Lời giới thiệu
Giáo trình thực hành cung cấp điện là tài liệu chính của môn học “
Thực hành cung cấp điện”.
Môn học thực hành cung cấp điện sẽ trang bị cho sinh viên những
kiến thức căn bản, trang bị và trau dồi những kỹ năng cần thiết về lắp đặt
điện dân dụng và công nghiệp. Học tốt môn học, sinh viên có thể tự mình
giải quyết các vấn đề thực tiễn luôn gắn với một công nhân hoặc cán bộ kỹ
thuật ngành điện, đó là sữa chữa, lắp đặt điện nhà, lắp đặt mạch bơm nước
tự động, và nâng cao hơn, sinh viên có thể vận hành, điều khiển các tủ phân
phối hiện đại, các tủ bù hạ thế tự động. Sinh viên sẽ hoàn toàn tự tin khi tiếp
cận với thực tiễn.
53 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 1
Lời giới thiệu
Giáo trình thực hành cung cấp điện là tài liệu chính của môn học “
Thực hành cung cấp điện”.
Môn học thực hành cung cấp điện sẽ trang bị cho sinh viên những
kiến thức căn bản, trang bị và trau dồi những kỹ năng cần thiết về lắp đặt
điện dân dụng và công nghiệp. Học tốt môn học, sinh viên có thể tự mình
giải quyết các vấn đề thực tiễn luôn gắn với một công nhân hoặc cán bộ kỹ
thuật ngành điện, đó là sữa chữa, lắp đặt điện nhà, lắp đặt mạch bơm nước
tự động, và nâng cao hơn, sinh viên có thể vận hành, điều khiển các tủ phân
phối hiện đại, các tủ bù hạ thế tự động. Sinh viên sẽ hoàn toàn tự tin khi tiếp
cận với thực tiễn.
Với mục tiêu là cung cấp một cách đầy đủ nhất các kiến thức cần thiết
cho các sinh viên khi thực hành,giáo trình được trình bày một cách cô đọng,
dễ hiểu, cố gắng chắt lọc các kiến thức cần thiết. Sinh viên muốn tìm hiểu có
thể tìm đọc trong các tài liệu liên quan.
Với mong muốn là các sinh viên phải cố gắng, nghiêm túc trong khi
thực hành, các bài thực hành có những yêu cầu rất cao. Để thực hiện hoàn
thành tốt trong thời gian giới hạn, ngoài những nỗ lực cá nhân, các sinh
viên phải có tinh thần làm việc tập thể, phân công công việc từng cá nhân
trong nhóm hợp lý. Đó chính là tác phong công nghiệp của những sinh viên
ngành điện.
Cuốn sách được hoàn thành trong thời gian ngắn, vì vậy không thể
tránh được những thiếu sót. Mọi góp ý, xin vui lòng gỏi về Khoa Công Nghệ
Điện - Bộ môn Cung Cấp điện. Hoặc có thê liên hệ trực tiếp cho các tác giả.
Sự phản hồi của qúy vị là sự khích lệ lớn cho chúng tôi .
Tp.HCM, tháng 01 năm 2007
Các tác giả.
