lễ hội Câu 4 Giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng các hình thức 1 Môi trường xung quanh 1 Chữ cái 1 Tạo hình 1 Âm nhạc 1 Văn học 1 Toán 1 Thể dục Phần II Nội dung nghiên cứu --------------------------------------------------- Chương I Những vấn đề chung về giáo dục bảo vệ môi trường I./ Môi trường 1, Khái niệm về môi trường. MôI trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 2, Vai trò của môi trường đối với sinh vật và con người. Con người và sinh vật đều sống dựa vào môi trường. Đặc trưng của mình khi môi trường ổn định thì tất cả các động vật mới có thể sống ổn định.Khi môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng bị ảnh hưởng theo. Thường trong mối quan hệ này thì môi trường biến đổi thì động vật sẽ đáp ứng lại bằng phản ứng thích nghi thông qua hoạt động của hệ thần kinh dịch thể mặt khác động vật còn làm biến đổi và cải tạo môi trường theo hướng có lợi ích cho sự tồn tại của mình, thích nghi của sinh vật với môi trường ngày càng được hoàn thiện trong quá trình tiến hóa, nếu sự biến đổi của môi trường quá giới hạn thích nghi của động vật thì buộc chúng phải có những biến đổi về mặt cấu tạo về chức năng và hoạt động, về tập tính để phù hợp với điều kiện sống mới nếu không sẽ tự diệt vong. Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các nhân tố thiên nhiên xã hội bao quanh và có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nói một cách khác môi trường là tập hợp các thành phần vật chất (tự nhiên và nhân tạo) và xã hội xung quanh con người. Các thành phần tự nhiên của môi trường là các yếu tố hữu sinh (các loài động thực vật và các vi sinh vật và các yếu tố vô sinh. Đất, nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng). Các thành phần nhân tạo là tất cả các vật thể hữu hình do con người tạo nên:(nhà, cửa, đường xá, cầu cống…) còn các thành phần xã hội là tổng hòa các quan hệ con người với nhau. Có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng xã hội. Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nó lại bị chi phối không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện kinh tế xã hội.Tại thành phố và khu công nghiệp với mật độ dân số cao tập trung nhiều loại hình sản xuất công nghiệp nên chất lượng môi trường có nguy cơ bị suy giảm do tác động của bụi khí thải và nguồn nước bị ô nhiễm. ở nông thôn chất thải chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Mỗi điều kiện là hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động nhất định đến sức khỏe của con người. Có sức khỏe tức là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường. Ngược lại bị bệnh tật là biểu hiện của sự không thích ứng. Như vậy sức khỏe là một tiêu chuẩn của môi trường. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật cho phép các sinh vật trưởng thành và phát triển. Nơi sống của sinh vật có thể là một vùng đất hay một khoảng không gian trong đó có các sinh vật khác sống xung quanh chẳng hạn. Động vật do có khả năng di chuyển nên nơi sống của nó có thể là một vùng đất rộng lớn. Còn đối với thực vật nơi sống thường nhỏ hẹp. Những sinh vật ở môi trường nào sẽ có những đặc điểm thích nghi với môi trường ấy. Đối với con người, môi trường còn có chứa đựng nội dung rộng lớn hơn theo dịnh nghĩa của UNESCO bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra. Những cái hữu hình( Đô thị, hồ chứa…) và những cái vô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình như vậy môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người. “ Khung cảnh của cuộc sống-của lao động và sự nghỉ ngơi của con người” Căn cứ vào luật môi trường quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 4 ( từ ngày 6 đến ngày 30/12/1993 thông qua thì môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 3. Hiện trạng môi trường hiện nay 3.1 Hiện trạng môi trường thế giới Hiện nay một số nước trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Chính sự tăng trưởng của dân số cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống đã gây nên sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu về việc làm để sinh