I. Âm thanh
1. Khái niệm:
Âm thanh là một hiện tượng vật lý, do kết quả dao động của một vật thể
đàn hồi trong môi trường không khí. Những dao động này gọi là sóng âm,
chúng lan truyền trong không khí gây ra sự kích thích ở cơ quan thính giác,
truyền qua hệ thần kinh vào não bộ, cho chúng ta cảm giác về âm thanh.
2. Các thuộc tính cơ bản của âm thanh:
2.1. Cao độ:là độ cao, thấp của âm thanh. Cao độ của âm thanh phụ thuộc
vào tần số dao động. Tần số dao động càng lớn thì âm thanh càng cao và
ngược lại. Âm thanh trầm nhất mà tai người có thể nghe được bằng 16 dao
động trong một giây.
113 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình này được biên soạn theo chương trình môn “Âm nhạc và
phương pháp giáo dục âm nhạc” để đào tạo giáo viên mầm non của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Giáo trình gồm có hai phần :
- Phần I : “Nhạc lý cơ bản” nhằm cung cấp cho giáo sinh các kiến thức
cơ bản về lý thuyết âm nhạc.
- Phần II : “Xướng âm” nhằm giúp cho giáo sinh phát triển kỹ năng
thực hành xướng âm và hát một số tác phẩm phù hợp với khả năng của mình
và yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên mầm non sau này.
Các bạn yêu thích âm nhạc có thể sử dụng tài liệu này để học tập.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của của bạn đọc và các bạn đồng
nghiệp. Xin chân thành cảm ơn .
Đăk Lăk, tháng 10 năm 2009
TÁC GIẢ
ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC
2
PHẦN I : NHẠC LÝ CƠ BẢN
**___**
CHƯƠNG I
ÂM THANH VÀ CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN
§1.CÁC THUỘC TÍNH ÂM THANH CÓ TÍNH NHẠC
I. Âm thanh
1. Khái niệm:
Âm thanh là một hiện tượng vật lý, do kết quả dao động của một vật thể
đàn hồi trong môi trường không khí. Những dao động này gọi là sóng âm,
chúng lan truyền trong không khí gây ra sự kích thích ở cơ quan thính giác,
truyền qua hệ thần kinh vào não bộ, cho chúng ta cảm giác về âm thanh.
2. Các thuộc tính cơ bản của âm thanh:
2.1. Cao độ: là độ cao, thấp của âm thanh. Cao độ của âm thanh phụ thuộc
vào tần số dao động. Tần số dao động càng lớn thì âm thanh càng cao và
ngược lại. Âm thanh trầm nhất mà tai người có thể nghe được bằng 16 dao
động trong một giây.
Hình 1: Tần số dao động của các sĩng âm được sắp xếp theo chiều tăng dần từ
trên xuống dưới.
2.2. Trường độ: là độ dài hay ngắn của âm thanh. Trường độ phụ thuộc vào
thời gian mà sóng âm tồn tại trong môi trường không khí.
3
2.3. Cường độ: là đôï to, nhỏ, mạnh, nhẹ của âm thanh. Cường độ phụ thuộc
vào biên độ dao động. Biên độ dao động càng lớn thì âm thanh càng to và
ngược lại.
Hình 2: Cường độ Sĩng âm
2.4. Âm sắc: (sắc độ) là chất lượng của âm thanh. Âm sắc phụ thuộc vào cấu
tạo của vật thể đàn hồi, do đó mỗi giọng hát hay mỗi nhạc cụ đều có âm sắc
riêng.
II. Âm nhạc
1.Khái niệm:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để biểu đạt những tư
tưởng, tình cảm của con người. Âm thanh trong âm nhạc vang lên một cách có
quy luật, chúng là kết quả tư duy của các nhạc sĩ nên chúng hội đủ bốn thuộc
tính của âm thanh có tính nhạc đó là: cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc.
Những âm thanh vang lên một cách tuỳ tiện như tiếng gió thổi, tiếng máy
chạy, tiếng lá rơi, vv... (không ghi được cao độ) chỉ là những tiếng động.
