Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bài 1

KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nắm vững đối tượng nghiên cứu và phải có tư liệu, tài liệu.

Cơ sở tư liệu, tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là các văn kiện, tác phẩm, tài liệu, di sản to lớn, qu‎ý báu mà Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tổ chức quần chúng là nguồn tài liệu rất quan trọng, tin cậy đối với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh chẳng những xuát hiện với tư cách là nhà yêu nước, nhà lý luận, nhà tư tưởng mácxít – lêninnít mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn vĩ đại. Bởi vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, còn phải thông qua cuộc sống và những hoạt động cách mạng rất phong phú, đa dạng của Người.

Các hồi ký của bạn bè, đồng chí, những người sống và hoạt động cùng thời với Hồ Chí Minh, những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước là nguồn tài liệu quan trọng để làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở để người nghiên cứu xem xét mọi vấn đề liên quan tới lịch sử tư tưởng và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, việc nắm vững phương pháp luận Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là các vấn đề:

 Lý luận gắn liền với thực tiễn.

 Quan điểm thống nhất biện chứng giữa lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, giữ dân tộc và thời đại.

 Quan điểm phát triển, sáng tạo, đổi mới.

 Quan điểm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm cụ thể.

 Quan điểm "dĩ bất biến, ứng vạn biến".

Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, cần phải quán triệt nguyên tắc tính đảng và tính khoa học. Tính đảng và tính khoa học là thống nhất. Nhận thức và thể hiện sự thống nhất giữa hai vấn đề mang tính nguyên tắc nói trên sẽ giúp người nghiên cứu, truyền thụ, bảo đảm tính chân thực của tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời góp phần phê phán quan điểm hạ thấp, bôi nhọ, cắt xén xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử

Trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, cần có sự kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử giúp chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư tuy của Hồ Chí Minh. Nếu thiếu quá trình đó, chúng ta không thể nhận thức lôgíc của vấn đề - tính qui luật của tư duy. Ngược lại, nếu thiếu nhận thức về lôgíc của quá trình tư duy, người nghiên cứu sẽ không tìm ra cốt lõi của tư duy và hướng phát triển của tiến trình lịch sử.