sống. Trong khoảng 100 năm trái đất đã mất di khoảng 6 km rừng, hàng năm có khoảng 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, có mưa nhiều nên rừng nhiệt đới bị phá hủy tan tác, nhiệt độ mặt đất tăng thêm từ 0,5o C đến 0,6o C và khoảng 25.000 tấn đất màu mỡ lại mất đi. Ngoài ra lượng khí CO2 và các khí nhân kính khác ngày càng nhiều làm cho tầng ô rôn bị mỏng và thủng làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Vì vậy có nguy cơ khí hậu sẽ nóng lên thêm từ 1 oC đến 3,5o C và từ đó sẽ có lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Để đáp ứng như cầu ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp ngày càng phát triến. Từ đó làm cho lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có nguy cơ đe dọa làm tuyệt chủng các loài thú quý hiếm. Trong vòng 40 năm không những thế sự ô nhiễm của khí cacbonnic, oxitsunfua, nitragen. Từ thế kỷ 18 đến nay của các nước(nhất là các nước công nghiệp đã thải vào thiên nhiên ngày càng nhiều các hóa chất gây độc hại và gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit đã phá hủy các khu rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử hơn nữa sự phát triển kinh tế không thích hợp một số nước đã gây nên một sức ép mạnh mẽ đối với hệ sinh thiI tự nhiên. Do vậy hiện nay con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài có vũ, 187 loài chim và 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 loài cá Hiện tượng môi trường việt Nam Cùng với sức ép to lớn về sự gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa quán triệt quan điểm “ phát triên môi trường bền vững” nên đã tác động mạnh mẽ tới môi trường. Hiện nay độ che phủ của đất rừng ngày càng giảm từ 47.5%(năm 1993) chỉ còn 12,7% (năm 1992) diện tích canh tác cũng giảm từ 0,3 hạ xuống 0,098 ha/ 1 đầu người. Rác thải ngày càng nhiều, các dòng sông ở các thành phố đều bị ô nhiễm chất thải khác.Tình hình ô nhiễm đất, không khí, nước bởi các loại khí, bụi hóa chất nặng nề ở các khu vực nhà máy, cơ sở sản xuất và ở các thành phố giao thông cấp thoát nước kém.ở nông thôn do chất thải của thuốc trừ sâu, diệt cỏ và thuốc diệt chuột, khói bụi tiếng ồn, rác thải sinh hoạt bị quá tải. Do đó lại suy thoái tài nguyên đất, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái đa dạng sinh học. Vì vậy ở Việt Nam hiện 68 loài bị đe dọa, diệt chủng 97 loài, có nguy cơ 7 loài bị hiểm họa, 124 loài bị mất nơi cư trú. II. Giáo dục bảo vệ môi trường. Khái niệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là hành động giữ cho môi trường trong lành, làm xanh-sạch- đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cho tất cả mọi người và phải có kế hoạch quy định chính sách cụ thể cho mỗi các nhân, gia đình, địa phương, trường học, doanh nghiệp. Do đó mỗi cá nhân phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh-sạch- đẹp. Không chặt cây phá rừng, không khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, không thải ra ngoài môi trường rác bẩn, có ý thức trồng cây xanh trong gia đình và xã hội. Với doanh nghiệp nhà máy, bệnh viện phải có thiết bị xử lý rác thải. Trong các trường học phải có nội dung cụ thể về bảo vệ môi trường. Ví dụ: Muốn bảo vệ cho môi trường, trường mầm non xanh-sạch-đẹp thì mỗi con người trong trường mầm non phảI có ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và riêng như:Vệ sinh sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, đi vệ sinh và vứt rác đúng nơi qui định quét dọn và thu gọn và sử lý tốt rác thải, trồng cây và chăm sóc cây. Như vậy mục tiêu của bảo vệ môi trường là vận dụng những kiến thức kỹ năng về môi trường vào việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Khái niệm về giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy, nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết về kỹ năng, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triễn một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên, Xã hội, văn hóa, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nhân tạo( sản phẩm và các dịch vụ chính trị) Giáo dục môi trường với tất cả các mọi thành phần trong xã hội, tất cả các lứa tuổi, tất cả mọi nghề nghiệp: nông dân, tiểu thương, buôn bán, công nhân tri thức học sinh. Mục đích của giáo Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói giảm nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa Giáo dục môi trường và bảo vệ miI trường còn bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng có động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể. Để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm đem lại những hiểu biết về bản chất các vấn đề của môi trường. Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường: Quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và sự phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu qua tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ. Trong trí tưởng tượng của mình trẻ thường phóng đại hay thu nhỏ sự vật. Tưởng tượng có chủ định mang tính chất sáng tạo. Trẻ mẫu giáo lớn sự phát triển chú ý đã đạt mức độ cao hơn nhiều so với độ tuổi mẫu giáo nhỡ. Sự chú ý của trẻ đã tập trung hơn và bền vững hơn. sự chú ý có chủ định phát triển, việc điều khiển chú ý có chủ định đòi hỏi trẻ phảI biết phục tùng nhiệm vụ được giao. Trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để tổ chức vào các hoạt động chú ý của mình. Về ngôn ngữ trẻ đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Lời nói của trẻ đã chuẫn xác và có ý nghĩa. Đồng thời vốn chữ tư duy của trẻ tích lũy được nhiều về danh từ, động từ, tính từ. ở cuối tuổi mẫu giáo lớn trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ sáng tạo thơ ca đồng thời trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo. Việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu hiểu ngữ của từ và nguồn gốc của nó. Bên cạnh ngôn ngữ tình huống ngôn ngữ giải thích phát triển. Độ tuổi mẫu giáo lớn tình cảm phát triển mạnh, đặc biệt là tính đồng cảm, trẻ dễ xúc động với con người và vật xung quanh. ở độ tuổi này các loại tình cảm cao cấp ở trẻ phát triển mạnh. Đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ và tính đạo đức. Trẻ đã biết điều khiển cảm xúc bột phát của bản thân mình. Trẻ biết chủ động điều khiển hành vi của mình từ chỗ không chủ định sang chủ định và khả năng tự chủ tự kiềm chế nguyện vọng từ ham muốn của mình được hình thành có ý nghĩa. Độ tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã tự ý thức được mình trong học tập hay một nhóm bạn bè. Trẻ mẫu giáo lớn đã nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác. Đó là cơ sở để trẻ tự đánh giá đúng đắn hơn để trẻ noi gương người tốt, việc tốt, tự ý thức của trẻ thể hiện rõ ràng trong sự phát triển giới tính của trẻ. Trẻ biết mình là trai hay gái mà còn biết rõ hành vi như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. ở độ tuổi này ý thức bản năng được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển, điều chỉnh được hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội. Từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước. Trẻ đã biết nhận xét đưa ra đúng sai của các bạn trong lớp trong giao tiếp với những hành vi việc làm (đúng hay chưa đúng) Trẻ có thể có trách nhiệm về mình trước những công việc được cô giáo giao, hay bạn giao cho. Vì vậy ở độ tuổi này nhận thức của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện. Đặc điểm trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu-Huyện Tiên Yên. Dựa trên những đặc điểm chung việc nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để so sánh và đối chiếu với những đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Hà Lâu tôi nhận thấy rằng: Sự nhận thức của trẻ chưa được như mong muốn so với đặc điểm phát triển chung. Vì trẻ sống ở vùng nông thôn điều kiện giao tiếp với môi trường còn hạn hẹp, sự giao tiếp của trẻ chỉ bó hẹp trong khuân khổ gia đình và chòm xóm quanh trẻ, trẻ chưa được giao lưu rộng rãi với môi trường xã hội( như khu vui chơi, các cuộc tham quan dạo chơi). Đặc biệt do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nhận thức của cha mẹ, nên trẻ chỉ được đến trường ở độ tuổi 5-6 tuổi. Còn độ tuổi 3-4 tuổi hạn chế nên cũng gây