Trần Thanh Ngọc
Võ Tấn Lộc
Nguyễn Minh Tâm
Dương Thanh Long
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 2
MỤC LỤC
Stt Hạng mục Trang
I PHẦN 1 - LÝ THUYẾT
1 ξ1 Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện 4
2 ξ2 Các mạch đèn cơ bản 10
3 ξ3 Mạch quạt trần và chuông điện 15
4 ξ4 Lắp đặt mạch điện 18
5 ξ5 Mạch bơm nước dùng phao nhựa 23
6 ξ6 Mạch bơm nước dùng rơle 26
7 ξ7 Tủ phân phối và hệ thống máng cable 29
8 ξ8 Bù công suất phản kháng 37
II PHẦN 2 - THỰC HÀNH
1 Bài 1 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn thắp
sáng theo thứ tự
41
2 Bài 2 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn phòng
ngủ
42
3 Bài 3 : lắp đặt mạch điện âm tường với mạch đèn cầu
thang
43
4 Bài 4 : lắp đặt dây trong ống tròn cứng 44
5 Bài 5 : lắp đặt dây trong ống nẹp vuông 45
6 Bài 6 : mạch bơm nước sử dụng rơle 46
7 Bài 7 : mạch bơm nước sử dụng phao nhựa 47
8 Bài 8 : tủ phân phối và hệ thống máng cable. 48
9 Bài 9 : lắp đặt hệ thống máng cable. 50
10 Bài10 : tủ bù hạ thế 53
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 3
PHẦN 1
LÝ THUYẾT
Gồm các bài sau :
ξ1 Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện
ξ2 Các mạch đèn cơ bản
ξ3 Mạch quạt trần và chuông điện
ξ4 Lắp đặt mạch điện
ξ5 Mạch bơm nước dùng phao nhựa
ξ6 Mạch bơm nước dùng rơle
ξ7 Bù công suất phản kháng
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 4
ξ1 KÍ HIỆU ĐIỆN VÀ BẢN VẼ CUNG CẤP ĐIỆN
1. Các kí hiệu trên bản vẽ điện.
Khi vẽ sơ đồ điện, chúng ta phải sử dụng các kí hiệu quy ước là những hình
vẽ được tiêu chuẩn hoá để biểu diễn dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện,
cách đi dây.
Trong điện dân dụng và công nghiệp, người ta hay sử dụng các kí hiệu
điện như sau :
Stt Kí hiệu Ý nghĩa
1.
Dây dẫn điện.
2.
Đường dây nguồn 3p, : 3dây pha và
1dây trung tính
3.
Đường dây nguồn 3p, có 5dây. 3dây
pha, 1dây trung tính và 1dây nối dất
4.
Đường dây điện gồm có 2dây 30/10,
3dây 12/10 và luồng trong ống điện
φ25.
5.
Hai dây bị chéo nhau
6.
Hai dây nối nhau
7.
Mối nối rẽ nhánh
8.
Cầu chì
9.
Cầu dao 1 pha: 2P-20A
Cầu dao 3 pha: 3P-50A
10.
CB 1 pha 20A: 1P-20A
CB 2 pha 30A: 2P-30A
CB 3 pha 50A: 3P-50A
S
2(30/10)3(12/10)φ25
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 5
11.
Công tắc đơn
12.
Công tắc đôi
13.
Công tắc ba
14.
Công tắc 3 chấu
15.
Công tắc điều chỉnh độ sáng của đèn
nung sáng và điều chỉnh tốc độ quạt
trần.
16.
Ổ cắm hai cực
17.
Ổ cắm ba cực
18.
Ổ cắm điện thoại
19.
Ổ cắm Angten
20.
Đèn tròn, đèn sợi đốt
21.
Đèn huỳnh quang, đèn tuyp
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 6
22.
Chuông điện
23.
Quạt trần
24.
Ampe kế
25.
Volt kế
26.
Tần số kế
27.
hệ số công suất kế.
28.
Điện năng kế
2. Các loại sơ đồ điện :
Trong cung cấp điện, có 3 loại sơ đồ thông dụng :
a. Sơ đồ nguyên lý :
+ Là sơ đồ thể hiện mối quan hệ về điện. Không thể hiện cách sắp xếp,
cách lắp ráp của các phần tử trong sơ đồ .
+ Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của
mạch điện và các thiết bị điện.
Ví dụ : Sơ đồ nguyên lý của 1 taplo điện đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công tắc
điều khiển 1 bóng đèn và 1 ổ cắm như sau:
cosφ
A
V
Hz
kwh
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 7
b. Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ lắp đặt :
+ Là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tủ của mạch
điện.
+ Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạch
điện và các thiết bị điện.
+ Từ một sơ đồ nguyên lý, ta có thể xây dựng được nhiều sơ đồ lắp đặt.
Ví dụ: Từ sơ đồ nguyên lý của Taplo trên, ta có sơ đồ mặt bằng đi dây taplo
như sau :
c. Sơ đồ đơn tuyến :
Là 1 dạng của sơ đồ lắp đặt, tuy nhiên trong sơ đồ thì đường dây chỉ
vẽ có một nét và đánh số lượng trong đường dây.
