Hoạt động của một PLC
Về cơ bản hoạt động của một PLC cũng khá đơn giản. Đầu tiên, hệ thống các cổng
vào/ra (Input/Output) (còn gọi là các Module xuất /nhập) dùng để đưa các tín hiệu từ các
thiết bị ngoại vi vào CPU (như các sensor, công tắc, tín hiệu từ động cơ ). Sau khi nhận
được tín hiệu ở ngõ vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển qua Module xuất
ra các thiết bị được điều khiển.
Trong suốt quá trình hoạt động, CPU đọc hoặc quét (scan) dữ liệu hoặc trạng thái của
thiết bị ngoại vi thông qua ngõ vào, sau đó thực hiện các chương trình trong bộ nhớ như
sau: một bộ đếm chương trình sẽ nhặt lệnh từ bộ nhớ chương trình đưa ra thanh ghi lệnh
để thi hành. Chương trình ở dạng STL (StatementList – Dạng lệnh liệt kê) sẽ được dịch ra
ngôn ngữ máy cất trong bộ nhớ chương trình. Sau khi thực hiện xong chương trình, CPU
sẽ gởi hoặc cập nhật (Update) tín hiệu tới các thiết bị, được thực hiện thông qua module
xuất. Một chu kỳ gồm đọc tín hiệu ở ngõ vào, thực hiện chương trình và gởi cập nhật tín
hiệu ở ngõ ra được gọi là một chu kỳ quét (Scanning).
155 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình PLC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3
CHƢƠNG I GIỚI THIỆU VỀ PLC ............................................................................ 4
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển ................................................................................
1.2. Cấu trúc và nghiên cứu hoạt động của PLC ........................................................
1.3. Phân loại PLC ......................................................................................................
1.4. So sánh PLC với hệ thống điều khiển khác và Lợi ích của việc sử dụng PLC ...
1.5. Một vài lĩnh vực tiêu biểu của ứng dụng PLC ....................................................
CHƢƠNG II SỰ PHÉP TOÁN NHỊ PHÂN ............................................................... 14
2.1. Tiếp điểm thường mở, thường đóng, cảm biến, ký hiệu .....................................
2.2. Các liên kết nhị phân – Đại số Boolean ..............................................................
2.3. Lênh Set & Reset .................................................................................................
2.4. Set / Reset một FLIP FLOP .................................................................................
2.5. Lệnh Nhảy – JUMP .............................................................................................
2.6. Nhận biết cạnh tín hiệu ........................................................................................
CHƢƠNG III PHÉP TOÁN SỐ HỌC ......................................................................... 19
3.1. Nạp và truyền dữ liệu ..........................................................................................
3.2. Timer ...................................................................................................................
3.3. Bộ đếm (Counter) ................................................................................................
3.4. Phép Toán Chuyển Đổi .......................................................................................
3.5. Phép so sánh – CMP ............................................................................................
3.6. Các phép toán Logic ............................................................................................
3.7. Các Phép Toán Học Cơ Bản ................................................................................
3.8. Lệnh dịch chuyển – Shift ....................................................................................
3.9. Lệnh Xoay Doubleword ......................................................................................
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
2
CHƢƠNG IV XỬ LÝ TÍN HIỆU ANALOG .............................................................. 33
4.1. Sử dụng các Module Analog ...............................................................................
4.2. Module đo lường .................................................................................................
4.3. Định tỉ lệ ngõ vào Analog ...................................................................................
4.4.Định tỉ lệ ngõ ra Analog .......................................................................................
CHƢƠNG V MỘT SỐ KHỐI HÀM CƠ BẢN ........................................................... 37
5.1. Khối hàm Byte & Bit...........................................................................................
5.2. Hàm chuyển đổi...................................................................................................
CHƢƠNG VI GIỚI THIỆU PHẦN MỀM STEP7 ..................................................... 45
6.1. Giới thiệu chung về STEP7 .................................................................................
6.2. Cài đặt phần mềm STEP 7 V5.4 .........................................................................
6.3. Soạn thảo một Project..........................................................................................
6.4. Làm việc với PLC ...............................................................................................
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 71
I. Vùng nhớ PLC S7 – 300 ...................................................................................... 71
II. Hướng dẫn sư dụng Simulation ........................................................................... 73
III. Bài tập ................................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 157
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
3
LỜI CẢM ƠN
Với sự phát triển công nghệ hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tự động hóa thì
PLC và những ứng dụng đóng một vai trò rất quan trọng và chủ chốt trong hệ
thống tự động hóa.