Vận dụng các phương pháp liên ngành

Cùng với các phương pháp chuyên ngành nói trên, việc vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân chứng lịch sử, cũng là những phương pháp cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BIÊN SOẠN: TS. Lương Văn Tám Tháng 8 năm 2007 ---oOo--- Bài 1 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nắm vững đối tượng nghiên cứu và phải có tư liệu, tài liệu. Cơ sở tư liệu, tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là các văn kiện, tác phẩm, tài liệu, di sản to lớn, qu‎ý báu mà Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tổ chức quần chúng là nguồn tài liệu rất quan trọng, tin cậy đối với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chẳng những xuát hiện với tư cách là nhà yêu nước, nhà lý luận, nhà tư tưởng mácxít – lêninnít mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn vĩ đại. Bởi vậy, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, còn phải thông qua cuộc sống và những hoạt động cách mạng rất phong phú, đa dạng của Người. Các hồi ký của bạn bè, đồng chí, những người sống và hoạt động cùng thời với Hồ Chí Minh, những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước là nguồn tài liệu quan trọng để làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở để người nghiên cứu xem xét mọi vấn đề liên quan tới lịch sử tư tưởng và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, việc nắm vững phương pháp luận Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là các vấn đề: - Lý luận gắn liền với thực tiễn. - Quan điểm thống nhất biện chứng giữa lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, giữ dân tộc và thời đại. - Quan điểm phát triển, sáng tạo, đổi mới. - Quan điểm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm cụ thể. - Quan điểm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, cần phải quán triệt nguyên tắc tính đảng và tính khoa học. Tính đảng và tính khoa học là thống nhất. Nhận thức và thể hiện sự thống nhất giữa hai vấn đề mang tính nguyên tắc nói trên sẽ giúp người nghiên cứu, truyền thụ, bảo đảm tính chân thực của tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời góp phần phê phán quan điểm hạ thấp, bôi nhọ, cắt xén xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử Trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, cần có sự kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử giúp chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư tuy của Hồ Chí Minh. Nếu thiếu quá trình đó, chúng ta không thể nhận thức lôgíc của vấn đề - tính qui luật của tư duy. Ngược lại, nếu thiếu nhận thức về lôgíc của quá trình tư duy, người nghiên cứu sẽ không tìm ra cốt lõi của tư duy và hướng phát triển của tiến trình lịch sử. Vận dụng các phương pháp liên ngành Cùng với các phương pháp chuyên ngành nói trên, việc vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân chứng lịch sử, cũng là những phương pháp cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.2. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.2.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã nêu lên những nội dung cơ bản nhất về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Văn kiện viết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đã cụ thể hoá: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Có thể nói, tinh thần nội dung nói trên của Đại hội VII và Đại hội IX của Đảng là định hướng cơ bản để giới nghiên cứu khoa học cùng trao đổi, nhằm đi tới có một khái niệm chung về tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu, một số nhà nghiên cứu đã nhất trí nêu khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người". 1.1.2.2. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Các nhà nghiên cứu khoa học chính trị cũng xác định rõ: tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học và là một hệ thống toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực. Có thể nêu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ở một số nội dung chủ yếu như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh Trên đây là những nội dung chủ yếu trong tư tưởng chính trị, văn hoá – đạo đức, tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh. Tuỳ từng đối tượng, từng lĩnh vực, các nhà khoa học có thể nghiên cứu, khái quát và bổ sung các nội dung phù hợp với yêu cầu của mình vào hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Ví dụ, ngành Giáo dục và Đào tạo có thể nghiên cứu, giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo; ngành Ngoại giao có thể nghiên cứu, giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao; các ngành khoa học cơ bản có thể nghiên cứu, giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về triết học, sử học; cơ quan làm công tác dân vận có thể nghiên cứu, giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận.. Tóm lại, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú, đa lĩnh vực và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung những chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình. 1.2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-XÃ HỘI, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.2.1. Điều kiện lịch sử-xã hội 1.2.