L N
Đ
Bảng điện
1
1 2
2
CB
Sơ đồ đơn tuyến
2(12/10)φ16
2(16/10)1(12/10)φ16
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 8
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 9
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 10
ξ2 CÁC MẠCH ĐÈN CƠ BẢN
1. Mạch đèn đơn 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
Để điều khiển bóng đèn, ta mắc nối tiếp bóng đèn với 1 công tắc.
Điều kiện: điện áp định mức bóng đèn phải lớn hơn hoặc bằng điện áp
cuả nguồn điện.
UĐ = UNguồn
2. Mạch đèn mắc nối tiếp.
Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc nối tiếp
nhau.
L N
Đ
Bảng điện
Đ
Ổ cắm
ct cc
L N
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
SƠ ĐỒ ĐI DÂY
Đ1
Ổ cắm
ct cc
L N
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Đ2 Đi Đn
L N
Bảng điện
Đ1 Đ2 Đi Đn
SƠ ĐỒ ĐI DÂY
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 11
Điều kiện :
+ Các bóng đèn phải là đèn nung sáng.
+ UĐ1 + UĐ2 + UĐi + . + UĐn = Unguồn
+ UĐ1= UĐ2 = UĐi = . = UĐn
+ PĐ1= PĐ2 = PĐi = . = PĐn
2. Mạch đèn mắc song song.
Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc song
song nhau.
Điều kiện :
+ UĐ1= UĐ2 = UĐi =. = UĐn
3. Mạch đèn cầu thang, 2 công tắc điều khiển 1 bóng đèn
Mạch đèn cầu thang dùng để điều khiển tắt, mở 1 bóng đèn ở 2 vị trí
khác nhau. Có 2 sơ đồ thường dùng như sau:
Nguyên lý hoạt động sơ đồ (1) :
Đ1
Ổ cắm
ct cc
L N
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Đ2
Đi
Đn
L N
Bảng điện
Đ1 Đ2 Đi Đn
SƠ ĐỒ ĐI DÂY
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 12
+ Khi 2 đầu của bóng đèn được nối đồng thời với 2 dây nóng (hay hai
dây nguội) thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng không => bóng
đèn tắt.
+ Còn khi một đầu bóng đèn được nối với dây nóng, đầu còn lại nối với
dây nguội thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng 220V=> bóng
đèn sáng.
+ Sơ đồ 1 cần phải sử dụng 2 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ này
thường áp dụng khi khoảng cách giữa 2 công tắc lớn.
Sơ đồ (2) :
+ Chỉ cần sử dụng 1 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ (2) được sử
dụng khá phổ biến.
4. Mạch đèn điều khiển 2 trạng thái :
a. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ :
Sơ đồ mạch như hình dưới :
Nguyên lý hoạt động :
+ Trạng thái 1: Đèn 1 và đèn 2 mắc nối tiếp, khi đó 2 đèn sẽ sáng mờ.
+ Trạng thái 2: Đèn 1 bị nối tắt, chỉ có đèn 2 sáng tỏ.
+ Công tắc S1 dùng để tắt mạch.
b. Mạch đèn sáng luân phiên :
Sơ đồ mạch
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 13
Nguyên lý hoạt động :
+ Trạng thái 1: Đèn 1 sáng và đèn 2 tắt.
+ Trạng thái 2: Đèn 1 tắt và đèn 2 sáng.
Công tắc S1 dùng để tắt toàn bộ mạch.
Hai đèn 1 và 2 là hai đèn khác loại, hoặc có công suất khác nhau.
5. Mạch đèn điều khiển 4 trạng thái.
Mạch đèn gồm có 2 công tắc 3 chấu và 2 bóng đèn nung sáng.
Các trạng thái hoạt động mạch đèn.
+ Trạng thái 1: Đ1 sáng tỏ, Đ2 tắt (ct1 – 1, ct2 – 2 ).
+ Trạng thái 2: Đ1 tắt, Đ2 sáng tỏ (ct1 – 2, ct2 – 1 ).