Với mục đích đào tạo đội ngũ thuật viên chất lượng cao và chuẩn hóa được tài
liệu cho mọi người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về PLC. Những mong muốn làm
thế nào để mọi người có thể cùng nghiên cứu và đưa ứng dụng PLC vào sản xuất.
Với những kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực PLC Siemens, những tài liệu tham
khảo trực tiếp của hãng Siemens, tài liệu về hệ thống MPS của hãng Festo đã giúp
tôi hoàn thiện tài liệu PLC S7 – 300 cho hệ thống MPS.
Trong quá trình làm việc và nghiên cứu tại Trường TCN – KTCN Hùng Vương
được sự giúp đỡ tận tình từ nhà trường, đặc biệt là Thầy Phạm Phú Thọ để tôi hoàn
thành tài liệu này. Xin chân thành cám ơn Thầy luôn động viên và giúp đỡ em về
tinh thần lẫn kiến thức chuyên môn để em hoàn thành tốt cuốn sách này.
Những kiến thức của tôi cũng chỉ nhỏ bé và mong cùng trao đổi, học hỏi và cùng
chia sẻ với mọi người trong cùng lĩnh vực. Nếu có sai sót và bổ sung mong sự
giúp đỡ của tất cả những bạn bè trong cùng lĩnh vực giúp.
Thân chào và chân thành cám
ơn
TP.HCM, tháng 2 năm 2011
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
4
CHƢƠNG I GIỚI THIỆU VỀ PLC
1.1.SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên (programmable controller) đã được những nhà
thiết kế cho ra đời năm 1968 (Công ty General Moto - Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống này còn
khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ
thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành,
nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị lập trình
ngoại vi hổ trợ cho công việc lập trình.
Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay (programmable
controller handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra một sự phát triển
thật sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong giai đoạn này các hệ thống điều khiển lập
trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối trong hệ thống điều
khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu
chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là :Dạng lập trình dùng giản đồ hình thang (The
diagroom format). Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ thống PLC còn có
thêm khả năng vận hành với những thuật toán hổ trợ (arithmetic), “vận hành với các dữ
liệu cập nhật” (data manipulation). Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính
(Cathode Ray Tube: CRT), nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ
thống càng trở nên thuận tiện hơn.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975cho đến nay đã làm
cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống ngõ
vào/ra có thể tăng lên đến 8.000 cổng vào/ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên
hơn 128.000 từ bộ nhớ (word of memory). Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết
nối với các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng
hệ thống riêng lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn
làm cho hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp số lượng cổng ra/vào lớn.
Trong tương lai hệ thống PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khác thông qua
CIM Computer Intergrated Manufacturing) để điều khiển các hệ thống: Robot,
Cad/Cam ngoài ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các loại PLC với các chức năng
điều khiển “thông minh” (intelligence) còn gọi là các siêu PLC (super PLCS) cho tương
lai.
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
5
1.2. CẤU TRÚC VÀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT PLC
1.2.1. Cấu trúc
Một hệ thống điều khiển lập trình cơ bản phải gồm có hai phần: khối xử lý trung tâm
(CPU: Central Processing Unit : CPU) và hệ thống giao tiếp vào/ra (I/0).
Hình 1.1 : Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển lập trình
Khối điều khiển trung tâm (CPU) gồm ba phần: bộ xử lý, hệ thống bộ nhớ và hệ
thống nguồn cung cấp. Hình 1.2 mô tả ba phần cấu thành một PLC.