2.Đặc điểm của nghệ thuật âm nhạc :
2.1. Tính chất thời gian : Nhạc sĩ Nga Screpcôp có nói : “Một trong những tính
chất quan trọng của âm nhạc là bản chất thời gian, âm nhạc vang lên đúng lúc
nó sinh động và phát triển, ta không thể dừng nó lại, quay nó lại về phía sau”.
Khi nghe một tác phẩm âm nhạc ta không thể dừng nó lại để ngắm nghía kỹ
càng như ngắm một bức tranh mà âm nhạc phải tiếp tục chuyển động chúng ta
mới cảm thụ được cái đẹp của nó. Vì vậy thưởng thức âm nhạc là thưởng thức
từ chi tiết đến đại thể.
4
2.2. Tính chất trừu tượng : Âm nhạc hạn chế trong việc miêu tả cụ thể bởi vì
nó biểu đạt bằng ngôn ngữ âm thanh, nhưng qua tính chất trừu tượng đó nó lại
tạo cho người nghe những tình cảm sâu sắc và phong phú. Nhạc sĩ Traicốpxki
đã nói : “Khi nào và ở đâu tiếng nói bất lực thì ở đó vang lên một tiếng nói
hùng hồn hơn đó là âm nhạc”
3. Hàng âm trong hệ thống âm nhạc:
Trong hệ thống âm nhạc hiện hành các bậc cơ bản của hàng âm có bảy tên
gọi đó là:
ĐỒ RÊ MI FA SOL LA SI
Ký hiệu : C D E F G A H
Khoảng cách giữa các bậc cùng tên gọi trong một chu kỳ (ví dụ từ ĐỒ
đến ĐỐ, từ RÊ đến RẾ ) gọi là một quãng 8.
§2. CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN TRONG ÂM NHẠC
I. Ký hiệu âm, khuông nhạc, khóa nhạc :
1. Ký hiệu âm : Âm nhạc không viết được bằng ký tự, muốn ghi chép âm nhạc
người ta dùng các hình ô van đặc hoặc rỗng có đuôi hoặc không có đuôi (gọi
là nốt nhạc) để thể hiện trên khuông nhạc
Ví dụ:
w h q e n s
2. Khuông nhạc : là năm dòng kẻ song song cách đều nhau. Có năm dòng và
bốn khe chính được đánh số thứ tự từ dưới lên. Ngoài ra còn có các dòng kẻ
phụ trên và dưới khuông nhạc để ghi các nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn,
nhưng số dòng kẻ phụ không quá năm dòng
=================================================
5
Khi để thể hiện cho nhiều người hát hoặc nhạc cụ biểu diễn ở nhiều bè khác
nhau người ta dùng ký hiệu vạch đầu khuông (gọi là dấu Aùc-cô-lát)
3. Khoá nhạc :
Là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc dùng để ấn định một cao độ trong hàng
âm, từ đó có thể suy ra các cao độ khác. Có nhiều loại khoá nhạc như : khoá
sol, khoá fa, khoá đô,... nhưng dùng phổ biến nhất là khoá sol.
- Khoá Sol2 : dùng để ấn định nốt sol nằm trên dòng kẻ thứ 2.
- Khoá Fa4 : dùng để ấn định nốt fa nằm trên dòng kẻ thứ 4.
- Khoá Đô3 : dùng để ấn định nốt đô nằm trên dòng kẻ thứ 3.
&===v==="==¯==z===="===ÿ====x==="
Khoá Sol2 Khoá Fa4 Khoá Đô3
II. Vị trí và cao độ các nốt nhạc:
1.Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc:
1.1 Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá Sol:
&=p=q=r=s=t=u=v=w=x=y=z={=|=}=~.
A1 H1 C1 D1 E1 F1 G2 A2 H2 C2 D2 E2 F2 G3 A3
6
1.2. Vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá Fa :
¯p==q=r=s=t=u=v=w=x=y=z={=|=}=~.