+ Trạng thái 3: Đ1 và Đ2 sáng mờ (ct1 – 1, ct2 – 1 ).
+ Trạng thái 4: Đ1 và Đ2 tắt (ct1 – 2, ct2 – 2 ).
6.Mạch đèn thắp sáng theo thứ tự :
Các đèn được đóng và tắt theo 1 trình tự nhất định, tại mỗi thời điểm
chỉ có 1 bóng đèn sáng.
Sơ đồ mạch đèn :
L
N
Đ1 Đ2 Đi Đn
S1
S2
Si
Sn
cc
ct1
ct2
L
N
Đ1 Đ2
2 1
2
1
cc
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 14
Nguyên lý hoạt động :
+ Bật công tắc S1, đèn 1 sáng.
+ Bật công tắc S2, đèn 1 tắt, đèn 2 sáng.
+ Bật công tắc Si, đèn 2 tắt, đèn i sáng.
+ Bật công tắc Sn, đèn i tắt, đèn n sáng.
Khi tắt, trình tự sẽ ngược lại.
Áp dụng : Áp dụng khi cần tiết kiệm, tránh quên tắt đèn.
7. Mạch đèn huỳnh quang
Đèn hỳnh quang sử dụng nguồn điện 220V AC, với chấn lưu, tụ, bóng
đèn được nối theo sơ đồ trên.
Các dạng hư hỏng đèn thường gặp.
+ Đèn không sáng.
Nguyên nhân: Nguồn điện chưa đến
Dây tóc đèn bị đứt.
Starte bị hỏng.
Transfor bị hỏng.
Mạch điện bị đứt.
+ Đèn không khởi động được.
Nguyên nhân: Điện áp nguồn nhỏ hơn điện áp đèn cho phép.
Bóng đèn hết tuổi thọ.
Starte bị hỏng.
Sơ đồ đấu dây sai.
+ Khi tắt đèn còn sáng mờ.
Nguyên nhân: Sơ đồ đấu dây sai giữa dây pha và dây trung tính
starter
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 15
ξ3 MẠCH QUẠT TRẦN VÀ CHUÔNG ĐIỆN
1. Mạch quạt trần
a. Cách xác định đầu dây và cách đấu đầu dây quạt trần :
Quạt trần gồm có cuộn dây chạy, cuộn dây đề và tụ điện. Để vận hành
được quạt trần, ta phải đấu dây quạt trần theo sơ đồ sau :
Trong đó:
R : đầu dây chạy
S : đầu dây đề.
C : đầu dây chung.
Trong khi đó, nhà sản xuất lại ra dây quạt trần với 3 đầu dây (không
đánh dấu) :
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xác định được đầu dây của
cuộn đề, cuộn chạy để đấu đúng theo sơ đồ vận hành.
b. Cách sử dụng VOM để xác định các đầu dây ra :
Ta có, điện trở cuộn đề lớn hơn so với cuộn chạy. Do đó có thể sử
dụng VOM để xác định đầu dây ra theo các bước :
1. Đo điện trở giữa các đầu dây ra, ta có 3 giá trị :
2. Ra = R23 > Rb = R13 > Rc = R12 .
S
R
C
UNguồn
Hộp số
C (2MF-400V)
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 16
3. Xác định 2 đầu có điện trở lớn nhất (đầu 2 và 3), khi đó đầu còn
lại là đầu chung 1.
4. Đo điện trở giữa đầu chung và 2 đầu dây còn lại (đã đo từ bước
1), đầu nào có giá trị điện trở nhỏ là đầu dây chạy, đầu có giá trị
điện trở lớn là đầu dây đề.
c. Bộ điều khiển quạt trần :
Bộ điều khiển quạt trần dùng để thay đổi tốc độ của quạt dựa vào các
vị trí của bộ điều khiển.
Điện trở giữa 2 đầu AB sẽ giảm dần khi chúng ta tăng dần số thứ tự từ
0 -> 5 của bộ điều khiển quạt. Tương ứng, tốc độ của quạt sẽ tăng dần.
Ứng với vị trí số 0, giữa 2 đầu AB sẽ hở mạch, tương ứng với khi
chúng ta tắt quạt.
d. Mạch đấu quạt trần sử dụng bộ điều khiển.