Hình 1.2 : Sơ đồ khối tổng quát của CPU
1.2.2. Hoạt động của một PLC
Về cơ bản hoạt động của một PLC cũng khá đơn giản. Đầu tiên, hệ thống các cổng
vào/ra (Input/Output) (còn gọi là các Module xuất /nhập) dùng để đưa các tín hiệu từ các
thiết bị ngoại vi vào CPU (như các sensor, công tắc, tín hiệu từ động cơ ). Sau khi nhận
được tín hiệu ở ngõ vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển qua Module xuất
ra các thiết bị được điều khiển.
Trong suốt quá trình hoạt động, CPU đọc hoặc quét (scan) dữ liệu hoặc trạng thái của
thiết bị ngoại vi thông qua ngõ vào, sau đó thực hiện các chương trình trong bộ nhớ như
sau: một bộ đếm chương trình sẽ nhặt lệnh từ bộ nhớ chương trình đưa ra thanh ghi lệnh
để thi hành. Chương trình ở dạng STL (StatementList – Dạng lệnh liệt kê) sẽ được dịch ra
O
U
T
P
U
T
S
Central
Processing
Unit
I
N
P
U
T
S
m
M
M
M
M
M
M
m
M
M
M
M
M
M
Processo
r
Memory
Power
Supply
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
6
ngôn ngữ máy cất trong bộ nhớ chương trình. Sau khi thực hiện xong chương trình, CPU
sẽ gởi hoặc cập nhật (Update) tín hiệu tới các thiết bị, được thực hiện thông qua module
xuất. Một chu kỳ gồm đọc tín hiệu ở ngõ vào, thực hiện chương trình và gởi cập nhật tín
hiệu ở ngõ ra được gọi là một chu kỳ quét (Scanning).
Trên đây chỉ là mô tả hoạt động đơn giản của một PLC, với hoạt động này sẽ giúp
cho người thiết kế nắm được nguyên tắc của một PLC. Nhằm cụ thể hóa hoạt động của
một PLC, sơ đồ hoạt động của một PLC là một vòng quét (Scan) như sau:
Hình 1.3 :Một vòng quét của PLC.
Thực tế khi PLC thực hiện chương trình (Program execution ) PLC khi cập nhật tín
hiệu ngõ vào (ON/OFF), các tín hiệu hiện nay không được truy xuất tức thời để đưa ra (
Update ) ở ngõ ra mà quá trình cập nhật tín hiệu ở ngõ ra (ON/OFF) phải theo hai bước:
khi xử lý thực hiện chương trình, vi xử lý sẽ chuyển đổi các bước logic tương ứng ở ngõ ra
trong “chương trình nội” (đã được lập trình), các bước logic này sẽ chuyển đổi ON/OFF.
Tuy nhiên lúc này các tín hiệu ở ngõ ra “that” (tức tín hiệu được đưa ra tại modul out) vẫn
chưa được đưa ra. Khi xử lý kết thúc chương trình xử lý, việc chuyển đổi các mức logic (
của các tiếp điểm) đã hoàn thành thì việc cập nhật các tín hiệu ở ngõ ra mới thực sự tác
động lên ngõ ra để điều khiển các thiết bị ở ngõ ra.
Thường việc thực thi một vòng quét xảy ra với một thời gian rất ngắn, một vòng quét
đơn (single scan) có thời gian thực hiện một vòng quét từ 1ms tới 100ms. Việc thực hiện
một chu kỳ quét dài hay ngắn còn phụ thuộc vào độ dài của chương trình và cả mức độ
giao tiếp giữa PLC với các thiết bị ngoại vi (màn hình hiển thị). Vi xử lý có thể đọc
được tín hiệu ở ngõ vào chỉ khi nào tín hiệu này tác động với khoảng thời gian lớn hơn
một chu kỳ quét thì vi xử lý coi như không có tín hiệu này. Tuy nhiên trong thực tế sản
xuất, thường các hệ thống chấp hành “là các hệ thống cơ khí nên có tốc độ quét như trên
có thể đáp ứng được các chức năng của dây chuyền sản xuất. Để khắc phục thời gian quét
dài, ảnh hưởng đến chu trình sản xuất các nhà thiết kế còn thiết kế hệ thống PLC cập nhật
(Cập nhật ngõ ra)
Read input
(Đọc ngõ vào)
Program execution
(Thực hiện chương trình)
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
7
tức thời, các hệ thống này thường được áp dụng cho các PLC lớn có số lượng I/O nhiều,
truy cập và xử lý lượng thông tin lớn.
