Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi, suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Vì lẽ đó, nghiên cứu văn học trung đại nhằm mục đích:
- Tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc trong một nghìn năm dựng nước và giữ nước
- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc
- Tìm hiểu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người Ðại Việt xa xưa
- Góp phần lý giải các quy luật phát triển của văn học dân tộc.
119 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12627 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ÐỀ CHUNG VỀ
VĂN HỌC TRUNG ÐẠI VIỆT NAM
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHI NGHIÊN CỨU VHTĐ
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CƠ SỞ HỆ Ý THỨC VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC
Cơ sở hệ ý thức:
Về quan niệm sáng tác
PHÂN KỲ LỊCH SỬ VHTĐ
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo- hai dòng chủ lưu của VHTÐVN.
Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian
Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài
Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ- những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại
NHẬN XÉT CHUNG VỀ TIẾN TRÌNH VHTĐ
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ÐỀ CHUNG VỀ
VĂN HỌC TRUNG ÐẠI VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi, suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Vì lẽ đó, nghiên cứu văn học trung đại nhằm mục đích:
- Tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc trong một nghìn năm dựng nước và giữ nước
- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc
- Tìm hiểu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người Ðại Việt xa xưa
- Góp phần lý giải các quy luật phát triển của văn học dân tộc.
II. NHỮNG YÊU CÂU CÓ TÍNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHI NGHIÊN CỨU VHTĐ
- Phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, không võ đoán, phiến diện.
- Phải có lượng kiến thức phong phú về ngôn ngữ, triết học, sử học.. đặc biệt là những hiểu biết về lịch sử và văn chương Trung Quốc.
- Phải đặt văn học trung đại trong mối quan hệ với văn học dân gian và văn học hiện đại để tìm ra sự kế thừa, phát triển.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
- Kho tàng VHTÐ đã mất mát khá nhiều theo thời gian do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
+ Do chiến tranh, loạn lạc, sách vở bị thiêu hủy.
+ Do các vụ án chính trị có dính dáng đến các nho sĩ quan liêu, lực lượng sáng tác chủ yếu của văn học trung đại.
+ Do công tác bảo tồn, sưu tầm tư liệu chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số tác phẩm chưa xác định được thời điểm ra đời, tác giả, tính chính xác của văn bản..
- Việc tiếp cận, đánh giá tác phẩm khó tránh khỏi suy diễn, áp đặt do thiếu tư liệu để kiểm chứng.
IV. CƠ SỞ HỆ Ý THỨC VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC
1.Cơ sở hệ ý thức:
TOP
VHTÐ được sáng tác dựa trên cơ sở hệ ý thức Nho- Phật- Lão, chủ yếu là đạo Nho. Ảnh hưởng của các học thuyết triết học này đã dẫn đến việc hình thành những nét đặc thù trong quan niệm của con người trung đại về:
+ Bản chất của vũ trụ
+ Không gian và thời gian
+ Thiên nhiên
+ Con người
Những quan niệm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại. Vì vậy, muốn lý giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương trung đại, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thời trung đại, tất yếu, phải dựa trên cơ sở những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới và đời sống con người ở thời kỳ trung đại.
2. Về quan niệm sáng tác
TOP
Văn học viết là sản phẩm của trí thức dân tộc. Ngày xưa, các tầng lớp trí thức luôn chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho học. Từ lâu, Nho gia đã gắn văn với đạo: Văn sở dĩ tải đạo dã. Chu Ðôn Di đời Tống, qua nhận định của mình, thừa nhận một quan niệm rất quan trọng của rất nhiều thế hệ Nho gia trước đó về tính chất và ý nghĩa của văn học. Quan niệm này coi văn là cái hình thức, cái để chứa, để chuyên chở đạo lý. Vì vậy, đạo mới chính là nội dung. Mệnh đề văn dĩ tải đạo và thi ngôn chí có thể khái quát được một cách căn bản quan niệm sáng tác của các nhà văn thời trung đại.
Người xưa đời hỏi tác phẩm phải thực sự chân thành, văn học phải là tiếng nói phát ra từ đáy lòng nhưng nội dung đó phải được thống nhất trong một hình thức đẹp để phục vụ, làm cho nội dung thêm hay.
