Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

PHẦN MỘT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

1.1 Năng lượng

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất.

- Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật.

- Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt năng, điện năng, quang năng sinh ra do quá trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13823 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ CÓ HIỆU QUẢ Hà tĩnh ngày 19 tháng 8 năm 2012 Thực hiện: PHẠM BÌNH NGÔ – THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG PHẦN MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 1.1 Năng lượng - Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất. - Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật. - Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt năng, điện năng, quang năng… sinh ra do quá trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp. 1.2 Các dạng năng lượng: Việc phân loại phụ thuộc vào mục đích khác nhau. 1.2.1 Phân loại theo vật lý - kĩ thuật: - Cơ năng, nội năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân… 1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc năng lượng: - Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần gồm NL từ nhiên liệu hóa thạch ( hay nhiên liệu thiên nhiên) như than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và NL từ nguyên liệu nguyên tử ( năng lượng hạt nhân). - Năng lượng tái sinh ( hay năng lượng tái tạo) là năng lượng có thể phục hồi theo chu trình biến đổi của thiên nhiên ( theo quan niệm của con người là vô hạn!). Các dạng này bao gồm năng lượng: mặt trời, gió, thế năng của nước, sóng biển, thủy triều, địa nhiệt. - Năng lượng không tái sinh là năng lượng không phục hồi khi khai thác và sử dụng. Các nguồn năng lượng này gồm than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và NL từ nguyên liệu nguyên tử ( năng lượng hạt nhân). - Năng lượng sinh khối sinh ra do đốt hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học từ vật liệu có nguồn gốc hữu cơ ( trừ than, dầu mỏ…). Gồm có dạng rắn, dạng lỏng- năng lượng sinh học và dạng khí (bioga) - Năng lượng cơ bắp: sức cơ bắp của người, trâu bò, ngựa, voi… 1.2.3 Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng: - Năng lượng sơ cấp là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ.... - Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được chuyển đổi từ những năng lượng khác như điện năng, hơi nước của lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ.... - N.lượng cuối cùng là n.lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêu thụ, người sử dụng. - Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng. 1.3 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, song trong một hệ kín năng lượng có giá trị không đổi. Trong tự nhiên cũng như trong kỹ thuật có rất nhiều hiện tượng ở đó diễn ra các quà trình chuyển hoá năng lượng như: -Cơ năng thành nhiệt năng. -Cơ năng thành điện năng . -Quang năng thành điện năng . -Điện năng thành các dạng khác… Trong kĩ thuật người ta thường vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để phân tích các quá trình sử dụng năng lượng, từ đó tìm ra phương thức sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. 1.4 Vai trò của năng lượng đối với con người. 1.4.1. Tình hình sử dụng năng lượng trong đời sống và trong sản xuất: Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể thấy rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển quốc gia. Tình hình sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam như sau: -Nhu cầu năng lượng càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. -Nguồn n.lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn n. lượng hoá thạch như: than đá, dầu, khí tự nhiên. -Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng chuyển hoá từ các dạng năng lượng khác khi sảng xuất điện năng. Đồng thời khi sử dụng nó cũng dễ dàng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Vì vậy việc sản xuất và sử dũng điện năng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược năng lượng của mỗi quốc gia. 1.4.2. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch: Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế giới cũng như năng lượng đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần khai thác được các nguồn tài nguyên lớn trong đó có tài nguyên năng lượng. Việc tiếp tục thăm dò có thể phát hiện thêm các nguồn năng lượng than, dầu, khí mới. Tuy nhiên về lâu dài, các nguồn năng lượng hoá thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt, việc thiếu hụt năng lượng cho nền kinh tế và đời sống là một thách thức thật sự. 1.4.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường: Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất. Vì vậy, việc khai thác chúng thường phải xây dựng hầm lò (trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm qui mô lớn (khai thác dầu khí) Việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch có quy mô càng lớn thì càng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến môi trường trên trái đất. Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ ngày càng rõ: Thời tiết bất thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn …. II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả. Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: “sử dụng NLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt” Ta có thể hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là giảm bớt số năng lượng sử dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí không cần thiết và không đúng cách. Điều đó còn có nghĩa là sử dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng, không lãng phí, sử dụng những thiết bị ít tiêu hao năng lượng; sử dụng năng lượng hiệu quả có nghĩa là giảm mức tiêu thụ năng lượng cho cùng một nhu cầu, một công việc hoặc cùng một đơn vị sản phẩm. Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời góp phần tiết kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường. 2 Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Các nguồn tài nguyên năng lượng đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt. - Những vấn đề môi trường gây ra do hoạt động của con người, trong đó việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch đóng góp phần chủ yếu. - Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đóng góp vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững của trái đất cũng như của mỗi quốc gia. 2.3 Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Để thực hiện thành công việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngoài các giải pháp kỹ thuật như sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tìm các nguồn năng lượng mới thay thế. Hiện nay các quốc gia quan tâm tới giải pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức người tiêu dùng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 2.4 Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 2.4.1.Các biện pháp quản lí: -Xây dựng các văn bản pháp qui về sử dụng NLTK&HQ. - Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng; phát triển hợp lí các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng. - Có chính sách ưu tiên đối với việc phát triển các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh. - Hợp lí hoá quá trình sản xuất. 2.4.2. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục: - Đưa nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các cấp học, môn học. - Tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ trong gia đình, trường học, cộng đồng.. - Xây dựng nhà trường sử dụng NLTK&HQ. 2.4.3. Các biện pháp kĩ thuật: - Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển năng lượng. - Giảm tổn thât trong quá trình sử dụng năng lượng. - Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng. - Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất máy móc, tăng cường sử dụng thiết bị có hiệu swts sử dụng năng lượng cao. - Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng. - Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá thạch. 2.5 Các giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả - Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường: năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biển, năng lượng địa nhiệt. - Các giải pháp kĩ thuật và công nghệ mới nhằm làm giảm nhu cầu về năng lượng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của sản xuất và xã hội. III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS 3.1 Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường THCS Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng NLTK&HQ nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở các mặt: 3.1.1. Về cơ sở lí luận: - Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học. - Nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục sử dụng NLTK&HQ vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội. 3.1.2. Về cơ sở thực tiễn: - Học sinh, giáo viên có số lượng lên đến 22 triệu người, là lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng NLTK&HQ. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện sử dụng NLTK&HQ - Đổi mới giáo dục hiện nay là để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. 3.2 Cơ sở pháp lí của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân: - Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. - Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Luật Điện lực 2005 qui định về tiết kiệm điện trong phát điện, truyyền tải và phân phối điện - Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định 79/2006/QĐ-TTg-CP của thủ tướng chính phủ. 3.3 Mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong dạy học các môn học ở cấp THCS 3.3.1. Kiến thức: Người học hiểu biết về: - Khái niệm năng lượng; các loại năng lượng; sự chuyển hoá các dạng năng lượng; vai trò của năng lượng đối với con người; - Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay - Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường; - Xu hương sử dụng năng lượng hiện nay; các biện pháp sử dụng NLTK và HQ năng lượng; - Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 3.3.2. Kĩ năng: Người học thực hiện được các kỹ năng sau: - Có thể liên kết kiến thức giữa các môn học với nhau với các khái niệm năng lượng, các dạng năng lượng và các nguồn năng lượng; - Có thể giải thích cơ sở khoa học của các quá trình, biện pháp thực hành sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong đời sống hàng ngày; - Có khả năng tuyên truyền giải thích phổ biến cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng 3.3.3.Hành vi, thái độ: - Ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận - Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng - Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp lý; - Thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường, cộng đồng; - Có thói quen áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng; - Ham muốn tìm tòi, khám phá nguồn năng lượng; PHẦN HAI MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN THAM KHẢO VỀ VIỆC TÍCH HỢP GD SDNLTK& HQ TRONG MÔN HỌC VẬT LÍ BẬC THCS Học viên cần nắm: - Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) của môn học. - Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học. - Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ. I. MỤC TIÊU,NGUYÊN TẮC,MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD SDNLTK& HQ : Hoạt động 1 Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong trường THCS. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí cấp THCS, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí. 2. Nêu nguyên tắc và các mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí. Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm . 1. MỤC TIÊU : a. Về kiến thức - HS nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, cơ năng, điện năng, nhiệt năng, hạt nhân nguyên tử, công, công suất, hiệu suất; các định luật Jun - lenxơ và các máy phát điện, máy cơ…, vận dụng để sử dụng NLTK & HQ có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. - HS hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy và hoạt động tiêu thụ năng lượng, hiệu suất của quá trình và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong đời sống cũng như khoa học kỹ thuật. - HS vận dụng giữa các khái niệm cơ bản mà GV đã giới thiệu tích hợp và trình bày trên lớp với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - HS sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không chỉ có những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK mà còn có những điều phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS gặp phải trong đời sống. b. Về kĩ năng - Làm TN, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng năng lượng ở địa phương. - Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng NLTK & HQ qua môn Vật lí: sử dụng các thiết bị điện, vận hành các động cơ... - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt ...) và phát triển các ngành công nghiệp. - Liên kết các môn học với nhau về sử dụng NLTK & HQ. c. Về thái độ, hành vi - Có hành vi sử dụng NLTK & HQ ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống; có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng NLTK & HQ trong gia đình và cộng đồng. *Nội dung trong chương trình vật lí THCS có nhiều khả năng để khai thác dạy tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ . Các phần học như : Cơ học, Nhiệt học, Điện học và Quang học đều được HS tìm hiểu từ lớp 6 đến lớp 9.Trong mỗi phần học đều có các bài dạy có thí nghiệm thực hành , do vậy việc tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ cho HS trong quá trình giảng dạy là rất thuận lợi. *Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong vật lí ở trường THCS được tích hợp với khối lượng kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp: + Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả + Ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả . + Kĩ năng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống. 2. CÁC NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP: - Nguyên tắc 1:Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học. - Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNL TK & HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện. - Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế của các em . 3.MỨC ĐỘ TÍCH HỢP : Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở môn Vật lí cấp THCS có 3 mức: + Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục SDNLTK&HQ.Ví dụ trong chương trình vật lí 9 có bài về ”sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng ”. Trong trường hợp này GV chỉ cần quan tâm nhấn mạnh khía cạnh nâng cao hiệu suất đèn chiếu sáng để tiết kiệm điện năng và các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng điện một cách vô ích . . . +Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục SDNLTK&HQ. Ví dụ : bài”Các tác dụng của ánh sáng ”trong chương trình vật lí 9. Ở đây GV có thể tích hợp các nội SDNLTK&HQ bằng việc khai thác khía cạnh sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch; Như vậy có thể giảm thiểu được nhiều sự phát phải các khí gây ô nhiễm môi trường, cũng như làm giảm tiếng ồn khi các thiết bị hoạt động. +Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ. Ví dụ trong chương trình vật lí 8 có bài về ”Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng ”. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ với thực tế sản xuất điện năng hiện nay : nhờ thế năng chuyển hóa thành động năng , mà chúng ta có một nguồn năng lượng điện lớn để sử dụng ...song các nguồn năng lượng đó tuy nhiều nhưng không phải là vô tận. Chúng ta cần phải biết tiết kiệm nguồn năng lượng đó để sử dụng lâu dài . II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI CÓ TÍCH HỢP GD SDNLTK&HQ . Hoạt động 2: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí cấp THCS, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1.Nêu hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí. 2. Nêu phương pháp dạy học và các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí. Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm . 1. Các hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS: Việc đưa các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS có thể thực hiện theo 2 kiểu tổ chức hoạt động : + Kiểu 1: thông qua các bài học trên lớp. GV thực hiện các phương thức TH với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của GV có thể bao gồm: Hoạt động 1: Nghiên cứu CT, SGK : Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục định tích hợp vào nội dung bài dạy. Hoạt động 3: Lựa chọn các PPDH và PTDH phù hợp, tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS . Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. + Kiểu 2: thông qua một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các môn học. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức các môn học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học 2. Phương pháp: Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở của tâm lí học của sự phát triển của và các xu hướng sư phạm tích cực về quá trình dạy học . Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như - Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề : Tùy theo đối tượng HS và điều kiện dạy học Gv có thể vận dụng 4 mức độ cho phương pháp này : + Mức 1 : GV nêu vấn đề ,nêu cách giải quyết - HS thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. - GV đánh giá kết quả làm việc của HS. + Mức 2 : GV nêu vấn đề ,gợi ý cách giải quyết HS thực hiện giải quyết vấn đề . GV và HS đánh giá kết quả. + Mức 3 : GV cung cấp thông tin tạo tình huống. - HS phát hiện ,xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất giả thuyết và lựa chọn giải pháp; đồng thời HS thực hiện giải quyết vấn đề có sự của GV khi cần . - GV và HS đánh giá kết quả. + Mức 4 : HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết HS tự đánh giá kết quả. * Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học tích cực được khuyến khích vận dụng ở mọi cấp học .Vì nó phát triển được năng lực tự lực , năng lực sáng tạo của người học. Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp này cần phân tích , lựa chọn nội dung dạy học chi tiết , cụ thể và phát huy cao vai trò tổ chức , cố vấn của GV - Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ : Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt và là phương pháp dạy học được vận dụng rộng rãi khi tích hợp các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS. Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Phương pháp học tập theo dự án. Dạy học dự án là một phương pháp ,một hình thức quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm , quan điểm dạy học tích cực hóa và quan điểm dạy học tích hợp. Đối với HS bậc THCS có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề sử dụng năng lượng ở địa phương nơi các em đang sinh sống ( chẳng hạn : Sử dụng án toàn và tiết kiêm điện năng ), GV là người hướng dẫn. Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức của HS và phù hợp với điều kiện hiện có của trường và của địa phương. Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập ,phương pháp giải quyết vấn đề , hạn chế việc học thụ động của HS . * Ngoài ra có thể kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như: - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế: Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp thí nghiệm giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh quan sát dễ tiếp thu. - Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết kiệm, gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ. - Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống. Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp Tiểu học cần đạt tới đích là để học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được sử dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng năng lượng… - Phương pháp nêu gương: Giáo viên thường xuyên nhận xét việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua hành vi cụ thể của học sinh trong lớp và nhận xét, đánh gía, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp học. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn vật lí ở cấp THCS cần đạt tới đích là để học sinh có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được sử dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng năng lượng… PHẦN BA ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ DẠY CÁC DẠNG BÀI CÓ NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO CÁC BÀI HỌC MÔN VẬT LÍ BẬC THCS Học viên có khả năng: - Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học. - Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ - Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học. I. Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp : a. Dạng bài học tích hợp ở mức độ bộ phận : Đối với dạng bài học này, trong mục tiêu của bài học thường có mục tiêu giáo dục SDNLTK & HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dụcSDNLTK& HQ. Vì vậy : Khi chuẩn bị bài dạy, GV cần:nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SD NL TK & HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì;thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dùng dạy học gì để việc GDSDNLTK&HQ đạt hiệu quả . - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học. b. Dạng bài học tích hợp ở mức độ liên hệ : - Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK & HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK & HQ cho phù hợp . Vì vậy: - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. -Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạ

File đính kèm:

  • docTietkiemnangluong THCS.doc