1.3. Phân loại PLC
Đầu tiên là khả năng và giá trị cũng như nhu cầu về hệ thống sẽ giúp người sử dụng
cần những loại PLC nào mà họ cần. Nhu cầu về hệ thống được xem như là một nhu cầu ưu
tiên nó giúp người sử dụng biết cần loại PLC nào và đặc trưng của từng loại để dể dàng
lựa chọn.
Hình 1.4 cho ta các “bậc thang” phân loại các loại PLC và việc sử dụng PLC cho phù
hợp với các hệ thống thực tế sản xuất . Trong hình này ta có thể nhận thấy những vùng
chồng lên nhau, ở những vùng này người sử dụng thường phải sử dụng các loại PLC đặc
biệt như: số lượng cổng vào/ra (I/O) có thể sử dụng ở vùng có số I/O thấp nhưng lại có các
tính năng đặc biệt của các PLC ở vùng có số lượng I/O cao (ví dụ: ngoài các cổng vào ra
tương tự (Analog). Thường người sử dụng các loại PLC thuộc vùng chồng lấn nhằm tăng
tính năng của PLC đồng thời lại giảm thiểu số lượng I/O không cần thiết.
Các nhà thiết kế phân PLC ra thành các loại sau:
1.3.1.Loại 1 : Micro PLC (PLC siêu nhỏ).
Micro PLC thường được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất nhỏ, các ứng dụng
trực tiếp trong từng thiết bị đơn lẻ (ví dụ: điều khiển băng tải nhỏ. Các PLC này thường
được lập trình bằng các bộ lập trình cầm tay, một vài micro PLC còn có khả năng hoạt
động với tín hiệu I/O tương tự (analog) (ví dụ:việc điều khiển nhiệt độ). Các tiêu chuẩu
của một Micro PLC như sau:
32 ngõ vào/ra.
Sử dụng vi xử lý 8 bit.
Thường dùng thay thế rơle.
Bộ nhớ có dung lượng 1K.
Ngõ vào/ra là tín hiệu số.
Có timers và counters.
Thường được lập trình bằng các bộ lập trình cầm tay.
1.3.2.Loại 2 : PLC cỡ nhỏ (Small PLC).
Small PLC thường được dùng trong việc điều khiển các hệ thống nhỏ (ví dụ : Điều
khiển động cơ, dây chuyền sản xuất nhỏ), chức năng của các PLC này thường được giới
hạn trong việc thực hiện chuổi các mức logic, điều khiển thay thế rơle. Các tiêu chuẩn của
một small PLC như sau:
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
8
Có 128 ngõ vào/ra (I/O).
Dùng vi xử lý 8 bit.
Thường dùng để thay thế các role.
Dùng bộ nhớ 2K.
Lập trình bằng ngôn ngữ dạng hình thang (ladder) hoặc liệt kê.
Có timers/counters/thanh ghi dịch (shift registers).
Đồng hồ thời gian thực.
Thường được lập trình bằng bộ lập trình cầm tay.
Chú ý vùng A trong sơ đồ hình 1.4. Ở đây dùng PLC nhỏ với các chức năng tăng
cường của PLC cở lớn hơn như: Thực hiện được các thuật toán cơ bản, có thể nối mạng,
cổng vào ra có thể sử dụng tín hiệu tương tự.
Hình 1.4 : Cách dùng các loại PLC.
1.3.3. Loại 3 : PLC cỡ trung bình (Medium PLCS).
PLC trung bình có hơn 128 đường vào/ra, điều khiển được các tín hiệu tương tự, xuất
nhập dữ liệu, ứng dụng dược những thuật toán, thay đổi được các đặc tính của PLC nhờ
vào hoạt động của phần cứng và phần mềm (nhất là phần mềm) các thông số của PLC
trung bình như sau:
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
9
_ Có khoảng 1024 ngõ vào/ra (I/O).
_ Dùng vi xử lý 8 bit.