Do nhận thức rằng văn là dùng để biểu hiện các chân lý phổ biến, là hình thức đẹp để chuyển tải nội dung đi xa (Ngôn nhi vô văn, hành chi bất viễn- Khổng Tử) nên ở thời kỳ trung đại, phạm vi của văn học được quan niệm rất rộng. Từ công việc chép sử, luận triết học, viết chiếu, chế, biểu, cáo, hịch,.. đều trau chuốt hình thức câu văn sao cho ý đẹp lời hay.
Văn dùng để chuyên chở đạo lý nên người xưa rất xem trọng văn chương. Nó có chức năng giáo hóa (giáo dục, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn) và di dưỡng tính tình (giúp bản thân nhà văn thanh lọc tâm hồn, bày tỏ tâm sự trung quân ái quốc, nuôi dưỡng nhân cách người quân tử).
Nhìn chung, quan niệm Văn chở đạo ảnh hưởng rất rõ đến mục đích viết văn, phạm vi đề tài, hình thức thể hiện. Tuy nhiên, càng tách rời khỏi giáo điều Nho gia, càng gần với thực tế cuộc sống dân tộc, các tác giả trung đại càng phát huy được mặt tích cực của quan niệm đó. Xu hướng này thể hiện rất rõ trong suốt chiều dài phát triển của VHTÐ.
V. PHÂN KỲ LỊCH SỬ VHTĐ
Lịch sử văn học luôn quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đến cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi khi dân tộc bước vào một thử thách mới, lập tức, nội dung văn học cũng phải có sự chuyển biến và dần dần diễn ra những thay đổi về nội dung, hình thức thể hiện.
Lịch sử văn học có những quy luật nội tại và tính độc lập tương đối của nó. Trong từng giai đoạn, có thể không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa lịch sử văn học và lịch sử dân tộc nhưng vẫn có thể căn cứ vào lịch sử dân tộc để phân kỳ lịch sử văn học, bởi, xét đến cùng, văn học bao giờ cũng là tấm gương phản ánh trung thành thời đại. Căn cứ vào các yếu tố lịch sử, đặc trưng nội dung và hình thức nghệ thuật, có thể phân kỳ lịch sử VHTÐ VN như sau:
+ Giai đoạn văn học Lý- Trần (Từ TK XI đến TK XIV)
+ Giai đoạn văn học đời Lê (TK XV)
+ Giai đoạn văn học từ TK XVI đến nửa đầu TK XVIII
+ Giai đoạn văn học từ nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX
+ Giai đoạn văn học nửa cuối TK XIX (Văn học yêu nước chống Pháp)
VI. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo- hai dòng chủ lưu của VHTÐVN.
TOP
a. Chủ nghĩa yêu nước:
Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.
Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.
Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.
Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:
- Tình yêu quê hương
- Lòng căm thù giặc
- Yï thức trách nhiệm
- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng
- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.
b. Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
- Khát vọng hòa bình
- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp
- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
2. Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian
TOP
- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức).
+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.
+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian.
3. Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài
TOP
- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu là từ Trung Quốc sang.
+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và thâm hiểm.
+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có mẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân.
- Các học thuyết Nho- Phật- Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.
4. Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
TOP
Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần.
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù.
Ở thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến.
Từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Thơ ông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.Thành công của Nguyễn Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao Truyện Kiều.
5. Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
TOP
Ở thời trung đại, văn chính luận mang tính quan phương chủ yếu là công cụ của nhà nước phong kiến. Mặt khác, những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.
Thể thơ thường sử dụng nhất trong VHTÐ là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Cho nên, sự thống trị văn đàn của thơ Ðuờng luật trong bất kỳ một tập thơ nào thời trung đại là một điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phối bởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ.
Ở thời Nguyễn Trãi, thơ luật Ðường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sáng tạo, độc đáo, phóng khoáng, rất phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tâm lý của dân tộc nên được một số nhà thơ đời sau tiếp tục sử dụng (Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
6. Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ- những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung đại
TOP
Ðể miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã được mặc nhiên chấp nhận sử dụng. Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đến mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức. Vì thế, khi phân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúng hay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc hay không, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảm của nhà thơ hay không
Chương 2:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC LÝ- TRẦN
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Về chính trị:
Về kinh tế:
Về xã hội
Về giáo dục và nghệ thuật:
VĂN HỌC ĐỜI LÝ
Văn học đời Lý mang nặng hệ ý thức Phật giáo
Thơ văn đời Lý phản ánh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
Nhận xét chung về thơ văn đời Trần
VĂN HỌC ĐỜI TRẦN
Bối cảnh lịch sử và những đổi thay trong tầng lớp nho sỉ đời Trần.