trở ngại cho việc nhận thức của trẻ. Song sự nhận thức của trẻ đã đạt được ở mức độ nhất định mà chúng ta chấp nhận được. III./ Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Mục tiêu * Kiến thức Nêu được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo. Trình bày được phương pháp hình thức và các điều kiện để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. * Về kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn nội dung phương pháp, hình thức và các điều kiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp với điều kiện địa phương. * Về Thái độ: Có ý thức tổ chức các hoạt động giáo dục, trẻ giữ gìn bảo vệ môi trường, tuyên truyền vận động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động làm xanh- sạch - đẹp môi trường. Kiến thức Trẻ có những kiến thức ban đầu về môi trường sống của con người như (đất, nước, không khí, ánh sáng, thức ăn) trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Trẻ có những kiến thức cơ bản về thân thể như tên gọi các bộ phận, chức năng và nhiệm vụ các bộ phận đó. Trẻ có những nhận thức ban đầu về mối quan hệ dộng vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương gần gũi. Từ đó trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, vật nuôi quanh nơi mình ở. Trẻ biết một số nghề phổ biết của địa phương, những phong tục tập quán của địa phương, biết được các ngày lễ hội của địa phương. Kỹ năng; Hình thành cho trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, biết làm vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn vệ sinh môi trường như: Trường lớp, gia đình nơi ở như: Bảo quản đồ dùng đồ chơi, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình và ngoài lớp học, những đồ dễ vỡ, biết ăn hết xuất tránh rơi vãi là góp phần vào tiết kiệm, biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh gặp khó khăn hơn mình. Trẻ có những hành vi đẹp trong giáo dục bảo vệ môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, đi đại tiện đúng nơi quy định, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Giáo dục trẻ có những hành vi tốt, biết cách chăm sóc và bảo vệ các động vật. Thái độ tình cảm - Trẻ biết yêu quý và gần gũi các động vật - Trẻ biết ý thức và giữ gìn những động vật quý hiếm. - Trẻ biết quan tâm đến những vấn đề của môi trường lớp học, gia đình và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ trường như: làm tốt việc vệ sinh cá nhân như: vệ sinh thân thể, biết lau chùi đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định (các góc). Biết giữ gìn gia đình, trường lớp sạch sẽ, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi cây trồng, biết thu gom lá rác thải ở trường lớp, gia đình, biết giúp các em bé giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. Nôi dung Nội dung 1: Con người và môi trường Vệ sinh môi trường phòng học, nhóm, lớp, gia đình và làng xóm, lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp Sống tiết kiệm, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, tiết kiệm trong sinh hoạt Quan tâm bảo vệ môi trường. Môi trường là nơi sinh sống của con người, phân biệt môi trường tốt xấu các hành động bảo vệ môi trường. Quan tâm chăm sóc bảo vệ động thực vật. Cách chăm sóc bảo vệ động thực vật và môi trường Nội dung 2: Con người và thế giới động vật Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu, thói quen, thức ăn sinh sống, vận động… của một số con vật nuôi gần gũi với trẻ. Sự thích nghi của con vật với môi trường sống: thức ăn, nhiệt độ ánh sáng. Sự giống và khác nhau rõ nét của 2 con vật. Cách chăm sóc và bảo vệ ích lợi của các con vật( cho trứng, thịt để ăn, bắt chuột, giữ nhà..) Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật về cấu tạo vận động của một số con vật sống trong rừng như: Voi, gấu, hổ… Sự cần thiết phải bảo vệ các con vật sống trong rừng và cách bảo vệ chúng. Nội dung 3: Con người với hiện tượng thiên nhiên. * Gió: Các loại gió khác nhau: gió mát, gió bão làm thiệt hại cây cối, nhà cửa, hoa màu và gió làm bụi. Biện pháp tránh gió là ra đường đội mũ, bịt khă

File đính kèm:

  • docGiao duc bao ve moi truong.doc