C D E F G A H C2 D E F G A H C
2. Cao độ :
Giữa hai bậc có cùng tên gọi là quãng tám. Người ta chia quãng tám đó
thành 12 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/2 cung, thứ tự các nguyên cung (1
cung) và các bán cung (1/2 cung) được sắp xếp theo quy luật sau :
C 1/2C D E F G A H C
1C 1C 1/2C 1C 1C 1C 1/2C
III. Dấu hoá:
1. Khái niệm: Dấu hoá là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc hoặc đặt trước một
nốt nhạc dùng để báo hiệu sự thay đổi về cao độ của nốt nhạc cùng tên với
dấu. Có 5 loại dấu hoá đó là dấu thăng (#), dấu giáng (b), dấu thăng kép (x),
dấu giáng kép (bb) và dấu hoàn ( ) .
2. Hoá biểu và dấu hoá bất thường:
2.1. Hoá biểu : ở vị trí đầu khuông nhạc người ta ghi khoá nhạc, các dấu hoá
và số chỉ nhịp gọi là hoá biểu. Các dấu hóa đặt ở trên hoá biểu gọi là dấu hoá
suốt, nếu chúng đặt ở vị trí nốt nào thì trong suốt cả bản nhạc nốt đó phải
thăng lên, giáng xuống hoặc hoàn trả lại cao độ cũ tuỳ theo dấu hoá đó ấn
định.
Ví dụ 1:
&¢=u=======|======r======y=====.
các nốt Fa thăng và Đô thăng 1/2 cung theo hoá biểu
7
2.2. Dấu hoá bất thường : các dấu hoá đặt trước một nốt nhạc chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến nốt nhạc đó và các nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong cùng
một ô nhịp gọi là dấu hoá bất thường.
Ví dụ 2:
3. Các loại dấu hoá:
3.1. Dấu thăng :# (die) là loại dấu hoá đặt trên hoá biểu hoặc đặt trước một
nốt nhạc có tác dụng nâng cao độ các nốt nhạc cùng tên với dấu thăng lên 1/2
cung. (Xem ví dụ 1 và 2)
3.2. Dấu giáng : b (bemon) là loại dấu hoá đặt trên hoá biểu hoặc đặt trước
một nốt nhạc có tác dụng hạ cao độ của các nốt nhạc cùng tên với dấu giáng
xuống 1/2 cung.
Ví dụ 3:
3.3. Dấu thăng kép: (x) là loại dấu hoá được đặt trước một nốt nhạc có tác
dụng nâng cao độ của nốt nhạc cùng tên với dấu thăng lên 1 cung ( ít dùng ).
3.4. Dấu giáng kép: (bb) là loại dấu hoá dùng để đặt trước một nốt nhạc có
tác dụng hạ cao độ của nốt nhạc cùng tên với dấu giáng xuống 1 cung (ít
dùng) .
Ví dụ 4:
8
3.5. Dấu hoàn:(bình) (bêka) Khi các nốt nhạc đã được thăng lên hoặc giáng
xuống rồi, nếu muốn chúng trở về cao độ cũ ta dùng dấu hoàn. Dấu hoàn cũng
được đặt ở 2 vị trí khác nhau:
- Nếu đặt trên hoá biểu có tác dụng huỷ bỏ hoá biểu đứng trước nó (gọi là
thay đổi hoá biểu) .
- Nếu đặt trước một nốt nhạc có tác dụng huỷ bỏ ảnh hưởng của dấu hoá
đối với nốt nhạc đó.
Ví dụ 5:
4. Trật tự các dấu hoá trên hoá biểu:
4.1. Trật tự của các dấu thăng: các dấu thăng lần lượt xuất hiện trên hoá biểu
theo thứ tự từ trái sang phải là FA – ĐÔ – SOL –RÊ – LA – MI – SI .
&=¡" &¢" &£" &¤" &¥" &¦" &§"
4.2. Trật tự của các dấu giáng: Các dấu giáng lần lượt xuất hiện trên hoá biểu
theo thứ tự từ trái sang phải là : SI – MI – LA – RÊ – SOL – ĐÔ – FA .