Nội dung văn học
Nhận xét chung về thơ văn đời Trần
Chương 2:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC LÝ- TRẦN
Chọn thời đại Lý- Trần làm giai đoạn mở đầu cho VHTÐ Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhằm khẳng định rằng đây chính là thời đại phục hưng của văn hóa dân tộc, thời đại mở đầu cho nền văn minh Thăng Long, đánh dấu bước trưởng thành của một dân tộc vừa giành lại độc lập tự chủ sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1. Về chính trị:
TOP
- Thời đại Lý- Trần đảm đương hai sứ mệnh lịch sử to lớn: Hưng văn trị và định vũ công, bảo vệ tổ quốc, chống họa xâm lăng và xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ phong kiến vừa hình thành.
- Ðời Lý, Lý Thường Kiệt chống Tống; đời Trần, Trần Hưng Ðạo chống Nguyên Mông (3 lần). Thời kỳ này, triều đại Lý- Trần còn phải tiến hành những cuộc chiến tranh chống họa xâm lăng phương Nam (Chiêm Thành). Chiến tranh tất yếu phải có hủy hoại, hao người tốn của nhưng tính chất chính nghĩa và thắng lợi vẻ vang của những cuộc kháng chiến vệ quốc đã tạo thêm khí thế hào hùng, bản lĩnh, sự tự tin cho một dân tộc nhỏ bé ở phương Nam.
- Mặt khác, thời đại Lý- Trần còn phải đảm đương sứ mệnh xây dựng chế độ phong kiến, chế định kỷ cương, điển lễ, văn hiến cho một quốc gia phong kiến có chủ quyền, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ sau.
2. Về kinh tế:
TOP
a. Chế độ đại điền trang là một đặc điểm kinh tế cơ bản thời Lý- Trần. Nó dựa trên cơ sở xâm lấn đất đai của các làng xã, biến người nông dân thành người nông nô. Ruộng đất trong thời kỳ này thuộc về công điền. Về thực tế, ruộng đất do các làng xã quản lý và sử dụng bằng cách chia cho nông dân lĩnh canh rồi nộp tô thuế cho triều đình. Ðó là nguồn thu nhập chủ yếu của chính quyền trung ương vì ruộng đất công chiếm đại bộ phận trong thời đó. Vua có quyền lấy ruộng đất công bất kỳ lúc nào để dùng vào những mục đích riêng của mình. Theo Thiền uyển tập anh, sau kkhi chữa được bệnh cho Lý Thần Tông, nhà sư Nguyễn Minh Không bèn được phong mấy trăm hộ. Ruộng thực hộ là do nông dân tự do cày cấy và nộp tô.
(Xét đến cùng, nến kinh tế độc lập- điền trang cho phép bọn quý tộc vừa có nông nô, địa vị, thế lực chính trị và đôi khi còn có cả lực lượng quân đội riêng trong điền trang. Ðây là một trở ngại lớn cho xu hướng trung ương tập quyền khi chế độ phong kiến Việt Nam dần đi vào con đường ổn định, phát triển)
- Ở thời Lý, chế độ đại điền trang vẫn còn mang một số yếu tố tích cực nên vẫn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Ðến đời Trần, kinh tế đại điền trang đi vào con đường lạc hậu. Vua chúa, quý tộc lợi dụng chính sách này để cướp giật ruộng đất của nông dân ngày càng nhiều. Sự khủng hoảng của nền kinh tế đại điền trang đã dẫn đến sự bùng nổ của rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông nô, nô tỳ và một số ý kiến cải cách của các sĩ phu. Tính chất công điền dần lỗi thời nhường chỗ cho chế độ sở hữu cá nhân về mặt ruộng đất sẽ được thực hiện vào thời kỳ nhà Hậu Lê.