_ Thay thế rơle và điều khiển được tín hiệu tương tự.
_ Bộ nhớ 4K, có thể nâng lên 8K.
_ Tín hiệu ngõ vào ra là tương tự hoặc số.
_ Có các lệnh dạng khối và ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ cấp cao.
_ Có timers/Counters/Shift Register.
_ Có khả năng xử lý chương trình con (qua lệnh JUMP).
_ Có các lệnh dạng khối và ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ cấp cao.
_ Có timers/counters/Shift Register.
_ Có khả năng xử lý chương trình con ( qua lệnh JUMP).
_ Thực hiện các thuật toán (cộng, trừ, nhân, chia).
_ Giới hạn dữ liệu với bộ lập trình cầm tay.
_ Có đường tín hiệu đặc biệt ở module vào/ra.
_ Giao tiếp với các thiết bị khác qua cổng RS232.
_ Có khả năng hoạt động với mạng.
_ Lập trình qua CRT (Cathode Ray Tube) để dễ quan sát.
Chú ý tới vùng B (hình 1.4) PLC ở vùng B thường trực được dùng do có nhiều bộ
nhớ hơn, điều khiển mạng PID có khả năng thực hiện những chuỗi lệnh phần lớn về thuật
toán hoặc quản lý dữ liệu.
1.3.4. Loại 4: PLC cỡ lớn (large PLC).
Large PLC được sử dụng rộng rãi hơn do có khả năng hoạt động hữu hiệu, có thể
nhận dữ liệu, báo những dữ liệu đã nhận Phần mềm cho thiết bị điều khiển cầm tay
được phát triển mạnh hơn tạo thuận lợi cho người sử dụng. Tiêu chuẩn PLC cỡ lớn: Ngoài
các tiêu chuẩn như PLC cỡ trung, PLC cỡ lớn còn có thêm các tiêu chuẩn sau:
_ Có 2048 cổng vào/ra (I/O).
_ Dùng vi xử lý 8 bit hoặc 16 bit.
_ Bộ nhớ cơ bản có dung lượng 12K, mở rộng lên được 32K.
_ Local và remote I/O.
_ Điều khiển hệ thống role (MCR: Master Control Relay).
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
10
_ Chuỗi lệnh, cho phép ngắt (Interrupts).
_ PID hoặc làm việc với hệ thống phần mềm PID.
_ Hai hoặc nhiều hơn cổng giao tiếp RS 232.
_ Nối mạng.
_ Dữ liệu điều khiển mở rộng, so sánh, chuyển đổi dữ liệu, chức năng giải thuật toán
mã điều khiển mở rộng (mã nhị phân, hexa ).
_Có khả năng giao tiếp giữa máy tính và các module.
1.3.5 Loại : PLC rất lớn (very large PLCs).
Very large PLC được dùng trong các ứng dụng đòi hỏi sự phức tạp và chính xát cao,
đồng thời dung lượng chương trình lớn. Ngoài ra PLC loại này còn có thể giao tiếp I/O
với các chức năng đặc biệt, tiêu chuan PLC loại này ngoài các chức năng như PLC loại
lớn còn có thêm các chức năng:
_ Có8192 cổng vào/ra (I/O).
_ Dùng vi xử lý 16 bit hoặc 32 bít. _
Bộ nhớ 64K, mở rộng lên được 1M. _
Thuật toán :+, -, *, /, bình phương.
_ Dữ liệu điều khiển mở rộng : Bảng mã ASCII, LIFO, FIFO.
1.4. SO SÁNH PLC VỚI CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KHÁC LỢI
ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG PLC
1.4.1. Việc sử dụng PLC và các hệ thống điều khiển khác
1.4.1.1. PLC với hệ thống điều khiển bằng rơle
Việc phát triển hệ thống điều khiển bằng lập trình đã dần thay thế từng bước hệ
thống điều khiển bằng role trong các quá trình sản suất khi thiết kế một hệ thống điều
khiển hiện đại, người kỹ sư phải cân nhắc, lựa chọn giữa các hệ thống điều khiển lập trình
thường được sử dụng thay cho hệ thống điều khiển bằng rơ le do các nguyên nhân sau:
_ Thay đổi trình tự điều khiển một cách linh động.