Căn cứ vào nguyên lý của bộ điều khiển quạt trần, ta mắc bộ điều
khiển nối tiếp với quạt trần để thay đổi tốc độ của quạt..
5
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 17
2. Mạch chuông điện
Chuông điện AC sử dụng nguồn điện AC 220V, với 2 đầu dây ra. Vì
vậy, chuông điện được mắc tương tự như bóng đèn.
Lưu ý trong mạch chuông điện, ta thường sử dụng nút nhấn để điều
khiển chuông điện. Tránh tình trạng sử dụng công tắc điều khiển chuông
điện sẽ làm cho chuông điện hoạt động liên tục khi quên tắt công tắc, gây hư
chuông điện.
3. Sơ đồ đấu dây đồng hồ đo điện năng 1pha.
đồng hồ đo điện
năng 1pha
L
N
L
N
Nguồn đến
Tải
1
2
3
4
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 18
ξ4 LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
1. Lắp đặt mạch điện với ống nẹp vuông
Lắp đặt mạch điện với ống nẹp vuông gồm có các bước như sau :
Bước Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Xác định vị trí đặt nẹp
- Xác định chính xác vị trí các thiết bị:
công tắc ổ cắm, đèn
- Xác định đường đi của dây dẫn
- Chọn kích thước nẹp cần đi
- Tháo nắp nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí
đánh dấu
- Dùng đinh thép để giư cố định nẹp trên
tường
- Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một
bên cạnh của thân nẹp
- Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt 2 đầu
nẹp thẳng đứng và nằm ngang
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 19
- Khi đi nẹp ở hai mặt phằng khác nhau
cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng
thứ nhất và thứ hai
Bước 2: Đặt dây dẫn vào nẹp - Xác định chính xác số lượng dây dẫn
cần dùng trong nẹp
- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp
cùng 1 lúc
Böôùc 3: Keát thuùc - Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch
hay không
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 20
2. Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm.
Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm có các bước như sau :
Bước Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Xác định vị trí đặt ống
- Xác định chính xác vị trí
các thiết bị: công tắc ổ
cắm, đèn
- Xác định đường đi của
dây dẫn
- Chọn kích thước ống cần
đi
Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống
- Xác định chính xác số
lượng dây dẫn cần dùng
trong ống
- Đặt tất cả số lượng dây
dẫn đó vào trong ống
- Khi cần rẽ nhánh, trước
khi luồn ống tiếp theo cần
luồn vòng giữ co
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 21
- Đặt ống lên vị trí mặt
bằng đã đánh dấu và đặt
luôn co vào chổ nối ống
- Dùng đinh đóng vòng ốp
giữ ống
Bước 3: Kết thúc
- Kiểm tra lại mạch điện có
ngắn mạch hay không
3. Lắp đặt điện nhà với ống tròn cứng.
Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm có các bước như sau :
Böôùc Höôùng daãn thöïc hieän
Bước 1: Xác định vị trí đặt ống
- Xác định chính xác vị trí các thiết bị:
công tắc ổ cắm, đèn, quạt
- Xác định đường đi của dây dẫn
- Chọn kích thước ống cần đi
Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống
- Xác định chính xác số lượng dây dẫn
cần dùng trong ống
- Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào
trong ống
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 22
- Khi cần rẽ nhánh, trước khi luồn ống
tiếp theo cần luồn co rồi mới luồn ống
tiếp theo
- Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu
- Dùng đinh đóng vòng ốp giữ ống
Bước 3: Kết thúc - Kiểm tra có ngắn mạch hay không
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 23
ξ5 MẠCH BƠM NƯỚC DÙNG PHAO NHỰA
1. Công tắc hành trình
Là công tắc mà các tiếp điểm của nó được đóng mở bằng sự tác động
cơ học của bộ phận máy di động.
Nguyên lý làm việc của công tắc hành trình :
+ Bình thường, dưới tác động của lò xo, tiếp điểm (2-4) ở trạng
thái đóng, tiếp điểm (1-3) ở trạng thái mở.