&¨" &©" &ª" &«" &¬" &" &®"
IV. Trường độ
1. Dấu ngân: là ký hiệu chỉ độ ngân vang của âm thanh.
9
1.1. Ký hiệu và tên gọi: có 7 hình nốt nhạc dùng để chỉ trường độ như sau:
Các bản nhạc dùng cho nhạc cụ biểu diễn hoặc các bài tập xướng âm, khi các
nốt nhạc đứng liền kề nhau cĩ trường độ là các hình mĩc thì người ta cĩ thể sử
dụng các vạch ngang trường độ để liên kết chúng với nhau tạo thành nhĩm.
Ví dụ:
ÿ
1.2. Giá trị trường độ:
w = 2h= 4q= 8e= 16 s
2. Dấu lặng: là ký hiệu dùng để chỉ sự ngừng của âm thanh trong âm nhạc.
Người ta dùng dấu lặng để ngắt câu, chuyển đoạn hoặc dùng để cấu trúc hình
tượng âm nhạc.
2.1.Ký hiệu và tên gọi:
2.2. Giá trị trường độ: Khi gặp ký hiệu dấu lặng người đàn hoặc hát phải
ngừng nghỉ một khoảng thời gian đúng bằng thời gian của dấu ngân tương
đương.
3.Các dấu làm tăng thêm giá trị trường độ:
10
3.1. Dấu chấm dôi đơn: là dấu chấm nhỏ đặt bên phải một nốt nhạc hoặc dấu
lặng có tác dụng làm tăng thêm 1/2 giá trị trường độ của nốt nhạc hoặc dấu
lặng đó.
Ví dụ:
d= h+q j= q+e
3.2. Dấu chấm dôi kép: là hai chấm nhỏ đặt bên phải một nốt nhạc hoặc dấu
lặng có tác dụng làm tăng thêm 3/4 giá trị trường độ của chính nốt nhạc hoặc
dấu lặng đó.
Ví dụ:
:= h+q+e ; = q+e+s
3.3. Dấu nối : Được ký hiệu bằng hình vòng cung dùng để nối các nốt nhạc có
cùng cao độ. Khi gặp dấu nối người đàn hoặc hát chỉ biểu diễn vào nốt nhạc
đầu tiên rồi rồi ngân dài cho đủ trường độ các nốt nhạc thuộc phạm vi dấu nối.
Ví dụ :
3.4. Dấu luyến: Được ký hiệu bằng hình vòng cung dùng để nối các nốt nhạc
không cùng cao độ. Khi gặp dấu luyến ta phải luyến giọng liền hơi cho đúng
với cao độ và trường độ các nốt nhạc nằm trong dấu luyến.
Ví dụ:
11
3.5. Dấu miễn nhịp: Đặt trên hoặc dưới một nốt nhạc hay dấu lặng cho phép
người biểu diễn tự ý ngân dài hay ngừng nghỉ tại nốt nhạc hay dấu lặng đó mà
vẫn đảm bảo tính nghệ thuật cao.
Ví dụ:
3.6. Âm tô điểm: (nốt hoa mỹ) Được ký hiệu bằng những nốt nhỏ (Petinot)
dưới dạng móc đơn có gạch chéo hoặc dạng móc kép nối liền nhau có vạch
ngang. Âm tô điểm không có giá trị trường độ trong ô nhịp mà nó hiện diện .
Ví dụ :
V. Các dấu viết tắt :
1.Dấu nhắc lại:
1.1. Nhắc lại một hình nét giai điệu: Nếu trong một ô nhịp có những hình nét
giai điệu giống nhau người ta không cần viết cả mà chỉ thay bằng những
trường độ
Ví dụ :
1.2. Nhắc lại một ô nhịp: người ta dùng dấu % để nhắc lại ô nhịp nếu ô nhịp
đó giống ô nhịp trước.
Ví dụ :
1.3. Nhắc lại đoạn nhạc : { } Dùng để nhắc lại đoạn nhạc, khi gặp dấu
nhắc lại ta tiến hành theo sơ đồ sau :
12
1.4. Nhắc lại có khung thay đổi: (Vôn-ta) Nhắc lại đoạn nhạc có khung thay
đổi nhằm báo cho người biểu diễn biết rằng sau khi nhắc lại đoạn nhạc cần bỏ
hẳn các ô nhịp từ khung thay đổi số 1 trở đi mà chỉ đàn hoặc hát vào các ô
nhịp từ khung thay đổi số 2 trở đi cho đến hết bài. Nếu nhắc lại lần hai thì bỏ
qua khung thay đổi số 1 và số 2 để đàn hoặc hát tiếp vào khung thay đổi số 3
cho đến hết bài.
