Giao thông vận tải ô nhiễm môi trường

Các khí thải độc hại

Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả.

a. Cacbon monoxit (CO):

CO là sản phẩm cháy không hòan tòan của nhiên liệu. Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở các khu vực đô thị. CO có ái lực đối với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2. Vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể CO sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở việc tiếp nhận O2, gây nghẹt thở. Chính do tính chất này của CO mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và người mác bệnh tim mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối lọan thị giác. Trong nhiễm độc cấp tính CO thể nặng, theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong.

b. Cacbon dioxit (CO2)

 Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận tảivì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên tòan thế giới khỏang 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra. CO2 là một chất gây ngạt. Bình thường tỷ lệ CO2 trong không khí từ 0,3 – 0,4%0. Ở nồng độ thấp CO2 kích thích trung tâm hô hấp. Những nghiên cứu gần đây cho thaáy nồng độ CO2 5%0 đã gây trở ngại cho hô hấp. Tiếp xúc với CO2 ở nồng độ 15%0 người ta không thể làm việc được. Ở nồng độ 30 – 60 % có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao thông vận tải ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao th«ng vËn t¶i « nhiÔm m«i tr­êng Phương tiện giao thông vận tải một mặt góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội, mặt khác lại gây ra những tác động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ của con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Các tác nhân gây ô nhiễm giao thông chủ yếu là: - Các khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu. - Bụi - Tiếng ồn. Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc di chuyển chủ yếu bằng các loại xe không có mui kín, vì vậy, trong quá trình di chuyển con người con người bị tiếp xúc trực tiếp với khí thải độc từ động cơ xe chưa được pha loãng nên nồng độ tác động thực tế còn lớn hơn nhiều so với sè liệu đo đạc được. STT Chất thải (g/kg) Xăng Điezen 1 CO 20,81 1,146 2 CO2 172,83 175,64 3 CmHn 29,1 5,74 4 SOx 2,325 3,8 5 NOx 19,7875 24,581 6 R – COOH 1,432 1,327 7 R – CHO 1,125 0,944 8 Muội (C) 1,25 6,250 9 Chì (Pb) 0,625 0,00 10 Bụi 3,902 Bảng 4.1: Thành phần các chất độc thải ra khi sử dụng nhiên liệu ở các phương tiện giao thông C¸c nguyªn nh©n g©y « nhiÔm m«i tr­êng Các khí thải độc hại Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocacbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. a. Cacbon monoxit (CO): CO là sản phẩm cháy không hòan tòan của nhiên liệu. Xe cộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở các khu vực đô thị. CO có ái lực đối với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2. Vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể CO sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở việc tiếp nhận O2, gây nghẹt thở. Chính do tính chất này của CO mà nó rất có hại đối với phụ nữ có thai và người mác bệnh tim mạch. Trong nhiễm độc CO cấp tính nhẹ, có thể các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối lọan thị giác. Trong nhiễm độc cấp tính CO thể nặng, theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối lọan hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong. b. Cacbon dioxit (CO2) Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận tảivì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên tòan thế giới khỏang 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra. CO2 là một chất gây ngạt. Bình thường tỷ lệ CO2 trong không khí từ 0,3 – 0,4%0. Ở nồng độ thấp CO2 kích thích trung tâm hô hấp. Những nghiên cứu gần đây cho thaáy nồng độ CO2 5%0 đã gây trở ngại cho hô hấp. Tiếp xúc với CO2 ở nồng độ 15%0 người ta không thể làm việc được. Ở nồng độ 30 – 60 % có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con người. c. Hydro cacbon (CnHm) Có 3 nguồn thải Hydro cacbon từ các phương tiện giao thông: - Từ khí thải. - Thoát ra bằng cách bay hơi. - Thoát ra từ cacte (lượng này tuy thấp nhưng lại chứa các hydrocacbon cấu tạo phức tạp, có khả năng gây ung thư ở con người). Các hydro cacbonlà những chất độc gây rối loạn hô hấp, ngay ở nồng độ thấp chúng cũng có thể làm sưng tấy màng phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm viêm mắt, viêm mũi. Hít phải hydro cacbon ở nồng độ 40 mg/l dẫn đến tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra chúng còn được coi là nguyên nhân gây ung thư phổi, họng và đường hô hấp. d. Các oxit nitơ (NOx) Ở các khu đô thị, giao thông thải ra khỏang 50% lượng NOx trong không khí. NOx được dùng để chỉ hỗn hợp NO và NO2 trong không khí đồng thời cùng có mặt. NO và NO2 đóng vai trò qua trọng trong ô nhiễm không khí. NOx kết hợp vớ Hemoglobin (Hb) tạo thành Methemoglobin (Met Hb), làm Hb không vận chuyển được oxy, gây ngạt cho cơ thể. Sau một thời gian tiềm tàng dẫn tới phù phổi cấp, tím tái biểu hiện co giật và hôn mê. Khi tiếp xúc với NOx ở các nồng độ thấp (nhiễm độc mãn tính) có các biểu hiện sau: kích ứng mắt, rối lọan tiêu hóa, viêm phế quản, tổn thương răng. e. Sunfua dioxit (SO2). Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO2 là chất ô nhiễm hàng đầu thường được quy kết là một tong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe của người dân đô thị. SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường hô hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SO2 gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc. Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SO2 có thể làm chết người do nguyên nhân ngưng hô hấp. Tác hại ủa SO2 đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có mặt của các hạt bui trong không khí hô hấp. Ngoài ra, SO2 còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây nhiễm độc da, gây rối lạon chuyển hóa protein – đường, gây thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. g. Khói đen, chì và các dạng hạt. Động cơ diesel thải khói đen gấp 7,5 lần so với động cơ xăng. Nguyên nh©n gây ra khói đen của xe diesel là do nguyên liệu có nguyên tử cacbon. Nguyên tử cacbon là nguyên nhân gây ra 90% hiện tượng hấp thụ ánh sáng và 30% hiện tượng giảm tầm nhìn của người đi đường, gây nguy hiểm, không an toàn giao thông. Chì là một trong những tác nhân gây ô nhiễm quan trọng nhất. Chì có trong khí thaỉ của động cơ xăng vì người ta pha tetraethyl chì – Pb(C2H5)4 vào xăng để chống kích nổ. Hơi chì theo khí thải phân tán vào không khí, rất có hại cho sức khỏe của con người, gia súc và cây cối. Xe ®iªzel không chứa chì, nhưng lại thải ra nhiều hạt lơ lửng trong không khí. Các hạt đó kết hợp với SOx thải ra trong không khí gây ra các bệnh như khí thũng, viêm cuống phổi, hen suyễn. Có một số hạt có khả năng gây ung thư. Chì xâm nhập vào đường hô hấp, đường da. Độc tính của chì ở nồng độ cao đã được biết đến từ lâu. Nhưng, tác động của chì ở nồng độ thấp mới được đánh giá một cách đầy đủ trong hai thập kỷ gần đây. Do đó mà mức độ chì có thể chấp nhận được ngày càng trở nên thấp, và việc sử dụng xăng không pha chì ngày càng trở nên phổ biến. Ở nhiều nước đã cấm hoàn toàn việc sử dụng xăng pha chì. Bụi. Khi dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma sát của phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi ccacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy. Bụi xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Các hạt bụi có đường kính lớn sẽ luẩn quẩn ở đường hô hấp trên, sau đó chúng đi xuống đường hô hấp dưới. Phần lớn các hạt bụi có kích thước từ 5 – 10 (mcrm lưu ở đường hô hấp trên và khi tới phổi sẽ lắng đọng ở đã ô nhiễm do tác dụng của trọng lực. Nguy hiểm nhất là các hạt bụi có kích thước 5(mcrm còn gọi là bụi hô hấp, đọng lại hầu hết ở phế nang. Một số hạt được làm sạch bởi các màng nhầy, một số hạt lọt vào máu và một số nữa trở thành dị vật trong phổi. Bụi kích thích cơ học gây khó khăn cho các hoạt động của phổi. Chúng có thể gây nên các bệnh đường hô hấp, bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng, bệnh viêm cơ phổi, trước hết là các dạng bệnh bụi phổi. Tiếng ồn. Tiếng ồn là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 – 80 % nguồn sinh ra ồn đô thị là phương tiện giao thông bởi các nguyên nhân sau: - Tiếng ồn do động cơ, do ống xả. - Tiếng ồn do rung động các bộ phận xe. Độ ồn này phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật xe. Nếu xe được bảo dưỡng tốt, tình trạng máy hoàn hảo, tình trạng thùng xe và khung xe chắc chắn, độ giảm xóc tốt thì tiếng ồn sẽ giảm. - Tiếng ồn do đóng cửa xe, do còi xe, do phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường, nhiều lúc cả tiếng la hét của phụ xe đã gây giật mình hốt hoảng cho người đi đường v.v Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng.Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi. Tiếng ồn gây ra những thay đổi trong hệ thống tim – mạch, kèm theo sự rối loạn trương lực mạch máu, rối loạn nhịp tim. Tiếng ồn còn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày.

File đính kèm:

  • docgiao_thong_van_tai_o_nhiem_moi_truong.doc