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu XX Nguyễn Sinh Cung – tên lúc nhỏ của chủ tịch Hồ Chí Minh – sinh ra khi dân tộc Việt Nam đang chìm đắm trong cảnh nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai. Mặc dù triều đình phong kiến ươn hèn, trong những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn rầm rộ trong cả nước. Các cuộc đấu tranh vũ trang do các sĩ phu văn thân phong kiến yêu nước như Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo không thành, ý thức hệ tư tưởng phong kiến thể hiện rõ sự lỗi thời của mình trước nhiệm vụ lịch sử. Tiếp theo đó là cuộc đấu tranh theo xu hướng dân chủ tư sản như các Phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Nam Quang Phục hội rầm rộ một thời gian ngắn rồi cũng lần lượt bị dập tắt. Nguyên nhân thất bại của những cuộc đấu tranh này là do sự bất lực của ý thức hệ của các lãnh tụ phong trào, do chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn nên không lôi kéo được các tầng lớp quần chúng yêu nước tham gia đông đảo. Yêu cầu phải có tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phải có một con đường mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân tộc đã trở thành vấn đề cấp thiết. 1.2.1.2. Quê hương, gia đình Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến yêu nước, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến, gần gũi nhân dân, yêu nước, thương dân. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Hồ Chí Minh lúc thiếu niên) trong quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh, để sau này, khi bắt gặp tư tưởng mới của thời đại, chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong quan điểm, đường lối chính trị của mình. Nghệ An – quê hương của Hồ Chí Minh là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; đây cũng là địa danh nổi tiếng với những tên tuổi anh hùng trong lịch sử dựng và giữ nước như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; nơi Quang Trung – Nguyễn Huệ dựng Phượng Hoàng Trung Đô; nơi lãnh tụ các phong trào dân tộc thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu có nhiều hoạt động yêu nước và kháng chiến chống thực dân Pháp. 1.2.1.3. Thời đại Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và bước lên vũ đài chính trị với tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và trở thành một hệ thống trên toàn thế giới, chúng vừa tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi lẫn nhau, vừa liên kết với nhau trong việc nô dịch và bóc lột các dân tộc thuộc địa. Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc không thể là hành động riêng rẽ của nước này chống sự xâm lược của nước kia, mà đã trở thành một phong trào đấu tranh chung của tất cả các nước thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, gắn liền với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế. Trước lúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Anh mới chỉ nhận xét con đường cứu nước của các bậc cha anh là cũ kỹ, không có hiệu quả. Mục đích ra đi lúc đầu là tìm hiểu tại sao và bằng cách nào mà các nước phương Tây giàu mạnh; là tìm hiểu cái gì ẩn náu đằng sau những câu châm ngôn lý tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái. Nguyễn Ái Quốc đã hiểu rõ bản chất đích thực của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đặc điểm riêng của những nước tư bản đế quốc lớn, đặc biệt là của đế quốc thực dân Pháp, kẻ đang nô dịch dân tộc Việt Nam. Cuối năm 1997, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp – một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc đó đứng về phía các dân tộc thuộc địa; Người đứng về phái tả của Đảng này. Từ một người yêu nước, trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người – thời đại tư bản chủ nghĩa chuyển sang xã hội chủ nghĩa. Gần hai năm sau, tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập và có những hoạt động thiết thực đã làm tiếng vang và ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười lan rộng khắp nơi trên thế giới, tạo nên sự phân hoá đối với các đảng xã hội dân chủ ở nhiều nước; cuộc đấu tranh trong nội bộ các đảng này là ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III diễn ra khá sôi nổi. Cuối tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III. Người đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mình, gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam với phong trào cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc thế giới. Nói tóm lại, hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ Chí Minh với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác-Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ sự tiếp thu nhận thức ban đầu, trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển những quan điểm mới, tạo thành hệ thống tư tưởng của Người. 1.2.2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.2.1. Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần bất khuất trong lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam yêu nước. Từ những truyền thuyết trong văn học dân gian như truyền thuyết về thiếu niên anh hùng Phù Đổng Thiên Vương đến các nhân vật anh hùng thời sơ sử như Thục An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đến các vị anh hùng dân tộc thời phong kiến như Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ luôn hun đúc một ý chí kiên cường, bất khuất trước các thế lực ngoại xâm hung bạo. Chủ nghĩa yêu nước là một dòng chảy xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử, là bản sắc văn hoá, là thước đo phẩm giá con người Việt Nam. Đây là hành trang tư tưởng quan trọng của Nguyễn Tất Thành khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tổng kết truyền thống ấy, tại Đại hội II của Đảng (1951), Hồ Chí Minh đã khái quát: "Dân ta có một lòng nầng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." Đoàn kết, tương thân tương ái, sống nhân nghĩa là truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này được hình thành và phát triển từ nhu cầu người dân Việt Nam phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, với các thế lực ngoại xâm hung bạo. Là người Việt Nam, ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu tục ngữ như "lá lành đùm lá rách" hay câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Kế thừa truyền thống ấy, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phải thực hiện bốn chữ "đồng": đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. Cần cù, dũng cảm, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất và chống giặc ngoại xâm cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Với truyền thống hiếu học, cầu tiến, người dân nước Việt luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hoá của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Với vị trí địa lí tương đối thuận lợi, Việt Nam là một trong những đầu mối giao lưu quốc tế, mọi tư tưởng cực đoan, bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi đều xa lạ với truyền thống dân tộc. Nét độc đáo của dân tộc Việt Nam là ở chỗ luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến những cái hay, nét đẹp của bên ngoài. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là biểu hiện sinh động của truyền thống tốt đẹp này. 1.2.2.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại Tinh hoa văn hoá phương Đông là một trong những cội nguồn quan trọng, là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức phong kiến, thưở thiếu thời, Người đã có vốn tri thức khá vững về Quốc học và Hán học. Điều dễ nhận thấy là trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng khá nhiều mệnh đề Nho giáo. Người đề cao mặt tích cực của Nho giáo như triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị - thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân tích đức để giáo dục cán bộ đảng viên và quần chúng. Gạt bỏ những mặt tiêu cực của Phật giáo, Hồ Chí Minh nhận rõ giáo lý đạo Phật cũng biểu hiện những mặt tích cực và đã để lại nhiều dấu ấn trong cách ứng xử, trong tư duy của người Việt Nam, như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương người như thể thương thân; là tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác; là lối sống đạo đức; là sự giản dị, trong sạch, luôn biết làm việc thiện cho đời, cho người; là sự cần cù lao động, ghét thói lười biếng, tham lam Chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh. Sau này khi đã trở thành một chiến sĩ cộng sản lão luyện, Hồ Chí Minh còn tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên – nhà dân tộc cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Người đã khai thác và kế thừa những mặt tích cực trong học thuyết của Tôn Dật Tiên vì thấy trong đó "những điều thích hợp với Việt Nam". Có thể nói, Hồ Chí Minh là người biết khai thác và kế thừa những yếu tố tích cực của các học thuyết tư tưởng và văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng và văn hoá phương Tây là một trong những cơ sở, nguồn gốc quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần lớn thời gian hoạt động của Người ở nước ngoài là ở các nước châu Âu. Nền văn hoá, chế độ dân chủ tư sản và tư tưởng cách mạng của các nước châu Âu đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh. Những tư tưởng dân chủ và cách mạng của Cách mạng tư sản Pháp 1789, của Cách mạng Mỹ 1776; những tư tưởng của Vônte, Rutxô, Môngtexkiơ trong Thế kỷ Ánh sáng, cùng những hoạt động thực tiễn của Người trong giới trí thức, những cuộc tiếp xúc với các chính khách; những hoạt động trong không khí dân chủ tư sản đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức rằng: thể chế dân chủ - dù là dân chủ tư sản cũng tiến bộ vượt bậc so với các chế độ quân chủ phong kiến và chế độ thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc còn học được lối làm việc dân chủ khi Người tham gia các hoạt động chính trị trong các tổ chức ở Pháp như câu lạc bộ Phôbua, trong Đảng Xã hội Pháp. Được sự giúp đỡ, dìu dắt của các chiến sĩ cách mạng, các trí thức tiến bộ như P. V. Couturier, G. Monmousseau, M. Cachin Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều tiến bộ và trưởng thành trong nhận thức, tư tưởng. Người đã thâu lượm, chắt lọc, rèn luyện để kế thừa, đổi mới, phát triển, nâng tư tưởng, nhận thức lên tầm cao của tri thức nhân loại. 1.2.2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản là kết quả của sự tác động biện chứng giữa mối quan hệ cá nhân với dân tộc và thời đại trong con người Hồ Chí Minh. Nhờ phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã hấp thụ những yếu tố tích cực, kết hợp chặt chẽ những yếu tố ấy để chuyển hoá và tạo nên hệ tư tưởng của mình. Vì vậy, có thể nói: "Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin; những phạm trù của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong phạm trù cơ bản của lý luận Mác – Lênin; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới". Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở một số điểm dưới đây: Ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20, Nguyễn Tất Thành đã có một năng lực trí tuệ sắc sảo đủ để đúc r‎út những bài học về thế hệ cha anh đã để lại trong các hoạt động yêu nước, chống ngoại xâm. Những bài học ấy chỉ cho Anh thấy rõ tôn chỉ, mục đích và đường lối của các thế hệ đi trước đã thể hiện sự lạc hậu, bất cập với thời đại. Thời gian 10 năm (từ 1911 đến 1920) bôn ba ở nước ngoài đã giúp Nguyễn Tất Thành phát triển và hoàn thiện một nguồn vốn về chính trị, văn hoá và đời sống thực tiễn xã hội. Nguồn vốn này đã tạo nên một bản lĩnh chính trị, một trí tuệ mà không một nhà cách mạng cùng thời nào có được. Chính bản lĩnh ấy đã giúp Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh thần dân chủ, độc lập, sáng tạo, không sao chép hoặc giáo điều khi vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với tư duy hành động, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin là do yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc, dần tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người đến với chủ nghĩa Lênin qua cửa ngõ của chủ nghĩa yêu nước, rồi từ đó trở lại tìm hiểu, nghiên cứu chủ nghĩa Mác một cách sâu sắc, khoa học, nắm chắc cái tinh thần, bản chất chứ không tuân thủ ngôn từ, công thức. Người đã vận dụng quan điểm, lập trường và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để xác định chủ trương, đường lối và giải pháp cách mạng phù hợp với từng thời kỳ cách mạng Việt Nam. 1.2.2.4. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn Ái Quốc Điều mà chúng ta đã biết là cùng thời Nguyễn Ái Quốc còn có một số người cũng tham gia Đảng Xã hội Pháp, cũng sống trong không khí chính trị của nước Pháp và thế giới thưở đó, cũng được đọc Luận cương của Lênin, nhưng Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên và duy nhất ở thời kỳ này đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Có được điều này là do: Bản thân Nguyễn Ái Quốc là người tự chủ, sáng tạo, độc lập trong tư duy. Người đã có một quá trình khổ công học tập, rèn luyện để tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa tri thức nhân loại, sớm vươn tới đỉnh cao tri thức nhân loại để tạo nên tri thức và kinh nghiệm của riêng mình. Người là một nhà yêu nước chân chính, một người cộng sản nhiệt thành cách mạng; một người có tinh thần yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ; một tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào mình, vì sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng loài người. Chính phẩm chất, tri thức và bản lĩnh ấy là những nhân tố quyết định để Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hoá và phát triển những tinh hoa dân tộc và thời đại thành hệ tư tưởng đặc sắc của mình. 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm khoa học về cách mạng Việt Nam. Hệ thống đó không thể hình thành tại một thời điểm mà diễn ra với cả một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển, hoàn thiện các quan điểm của Người. Chúng ta có thể khái quát quá trình ấy theo các giai đoạn sau: 1.2.3.1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (1890 - 1911) Ngay từ buổi thiếu niên, nhờ các bậc sinh thành và những người thân dạy dỗ, Nguyễn Sinh Cung đã tiếp thu nền văn hoá Quốc học và Hán học; bước đầu tiếp thu nền văn hoá phương Tây tại trường Quốc học Huế. Người đã chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước, cuộc sống nô lệ dưới sự thống trị của kẻ xâm lược và tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh. Hoài bão cứu nước, cứu dân trong Người bắt đầu hình thành cùng với quyết định chọn hướng đi, cách đi, mục đích đi đúng. 1.2.3.2. Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản (1911 - 1920) Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành bôn ba qua khoảng 30 nước gồm cả các nước tư bản lớn, nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc để khảo sát thực tiễn xã hội và cuộc sống của nhân dân lao động các nước đó. Tháng 7 – 1920, được nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tháng 12 - 1920, Người đã tham dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III; Người là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường cách mạng vô sản. 1.2.3.3. Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 - 1930) Đây là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, phong phú: Người tham gia và hoạt động tích cực trong Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tháng 10 -1923, tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu làm Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân. Sau đó, năm 1924, Người tham dự Đại hội V Quốc tế cộng sản và Đại hội của một số tổ chức quốc tế như Quốc tế Thanh niên, Quốc tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ Cuối năm 1924, Người tới Quảng Châu (Trung Quốc) và tháng 6 - 1925, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh Niên; mở các lớp huấn luyện, đào tạo

File đính kèm:

  • docgiao trinh tư tưởng HCM.doc
Giáo án liên quan