Ví dụ:
1.5. Dấu hồi: Dùng để nhắc lại toàn bộ tác phẩm âm nhạc từ đầu đến hết bài.
Ví dụ
13
Lưu ý : Nếu cần nhắc lại từ đầu cho đến chỗ hết (Fine) thì cuối bản nhạc người
ta ghi : “DC al fine” và ghi chữ Fine ở chỗ cần chấm dứt.
Ví dụ :
1.6. Dấu Coda: Thường dùng cho tác phẩm âm nhạc có đoạn kết. Khi gặp
dấu Coda người biểu diễn bỏ hẳn đoạn nhạc từ dấu Coda thứ nhất trở đi mà
chỉ đàn hoặc hát tiếp vào đoạn nhạc từ dấu Coda thứ hai trở đi cho đến hết
bài.
*Lưu ý : Nếu trong một bản nhạc có sử dụng các dấu viết tắt như dấu nhắc lại,
dấu hồi, Coda, thì ta lần lượt sử dụng dấu nhắc lại tiếp theo là dấu hồi rồi đến
dấu Coda.
Ví dụ:
VI. Cách ghi âm cho tác phẩm âm nhạc
1. Nguyên tắc chung:
- Nốt nhạc nằm phía trên dòng kẻ 3 đuôi quay xuống.
- Nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ 3 đuôi quay lên.
- Nốt nhạc nằm ở dòng kẻ 3 thì tuỳ theo các nốt xung quanh mà quay
đuôi lên hoặc xuống cho đẹp.
- Móc của nốt nhạc luôn nằm phía phải đuôi nhạc .
14
Ví dụ:
2. Cách ghi cho tác phẩm khí nhạc:
2.1. Đối với tác phẩm khí nhạc có hai bè: bè trên viết đuôi quay lên, bè dưới
viết đuôi quay xuống, các nốt có cùng trường độ có thể dùng vạch ngang
trường độ.
Ví dụ:
2.2. Đối với tác phẩm khí nhạc có bốn bè: dùng dấu nối khoá (ác - cô - lát ) để
ghi trên khuông nhạc.
Ví dụ :
2. Cách ghi cho tác phẩm thanh nhạc: Mỗi ca từ chỉ ứng với một nốt nhạc và
phải viết tách rời các nốt nhạc, chỉ dùng vạch ngang trường độ cho các nhóm
nốt nhạc nằm trong dấu luyến.
Ví dụ :
15
GS – TS Trần Văn Khê
16
CÂU HỎI CHƯƠNG I
1. Khái niệm về âm thanh. Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc?
2. Nêu khái niệm về âm nhạc. Âm nhạc có những đặc điểm gì về nghệ
thuật ?
3. Có bao nhiêu bậc cơ bản trong hàng âm? Kể tên ?
4. Khuông nhạc là gì ? Gồm bao nhiêu dòng và khe chính ?
5. Khoá nhạc là gì? Có mấy loại khoá? Giải thích ý nghĩa của từng loại
khoá ?
6. Như thế nào gọi là dấu hoá? Kể tên của chúng?
7. Như thế nào gọi là hoá biểu và dấu hoá bất thường ?
8. Nêu tác dụng của năm loại dấu hoá ?
9. Như thế nào gọi là dấu ngân, dấu lặng ?
10. Nêu tác dụng của dấu nối, dấu luyến, dấu miễn nhịp, chấm dôi đơn,
chấm dôi kép, âm tô điểm ?
11. Nêu ý nghĩa và cách tiến hành thực hiện bài hát có các loại dấu viết
tắt : dấu nhắc lại, dấu hồi, dấu Coda ?