_ Có độ tin cậy cao.
_ Khoản không lắp đặc thiết bị nhỏ, không chiếm diện tích.
_ Có khả năng đưa tín hiệu điều khiển ở ngõ ra cao.
_ Sự chọn lựa dữ liệu một cách thuận lợi dễ dàng.
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
11
_ Thay đổi trình tự điều khiển một cách thường xuyên.
_ Dễ dàng thay đổi đối với cấu hình (hệ thống máy móc sản xuất) trong tương lai khi
có nhu cầu mở rộng sản xuất.
Đặc trưng cho hệ thống điều khiển chương trình là phù hợp với những nhu cầu đã
nêu trên, đồng thời về mặt kinh tế và thời gian thì hệ thống điều khiển lập trình cũng vượt
trội hơn hệ thống điều khiển cổ điển (rơle, contactor ). Hệ thống điều khiển này cũng
phù hợp với sự mở rộng hệ thống trong tương lai do không phải đổi, bỏ hệ thống dây nối
giữa hệ thống điều khiển và các thiết bị, mà chỉ đơn giản là thay với máy tính.
Cấu trúc giữa máy đổi chương trình cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
1.4.1.2. PLC tính với PLC đều dựa trên bộ xử lý (CPU) để xử lý dữ liệu. Tuy nhiên có
một vài cấu trúc quan trọng cần phân biệt để thấy rõ sự khác biệc giữa một PLC và một
máy tính.
_ Không như một máy tính PLC được thiết kế đặc biệc để hoạt động trong môi
trường công nghiệp . Một PLC có thể được lắp đặc ở những nơi có độ nhiểu điện cao (
Electrical noise), vùng có từ trường mạnh, có các chấn động cơ khí, nhiệt độ môi trường
cao
_ Điều quan trọng thứ hai đó là: Một PLC được thiết kế với phần cứng và phần mềm
sao cho dễ lắp đặc (đối với phần cứng), đồng thời về một chương trình cũng phải dễ dàng
để người sử dụng (kỹ sư, kỹ thuật viên) thao tác lập trình một cách nhanh chóng, thuận lợi
(ví dụ: lập trình bằng ngôn ngữ hình thang ).
1.4.1.3. PLC với máy tính cá nhân (PC :Personal Coomputers).
Đối với một máy tính cá nhân (PC), người lập trình dễ nhận thấy được sự khác biệc
giữa PC với PLC, sự khác biệt có thể biết được như sau:
Máy tính không có các cổng giao tiếp tropic tiếp với các thiết bị điều khiển, đồng
thời máy tính cũng hoạt động không tốt trong môi trường công nghiệp.
Ngôn ngữ lập trình trên máy tính không phải dạng hình thang, máy tính ngoài việc
sử dụng các phần mềm chuyên biệc cho PLC, còn phải thông qua việc sử dụng các phần
mềm khác làm “chậm” đi quá trình giao tiếp với các thiết bị được điều khiển.
Tuy nhiên qua máy tính, PLC có thể dể dàng kết nối với các hệ thống khác, cũng
như PLC có thể sử dụng bộ nhớ (có dung lượng rất lớn) của máy tính làm bộ nhớ của
PLC.
1.4.2. Lợi ích của việc sử dụng PLC
Cùng với sự phát triển của phần cứng lẫn phần mềm, PLC ngày càng tăng được các
tính năng cũng như lợi ích của PLC trong hoạt động công nghiệp . Kích thước của PLC
hiện nay được thu nhỏ lại để bộ nhớ và số lượng I/O càng nhiều hơn, các ứng dụng của
PLC càng mạnh hơn giúp người sử dụng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong điều
khiển hệ thống.
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
12
Lợi ích đầu tiên của PLC là hệ thống điều khiển chỉ cần lắp đặc một lần (đối với sơ
đồ hệ thống, các đường nối dây, các tính hiệu ở ngõ vào/ra ), mà không phải thay đổi
kết cấu của hệ thống sau này, giảm được sự tốn kém khi phải thay đổi lắp đặt khi đổi thứ
tự điều khiển (đối với hệ thống điều khiển relay ) khả năng chuyển đổi hệ điều khiển
cao hơn (như giao tiếp giữa các PLC để truyền dữ liệu điều khiển lẫn nhau), hệ thống
được điều khiển linh hoạt hơn.