+ Khi lực F tác động đủ lớn để thắng lực lò xo, các tiếp điểm sẽ
chuyển trạng thái ngược lại, (2-4) mở và (1-3) đóng.
Phao nhựa là công tắc hành trình mà sử dụng lực F là trọng lực của 2
phao nhựa.
Khi nước đầy, (2-4) đóng, (1-3) mở
Khi nước cạn, (2-4) mở, (1-3) đóng
Tuỳ theo mục đích sử dụng, ta có thể sử dụng tiếp điểm (1-3) hay (2-
4).
Ngoài ra, trọng lượng của 2 phao nhựa phải phù hợp với công tắc
hành trình. Nếu phao nhựa nặng quá hay nhẹ quá thì sẽ dẫn đến công tắc
hành trình hoạt động không đúng .
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 24
2. Mạch bơm nước sử dụng phao nhựa
Trong đa số các trường hợp, để thiết lập mạch bơm nước tự động,
người ta chỉ sử dụng 1 phao nhựa đặt tại vị trí bể nước là nơi cần bơm nước
lên.
Nhưng trong 1 số trường hợp, máy bơm chỉ cho phép hoạt động khi
nguồn nước cung cấp nước cho máy bơm đầy. Vì vậy, ta sử dụng 2 phao
nhựa để điều khiển cho máy bơm.
Máy bơm chỉ hoạt động khi tiếp điểm (1-3) của phao đặt tại bể nước
đóng (tức mực nước bể nước bị cạn) và đồng thời tiếp điểm (2-4) đặt tại
nguồn nước đóng (nguồn nước đầy, đủ cung cấp nước cho máy bơm .
3. Mạch động lực và điều khiển máy bơm dùng phao nhựa
a. Mạch động lực
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 25
Mạch động lực của máy bơm gồm : CB, contactor và rơle nhiệt
+ CB dùng để bảo vệ ngắn mạch cho máy bơm.
+ Contactor K có chức năng điều khiển máy bơm.
+ Rơle nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho máy bơm.
b. Mạch điều khiển tự động.
Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi
có đồng thời 2 điều kiện :
+ Tiếp điểm C đóng : nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây,
bảo vệ cho nguồn nước chúng ta sử dụng công tắc hành trình
phao nhựa C.
+ Tiếp điểm A đóng: bể nước cần bơm nước lên cạn nước.
c. Mạch điều khiển bằng tay và tự động.
Công tắc switch sẽ cho phép chuyển đổi giữa chế độ bằng tay và tự
động.
Khi công tắc switch bật lên trên, mạch ở chế độ vận hành tự động. Khi
đó máy bơm sẽ tự hoạt động khi nước trên bồn cần bơm lên bị cạn và sẽ tắt
khi nước đầy hoặc khi nguồn nước không đủ để bơm.
Khi công tắc Switch bật xuống dưới, mạch ở chế độ vận hành bằng
tay, máy bơm hoạt động khi ta nhấn nút ON và sẽ tắt khi ta nhấn nút OFF.
Khi máy bơm bị quá tải, rơle nhiệt tác động thì sẽ ngắt nguồn điện cấp
cho cuộn dây contactor K, máy bơm ngừng.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 26
ξ6 MẠCH BƠM NƯỚC DÙNG RƠLE
1. Cấu tạo rơle Floatles Switch
Rơle Floatles Switch gồm có 8 chân, với chức năng của các chân như sau :
+ Chân 5-6 : cuộn dây của rơle, có điện áp định mức 220V AC.
+ Chân 1, 8, 7 : nối với các que dò
+ Chân 2-4 : tiếp điểm thường đóng.
+ Chân 2-3 : tiếp điểm thường mở.
2. Nguyên lý hoạt động
Khi rơle vừa được cấp điện, căn cứ vào trạng thái các đầu dò E1, E2,
E3, sẽ tác động thay đổi trạng thái của các cặp tiếp điểm (2-4) và (3-4)
Nếu như bể đầy nước, tức mực nước cao hơn E1, thì giữa E1 và E3
nối mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ mở.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 27
Nếu như bể không đầy nước, tức mực nước thấp hơn E1, thì giữa E1
và E3 hở mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ đóng .