12. Nêu cách ghi chép cho tác phẩm âm nhạc ?
Biểu diễn đàn bầu
17
CHƯƠNG II
NHỊP VÀ CÁC LOẠI NHỊP
§3.KHÁI NIỆM VỀ PHÁCH NHỊP
I. Khái niệm về phách :
Những khoảng thời gian bằng nhau tạo nên sự mạnh, nhẹ khác nhau
được lập đi lập lại một cách tuần hoàn gọi là phách. Trong sự chuyển động
của âm thanh các phách nổi lên mạnh hơn gọi là trọng âm (phách mạnh ),các
phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ. Phách mạnh luôn luôn nằm ở đầu
ô nhịp, tiếp theo là phách nhẹ rồi đến phách mạnh vừa và phách nhẹ (nếu là
loại nhịp kép).
II. Khái niệm về nhịp:
Sự lặp đi lặp lại của các phách theo một chu kỳ nhất định tạo thành
nhịp, vậy nhịp là từng phần nhỏ của một tác phẩm âm nhạc bắt đầu từ phách
mạnh và kết thúc trước phách mạnh tiếp theo.
III. Cách ghi nhịp :
Trong khuông nhạc muốn phân chia các nhịp với nhau người ta dùng
các gạch dọc ngắn gọi là gạch nhịp (vạch nhịp). Giữa hai vạch nhịp gọi là một
ô nhịp (một nhịp) . Kết thúc tác phẩm dùng hai vạch nhịp. Trường độ của một
ô nhịp được ấn định bởi loại nhịp, được ký hiệu bằng phân số gọi là “số chỉ
nhịp” .
Ví dụ:
IV. Ýù nghĩa số chỉ nhịp:
Số chỉ nhịp được ghi bằng phân số, ý nghĩa của nó như sau:
- Tử số chỉ số phách trong mỗi ô nhịp .
- Mẫu số chỉ trường độ thời gian của mỗi phách bằng một phần mấy của
nốt tròn .
18
Ví dụ : Nhịp
4
2 là loại nhịp có 2 phách mà trường độï (thời gian)của mỗi phách
bằng
4
1 của nốt tròn ( tức bằng nốt đen ).
§4. CÁC LOẠI NHỊP
I. Nhịp đơn:
Là loại nhịp có hai hoặc ba phách trong một nhịp trong đó có một phách
mạnh.
1. Loại nhịp có hai phách:
1.1. Nhịp
4
2 :
a. Định nghĩa: Nhịp
4
2 là loại nhịp có 2 phách mà trường đôï (thời gian) của
mỗi phách bằng
4
1 nốt tròn (tức bằng nốât đen) .
b. Các dạng trường độï cơ bản:
c. Tính chất: nhịp
4
2 có tính chất khoẻ mạnh, vui tươi, phù hợp với các bài hát
tập thể, thiếu nhi. Nhịp
4
2 còn được dùng để viết các bài hành khúc gọi là
nhịp hành khúc (nhịp đi) . Ngoài ra nhịp
4
2 còn được dùng rộng rãi trong trong
thể loại ca khúc.
d. Cách gõ và đánh nhịp :
d1. Cách gõ : gõ 2 tiếng cách đều nhau: phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ.
d2. Cách đánh nhịp :
- Phách 1 (mạnh) : đưa tay từ trên xuống.
- Phách 2 (nhẹ) : đưa tay từ dưới lên vị trí xuất phát
*Sơ đồ đánh nhịp như sau :
19
a) Hướng đi b) Tạo đường nét chỉ huy
2 2 2
1 1
1
Lưu ý : không nên đánh hẹp quá như hình chữ U , cũng không nên đánh rộng
quá như đưa võng.
1.2. Nhịp
2
2 ( Ký hiệu C )
a. Định nghĩa: Nhịp C là loại nhịp có 2 phách mà trường độ (thời gian) của
mỗi phách bằng
2
1 nốt tròn .
b. Các dạng trường độ cơ bản :
c. Tính chất: Nhịp C có tính chất chậm chắc khoẻ như nhịp chày giã gạo.
d. Cách gõ và đánh nhịp: tương tự nhịp
4
2 nhưng chậm hơn.
