Theo dõi các hội thi giáo viên giỏi vòng tỉnh, học sinh giỏi vòng tỉnh, quốc gia hay các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng, .hầu hết các thứ hạng cao đều thuộc về các trường học trên địa bàn thành phố Cà Mau. Qua các phong trào “mũi nhọn” này cho thấy một khoảng cách khá xa giữa các trường học thành thị và nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Theo ông Huỳnh Văn Đức, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Thới Bình, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nhìn một cách toàn diện so với các trường trên địa bàn thành phố, chất lượng giáo dục ở các trường vùng sâu vẫn chênh lệch khá xa. Ngay trong huyện các trường dưới xã so với trường ở thị trấn, chất lượng cũng đã có khoảng cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện kinh tế địa phương, sự quan tâm của phụ huynh học sinh, trình độ đội ngũ giáo viên,
Hiện nay hầu hết cơ sở vật chất ở các trường nông thôn, vùng sâu rất khó khăn. Mỗi trường thường có quá nhiều điểm lẻ. Các điểm thường được xây dựng rải rác ở những khu vực đông dân cư. Tuy nhiên điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh rất khó khăn, có những học sinh phải lội bộ 4-5km mới tới được lớp học. Mùa nắng đã vậy, mưa xuống chỉ còn cách cha mẹ phải đưa con đi học bằng đò. Em Lữ Thị Uyên, học sinh lớp 6A, trường tiểu học Trường THCS Khánh Thới, điểm ấp 4 xã Thới Bình cho biết: nhà em ở cách trường khoảng 3km, hàng ngày em đi học từ 12h trưa. Những khi trời mưa đường lầy lội, trơn trượt không thể đi học được, cha mẹ em phải đưa đi. Nếu ngày nào cha mẹ bận công chuyện thì em phải nghỉ học buổi ấy. Hơn nữa, ở các điểm trường lẻ, thường thiếu phòng ốc, trang thiết bị dạy học nên rất khó khăn cho giáo viên thực hiện, ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục ở các trường vùng sâu còn đó những khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG VÙNG SÂU
CÒN ĐÓ NHỮNG KHÓ KHĂN
NGUYỄN MẠNH THẮNG
KHẬP KHIẾNG THÀNH THỊ NÔNG THÔN
Theo dõi các hội thi giáo viên giỏi vòng tỉnh, học sinh giỏi vòng tỉnh, quốc gia hay các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng, ..hầu hết các thứ hạng cao đều thuộc về các trường học trên địa bàn thành phố Cà Mau. Qua các phong trào “mũi nhọn” này cho thấy một khoảng cách khá xa giữa các trường học thành thị và nông thôn vùng sâu, vùng xa.
Theo ông Huỳnh Văn Đức, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Thới Bình, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nhìn một cách toàn diện so với các trường trên địa bàn thành phố, chất lượng giáo dục ở các trường vùng sâu vẫn chênh lệch khá xa. Ngay trong huyện các trường dưới xã so với trường ở thị trấn, chất lượng cũng đã có khoảng cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện kinh tế địa phương, sự quan tâm của phụ huynh học sinh, trình độ đội ngũ giáo viên,…
Hiện nay hầu hết cơ sở vật chất ở các trường nông thôn, vùng sâu rất khó khăn. Mỗi trường thường có quá nhiều điểm lẻ. Các điểm thường được xây dựng rải rác ở những khu vực đông dân cư. Tuy nhiên điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh rất khó khăn, có những học sinh phải lội bộ 4-5km mới tới được lớp học. Mùa nắng đã vậy, mưa xuống chỉ còn cách cha mẹ phải đưa con đi học bằng đò. Em Lữ Thị Uyên, học sinh lớp 6A, trường tiểu học Trường THCS Khánh Thới, điểm ấp 4 xã Thới Bình cho biết: nhà em ở cách trường khoảng 3km, hàng ngày em đi học từ 12h trưa. Những khi trời mưa đường lầy lội, trơn trượt không thể đi học được, cha mẹ em phải đưa đi. Nếu ngày nào cha mẹ bận công chuyện thì em phải nghỉ học buổi ấy. Hơn nữa, ở các điểm trường lẻ, thường thiếu phòng ốc, trang thiết bị dạy học nên rất khó khăn cho giáo viên thực hiện, ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đến điểm trường tiểu học ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ vào buổi chiều mưa, hầu hết các phòng học đều tối, ẩm thấp, mưa tạt,…khiến các em không thể chú tâm học tập được. Tại đây có 3 phòng học cấp 4 nhưng đã xuống cấp. trên mái những tấm típ lô lỗ trỗ vết nứt, thủng như đầu ngón tay mặc cho những giọt mưa rơi rớt. Cô giáo Nguyễn Hồng Nga cho biết: “Phần lớn học sinh ở đây là con em đồng bào dân tộc khơme nghèo, gia đình không có điều kiện quan tâm, chăm lo đến việc học của con em mình, nên sức học của học sinh nơi đây yếu hơn các nơi khác nhiều. Giáo viên đã rất nỗ lực đối mới phương pháp dạy học nhưng các phương tiện dạy học hầu như không có gì, tất cả đều do tự giáo viên làm, chuẩn bị. Ngay cả đến một cái sân tráng xi măng sạch sẽ để các em vui chơi cũng không có. Những ngày mưa, phòng dột, mưa tạt, thầy trò phải xếp bàn ghế vào một chỗ trú mưa,…”
* CẦN GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ ĐỂ NÂNG CHẤT.
Theo ông Huỳnh Văn Đức, phó trưởng phòng giáo dục huyện Thới Bình, để nâng cao chất lượng của các trường khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trước mắt cần tăng cường công tác quản lí chuyên môn, tích cực vận động tuyên truyền trong nhân dân ý nghĩa của việc học đối với tương lai con em mình; giảm bớt các điểm trưởng lẻ và đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường,…Tuy nhiên về lâu dài cần phải có những giải pháp đồng bộ: kiên cố hóa trường lớp, hiện đại hóa về trang thiết bị và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Nghĩa là ngành giáo dục cần quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường vùng sâu, vùng sa; tinh giản biên chế đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu. Thế nhưng muốn làm được điều đó cần phải có thời gian.
Điều đáng lo ngại hiện nay là ở các điểm trường lẻ công tác quản lí còn nhiều lỏng lẻo. Mỗi điểm trường trường như vậy cách xa điểm vài km, thậm chí trên 10km, đường đi lại thì khó khăn, mỗi buổi học chỉ có vài ba giáo viên. Không có mặt của lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nên hầu như giờ giấc các buổi học chưa được thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa giáo viên lại không có điều kiện để dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Có những điểm trưởng cả năm hiệu trưởng không “ghé thăm” đến một lần chứ chưa nói gì đến việc kiểm tra, quản lí, nắm bắt tình hình dạy và học để có hướng chỉ đạo nâng cao chất lượng.
Chưa có một cuộc điều tra so sánh cụ thể, chi tiết về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng sa nhưng chỉ nhìn vào thực tế giữa một trường tiểu học ở thành phố Cà Mau với một trường tiểu học ở một huyện nào đó thì sẽ thấy rõ sự chênh lệch khá xa về nhiều mặt: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục, sự quan tâm của phụ huynh học sinh,…Rút ngắn khoảng cách giáo dục thành thị và nông thôn đang là một bài toán khiến ngành giáo giáo dục và các cấp lãnh đạo chính quyền không thể thờ ơ!
File đính kèm:
- on thi dai hoc 2008.doc