Sau đó, rơle sẽ hoạt động liên tục qua các trạng thái sau :
Tiếp điểm 2-4 vẫn sẽ mở khi mực
nước bắt đầu giảm xuống dưới E1
Tiếp điểm 2-4 mở cho đến khi
mực nước giảm thấp hơn E2 thì 2-
4 sẽ đóng lại
Như vậy, trạng thái 2 bảo đảm thời gian chờ cho máy bơm, tránh hiện
tượng máy bơm hoạt động liên tục khi mực nước dao động quanh E1
Tiếp điểm 2-4 sẽ đóng cho đến
khi nước đầy - cao hơn E1 thì 2-4
sẽ mở.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 28
3. Sơ đồ mạch điều khiển.
a. Mạch điều khiển tự động
Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi
có đồng thời 2 điều kiện :
+ Tiếp điểm C đóng : nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây, bảo
vệ cho nguồn nước chúng ta vẫn sử dụng công tắc hành trình phao
nhựa giống như bài trước.
+ Tiếp điểm 2-4 đóng : bể nước cần bơm nước lên bị cạn.
b. Mạch điều khiển bằng tay và tự động .
Công tắc chuyển mạch SWITCH cho phép chuyên đổi giữa chế độ
vận hành bằng tay và tự động.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 29
ξ7 TỦ PHÂN PHỐI
I. Tủ phân phối
1. Sơ đồ khối.
TUÛ
CB
TOÅNG
TUÛ
Ñ/H
KWH
NGUOÀN
ÑIEÄN
TUÛ
PHAÂN
PHOÁI
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 30
2. Các bước lắp đặt thiết bị:
2.1 Lắp thanh cái và CB:
Tủ điện
Giá đỡ
Thanh cái
Gối đỡ
CBT
CB
CB
CB
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 31
2.2 Lắp đèn báo nguồn:
2.3 Lắp đồng hồ đo điện năng:
N
L1 L2 L3 Ñ3 Ñ2 Ñ1
CBT
ÑỒNG HOÀ
ÑO
ÑIEÄN
NAÊNG L3
L2
L1
N
Bieán
doøng
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 32
2.4 Lắp đồng hồ đo điện áp qua công tắc chuyển mạch
Đồng
hồ đo
volt
R
S
T
N
V2
V1
SV
N
L1 L2 L3
V1 V2
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 33
2.5 Lắp đồng hồ đo dòng điện qua công tắc chuyển mạch
Đồng
hồ đo
Ampe
R
S
T
N
A2
A1
SA
N
L1 L2 L3
A1 A2
CT
CT
CT
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 34
2.6 Lắp đặt hoàn chỉnh
Tải
CBT
CB
CB
CB
Nguồn đến
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 35
II. Giới thiệu về thang cáp
Trong các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp.. máng cáp, hổ trợ các
đường dây tải điện, phân phối nguồn, cáp điều khiển và cáp viễn thông đa
dạng. đây là cách an toàn, thông dụng và hiệu quả trong việc mang một số
lớn dây dẫn đến các khoảng cách xa.
Các phục kiện thang cáp.
Hệ thống máng, thang cable
Thang cable: (Ladder Cable Tray) có tính
giải nhiệt và khả năng chứa cable tối đa. Kích
thước chiều ngang từ 6 đến 36 in, chiều sâu danh
định từ 3 đến 6 in, khoảng cách các thanh ngang
từ 6- 16in. và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 36
Các phụ kiện máng cáp
Các phụ kiện máng, thang cable gồmcó co xuống, co ngang, rẻ nhánh
nhằm giúp đường dây không bị trầy sướt gây chạm vỏ.
Máng Cable Đáy Cứng (Solid Bottom
Cable Tray): bảo vệ tối đa cho dây dẫn, có chiều
rộng từ 10 – 91cm, chiều sâu danh định từ 7,6 –
15,2cm, và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.
Khai cable: (Trough Cable Tray) có tính
giải nhiệt tốt và các thanh ngang có khoảng cách
gần nhau 2,5cm. Kích thước chiều ngang từ 10,1
đến 91,4cm, chiều sâu danh định từ 7,6 đến
15,2cm và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rĩ, thép và nhôm.