1.3. Nhịp
8
2 :
a. Định nghĩa: Nhịp
8
2 là loại nhịp có 2 phách mà trường độ (thời gian) của
mỗi phách bằng
8
1 nốt tròn .
b. Các dạng trường đôï cơ bản:
20
c. Tính chất: Nhịp
8
2 có tính chất nhanh, linh hoạt, vui tươi thường dùng để
viết các tác phẩm cho thiếu nhi hoặc tiểu phẩm (Etude) cho nhạc cụ diễn tấu .
d. Cách gõ và đánh nhịp :Tương tự nhịp
4
2 nhưng nhanh và linh hoạt hơn .
2. Loại nhịp có 3 phách:
2.1. Nhịp
4
3 :
a. Định nghĩa : nhịp
4
3 là loại nhịp có 3 phách mà trường độ (thời gian) của
mỗi phách bằng
4
1 nốt tròn.
b. Các dạng trường độ cơ bản :
c. Tính chất: Nhịp
4
3 có tính chất mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng mang
tính vũ khúc .
d. Cách gõ và đánh nhịp :
d1. Cách gõ: gõ 3 tiếng cách đều nhau, phách 1 gõ mạnh, phách 2 và3 gõ nhẹ
.
d2. Cách đánh nhịp:
- phách 1 (mạnh) : đưa tay từ trên xuống
- phách 2 (nhẹ) : đưa tay sang phải
- phách 3 (nhẹ) : đưa tay lên vị trí xuất phát .
*Sơ đồ đánh nhịp như sau:
a) Hướng đi b) Tạo đường nét chỉ huy
3 3
2
1 2 1
21
2.2. Nhịp
8
3 :
a. Định nghĩa : Nhịp
8
3 là loại nhịp có 3 phách mà trường độ (thời gian) của
mỗi phách bằng
8
1 nốt tròn .
b. Các dạng trường độ cơ bản :
c. Tính chất :Nhịp
8
3 có tính chất nhanh, linh hoạt, vui tươi, thường dùng để
viết các bài hát cho thiếu nhi hoặc các tiểu phẩm ( Etude ) cho nhạc cụ biểu
diễn . Nhịp
8
3 nếu thể hiện ở tốc độ chậm cũng có tính chất nhịp nhàng, mềm
mại như nhịp
4
3 .
d. Cách gõ và đánh nhịp: (tương tự nhịp
4
3 nhưng nhanh và linh hoạt hơn).
3. Các loại nhịp đơn ít dùng:
Ngoài các loại nhịp đơn nói trên còn có các loại nhịp đơn ít dùng khác như:
a. Loại nhịp có 2 phách như : Nhịp
16
2 ,
32
2 , ...
b. Loại nhịp có 3 phách như : Nhịp
16
3 ,
2
3 , ...
II. Nhịp kép :
Là loại nhịp được hình thành bởi sự hợp nhất giữa các nhịp đơn giống
nhau, số trọng âm của nhịp kép bằng số trọng âm của nhịp đơn hợp lại.
Ví dụ: - Nhịp
4
2 + nhịp
4
2 = nhịp
4
4
- Nhịp
8
3 + nhịp
8
3 = nhịp
8
6 Nhịp kép
- Nhịp
8
3 + nhịp
8
3 + nhịp
8
3 = nhịp
8
9
1. Nhịp
4
4 ( kí hiệu C )
22
a.Định nghĩa: Nhịp C là loại nhịp kép có 4 phách mà trường độ của mỗi
phách bằng
4
1 nốt tròn. Nhịp C có 2 trọng âm : trọng âm thứ nhất nằm ở phách
1(phách mạnh), trọng âm thứ 2 nằm ở phách 3 (phách mạnh vừa). Các phách
2 và phách 4 là các phách nhẹ .
b. Các dạng trường độ cơ bản:
c. Tính chất : Nhịp C thường biểu hiện sự trang nghiêm, trang trọng hoặc có
tính chất ngợi ca vì vậy thường được sử dụng trong các bài nghi thức như
Quốc tế ca, Quốc ca, Lãnh tụ ca,... Ngoài ra nhịp C còn được sử dụng để viết
các tác phẩm ca ngợi quê hương, đất nước .