Không như các hệ thống cũ, PLC có thể dể dàng lắp đặc do chiếm một khoảng
không gian nhỏ hơn nhưng điều khiển nhanh , nhiều hơn các hệ thống khác . Điều này
càng tỏ ra thuận lợi hơn đối với các hệ thống điều khiển lớn, phức tạp, và quá trình lắp đặt
hệ thống PLC ít tốn thời gian hơn các hệ thống khác.
Cuối cùng là người sử dụng có thể nhận biết các trục trặc hệ thống của PLC nhờ giao
diện qua màn hình máy tính (một số PLC thế hệ sau có khả năng nhận biết các hỏng hóc (
trouble shoding) của hệ thống và báo cho người sử dụng), điều này làm cho việc sửa chữa
thuận lợi hơn.
1.5. MỘT VÀI LĨNH VỰC TIÊU BIỂU ỨNG DỤNG PLC
Hiện nay PLC đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vựt sản xuất cả trong
công nghiệp và dân dụng. Từ những ứng dụng để điều khiển các hệ thống đơn giản, chỉ có
chức năng đóng mờ (ON/OFF) thông thường đến các ứng dụng cho các lĩnh vực phức tạp,
đòi hỏi tính chính xác cao, ứng dụng các thuật toán trong quá trình sản xuất. Các lĩnh vực
tiêu biểu ứng dụng PLC hiện nay bao gồm:
_ Hóa học và dầu khí: định áp suất (dầu), bơm dầu, điều khiển hệ thống ống dẫn, cân
đông trong nghành hóa
_ Chế tạo máy và sản xuất: Tự động hoá trong chế tạo máy, cân đông, quá trình lắp
đặc máy, điều khiển nhiệt độ lò kim loại
_ Bột giấy, giấy, xử lý giấy. Điều khiển máy băm, quá trình ủ boat, quá trình cáng,
gia nhiệt
_ Thủy tinh và phim ảnh: quá trình đóng gói, thou nghiệm vật liệu, cân đong, các
khâu hoàn tất sản phẩm, đo cắt giấy .
_ Thực phẩm, rượu bia, thuốc lá: đếm sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, kiểm soát quá
trình sản xuất, bơm (bia, nước trái cây ) cân đông, đóng gói, hòa trộn
_ Kim loại: Điều khiển quá trình cán, cuốn (thép), qui trình sản xuất, kiểm tra chất
lượng.
_ Năng lượng: Điều khiển nguyên liệu (cho quá trình đốt, xử lý trong các turbin )
các trạm cần hoạt động tuầu tự khai thác vật liệu một cách tự động (than, gỗ, dầu mỏ
).
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
13
Trường TCN KTCN Hùng Vương TT Cơ Điện Tử
14
Chƣơng 2: PHÉP TOÁN NHỊ PHÂN
2.1. Tiếp điểm thƣờng mở, thƣờng đóng, cảm biến, ký hiệu
Xử lý Điện Xử lý PLC
Cảm biến
là một tiếp
điểm
Cảm
biến
bị
Điện áp Tình
trạng tín
hiệu ngõ
vào
Kiểm tra tình trạng
tín hiệu “1”
Kiểm tra tình trạng
tín hiệu “0”
Lệnh Kết quả Lệnh Kết quả
Thường
mở
Có 1 1 0
Không 0 0 1
Thường
đóng
Không 0 0 1
Có 1 1 0
Xử lý: Việc sử dụng các tiếp điểm thường đóng hay thường mở cho cảm biến trong
điều kiện phụ thuộc các quy tắc an toàn.
Ký hiêu: Trong dạng soạn thảo LAD một ký hiệu với tên “NO contact” thì dùng cho
việc kiểm tra trạng thái tín hiệu ở mức “1” và một ký hiệu với tên “NC contact ”
File đính kèm:
- giao_trinh_plc.pdf