Máng cable: (Channel Trough Cable Tray)
chứa cable đơn, dây điều khiển nhiều sợi khối
lượng nhẹ có kích thước chiều ngang từ 10,1cm
đến 15,2cm, chiều sâu danh định từ 2,5cm và
được chế tạo bởi các vật liệu thép không rĩ, thép
và nhôm.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 37
ξ8 BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
1. Khái niệm về tủ bù công suất phản kháng tự động.
Là hệ thống gồm các tụ bù được điều khiển đóng cắt bằng bộ điều
khiển.
Bộ điều khiển cho phép xác định được hệ số công suất tại vị trí thanh
cái, và dựa vào hệ số công suất, bộ điều khiển sẽ đưa ra lệnh điều khiển
đóng hoặc cắt các tụ bù.
Ví dụ : Khi hệ số công suất bộ điều khiển xác định được là 0.85 và tải
mang tính cảm, bộ điều khiển sẽ đóng tuần tự từng cấp các tụ bù cho đến khi
hệ số công suất tăng lên lớn hơn 0.92 ( 0.92 là giá trị cài đặt)
Trong khi đó, nếu hệ số công suất là 0.85 và tải mang tính dung thì bộ
điều khiển sẽ cắt tuần tự các tù bù đang vận hành.
Ngoài ra, bộ điều khiển cũng cho phép người vận hành thao tác đóng
hoăc cắt các tụ bù bằng tay
2. Bộ điều khiển:
1 2 3 4 5 6 A/M ▲ ▼
MAN → OVT
LEAD LAG
4 6 7
1 2 3
8
9
1
0
5
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 38
Tải
C
Vai trò các thành phần trên bảng điều khiển :
1- Hiển thị hệ số công suất
2- Đèn báo tải mang tính dung
3- Đèn báo tải mang tính cảm
4- Đèn báo trạng thái ngõ ra
5- Nút điều khiển, cho phép chuyển đổi giữa chế độ vận hành bằng tay
và tự động. Khi ở chế độ vận hành bằng tay thì đèn báo 8 – MAN
sáng .
6- Nút điều khiển, cho phép đóng tụ bù bằng tay. Nút này chỉ có tác
dụng khi đang ở chế độ vận hàng bằng tay.
7- Nút điều khiển, cho phép đóng tụ bù bằng tay. Nút này chỉ có tác
dụng khi đang ở chế độ vận hàng bằng tay.
8- Đèn báo đang ở chế độ vận hành bằng tay.
9- Đèn báo 1 ngõ ra đang chuẩn bị đóng hay cắt.
10- Đèn báo quá áp, hoạt động khi điện áp >15%.
Ghi chú : Bộ điều khiển có 6 ngõ ra, mỗi ngõ ra tương ứng với 1 bộ tụ bù.
3. Các tính chất của bộ điều khiển
Theo nhà sản xuất, bộ điều khiển có các thuộc tính sau :
+ Hiển thị hệ số công suất.
+ Đáp ứng tự động với tần số 50Hz hay 60Hz. Bộ điều khiển tự nhận
biết được tần số lưới điện.
+ Đáp ứng tự động với cực tính của biến dòng - CT.
+ Thời gian cho cho mỗi lần đóng cắt là 30 – 150s. Thời gian trì hoãn
trong đóng cắt bảo đảm tụ điện không bị hư hỏng.
+ Được trang bị bảo vệ quá điện áp.
4. Sơ đồ đấu dây
a. Sơ đồ nguyên lý :
Cho thanh cái tổng gồm nhiều phụ tải, thanh cái tổng có hệ số công suất
thấp. Khi đó, tụ bù được đặt tại thanh cái để nâng hệ số công suất .
CT- biến dòng phải được đấu ở phía trước thanh cái.
Giáo trình thực hành Cung Cấp Điện Khoa Điện
Bộ môn cung cấp điện 39
Việc đặt vị t
File đính kèm:
- giao trinh thuc hanh cung cap dien.pdf