d. Cách gõ và đánh nhịp:
d1. Cách gõ: gõ 4 tiếng cách đều nhau: phách 1 và phách 3 gõ mạnh và mạnh
vừa, phách 2 và phách 4 gõ nhẹ.
d2. Cách đánh nhịp :
- Phách 1(mạnh) : đưa tay từ trên xuống
- Phách 2(nhẹ) : đưa tay sang trái
- Phách 3(mạnh vừa) : đưa tay sang phải
- Phách 4(nhẹ ): đư a tay lên vị trí xuất phát
*Sơ đồ đánh nhịp như sau :
a) Hướng đi b) Tạo đường nét chỉ huy
4 4
2 3 3
2
1 1
23
2. Nhịp
8
6 :
a. Định nghĩa: Nhịp
8
6 là loại nhịp kép có 6 phách mà trường độ thời gian của
mỗi phách bằng
8
1 nốt tròn. Nhịp
8
6 có 2 trọng âm : trọng âm thứ nhất nằm ở
phách 1, trọng âm thứ 2 nằm ở phách 4. Các phách 2, 3, 5, 6 là các phách nhẹ.
b. Các dạng trường độ cơ bản:
Lưu ý : Nhịp
8
6 đựơc hình thành từ hai nhịp đơn
8
3 nên khi thể hiện trên
khuông nhạc cần phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 phách. Tránh tình trạng
phân nhóm một cách tuỳ tiện làm cho việc phân biệt trọng âm khó khăn.
Ví dụ :
c. Tính chất: Nhịp
8
6 có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển và mang tính dàn
trải.
d. Cách gõ và đánh nhịp:
d1. Cách gõ: gõ 6 tiếng cách đều nhau: phách 1 và phách 4 gõ mạnh và mạnh
vừa, các phách 2, 3, 5, 6 gõ nhẹ.
d2. Cách đánh nhịp:
- Phách 1 (mạnh) : đưa tay từ trên xuống
- Phách 2 (nhẹ) : đưa tay hơi chếch sang trái ( rất ngắn)
- Phách 3 (nhẹ) : tiếp tục đưa tay sang trái
- Phách 4 (mạnh vừa) : đưa tay sang phải
- Phách 5 (nhẹ) : đưa tay lên hướng vị trí xuất phát (rất ngắn)
- Phách 6 (nhẹ) : tiếp tục đưa tay lên vị trí xuất phát
*Sơ dồ đánh nhịp :
24
a) Hướng đi b) Tạo đường nét chỉ huy
6 6
5
3 5 4
3 4
2 2 1
1
Lưu ý : Nhịp
8
6 nếu tốc độ nhanh ta đánh như nhịp 2 phách ( mỗi
phách phân ba).
6 1
4
5
2
3
Ngoài hai loại nhịp kép
4
4 và
8
6 còn có các loại nhịp kép ít dùng như :
8
4 ,
4
6 ,
8
9 ,
8
12 , ...
III. Nhịp hổn hợp và nhịp biến đổi:
1. Nhịp hổn hợp: là loại nhịp được hình thành bởi sự kết hợp của các loại nhịp
đơn khác nhau.
Ví dụ : - Nhịp
4
3 + nhịp
4
2 = nhịp
4
5
- Nhịp
8
2 + nhịp
8
3 = nhịp
8
5
- Nhịp
4
3 + nhịp
4
2 + nhịp
4
2 = nhịp
4
7
25
Thường gặp nhất là loại nhịp
4
5 , nhịp
4
5 là do hai nhịp đơn
4
2 và
4
3 kết
hợp với nhau nên có 2 trường hợp các phách mạnh và phách mạnh vừa luân
phiên nhau không đều .
-Trường hợp 1: Nhịp
4
5 (
4
2
4
3 ) : phách 1 (mạnh) , phách 3 ( mạnh vừa)
- Trường hợp 2: Nhịp
4
5 (
4
3
4
2 ) : phách 1 (mạnh) , phách 4 (mạnh vừa)
* Cách đánh nhịp
4
5 :
a) Hướng
File đính kèm:
- Giao trinh am nhac co so.pdf