- Những năm Hồ Quý Ly ở ngôi, ông đã có một số cải cách quan trọng về kinh tế đặc biệt là thực hiện nghiêm khắc chính sách hạn điền hạn nô nhưng những cải cách đó đều thất bại do các nho sĩ và quần chúng không ủng hộ chế độ ngụy triều.
b. Các triều vua đầu thời kỳ Lý- Trần đều rất quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ đời Lê Hoàn đã tổ chức lễ cày ruộng để thể hiện tinh thần coi trọng nghề nông (Cứ đến đầu tháng giêng, nhà vua đích thân cày một thửa ruộng mở đầu năm sản xuất). Hệ thống đê ở các con sông lớn được quan tâm triệt để nhằm bảo vệ mùa màng, chống lụt lội. Các chức quan Hà đê (chánh sứ và phó sứ) đưọc đặt ra để chuyên coi việc đào kênh ngòi, đắp đê phục vụ giao thông, thủy lợi. Việc mở rộng diện tích canh tác, tổ chức khuyến khích khai hoang cũng được quan tâm.
c. Thủ công nghiệp, nhờ được quan tâm, cũng ngày càng phồn thịnh. Nghề dệt gấm, sản xuất nông cụ, vải lụa, đồ gốm, đồ sứ, đồ đồng, vũ khí, xe thuyền, khắc bản in, nung vôi, dệt the,.. đã phát triển mạnh ở các làng nghề, phường hội truyền thống
3. Về xã hội
TOP
Sự phát triển của các học thuyết Nho- Phật- Lão trong giai đoạn đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phân chia đẳng cấp trong xã hội Lý- Trần. Cụ thể:
a. Ở thời Lý, đạo Phật lan truyền khắp nước ta, có xu hướng phát triển thành quốc giáo, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Chiến tranh ly loạn, lòng người chán nản muốn tìm đến con đường siêu thoát của đạo Phật.
+ Ðạo Phật đã du nhập vào Việt Nam khá sớm, trong thời kỳ Bắc thuộc và đã có ảnh hưởng rất sâu sắc ở thời kỳ Ðinh, Tiền Lê.
+ Vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là người xuất thân từ đạo Phật. (Ðời Lê Ngọa Triều, ông giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Về sau, vua Lê Ngọa Triều hoang dâm, hung ác, triều thần nổi dậy lật đổ ngôi vua Tiền Lê, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi báu, sáng lập ra nhà Lý). Do xuất thân từ đạo Phật, Lý Thái Tổ đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
+ Nhân dân ta vốn có truyền thống nhân đạo nên rất dễ tiếp thu các lý thuyết từ bi, bác ái của đạo Phật
- Vai trò độc tôn của Phật giáo đã dẫn đến việc phân chia các giai cấp trong xã hội thời Lý như sau:
+ Giai cấp được trọng vọng nhất thời Lý là giai cấp quý tộc và tăng lữ. Các nhà sư thường có vị trí cao trong triều đình và thậm chí còn có mối quan hệ huyết thống với hoàng tộc. (Sư Viên Chiếu là người trong hoàng tộc, sư Mãn Giác là con quan đại thần,..)
+ Giai cấp quần chúng bị trị thời Lý gồm nông dân ở các làng xã, nông nô, nô tỳ ở các điền trang, thợ thủ công, lái buôn.
b. Ở thời Trần, đạo Phật vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc nhưng vị trí độc tôn của nó đã dần phải nhường chỗ cho Nho giáo do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Từ triều Trần trở đi, tính chất trung ương tập quyền cao hơn dẫn đến nhu cầu gạt bỏ vị trí cố vấn tối cao của các vị quốc sư trong triều đình.
- Chính sách đề cử và thế tập bị bãi bỏ. Nhà Trần tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài vào làm việc cho triều đình. Nội dung thi cử là kinh sách của đạo Nho. Thực tế này đã dẫn đến việc hình thành một tầng lớp Nho sĩ tham gia ngày càng nhiều vào công việc triều chính, lấn át dần vị trí của các nhà sư tham gia triều chính trong giai đoạn trước đó. Nhân sinh quan của các Nho sĩ có phần đối lập với nhân sinh qua Phật giáo vì thế, ngay từ rất sớm, đã diễn ra hàng loạt các cuộc đấu tranh trên phương diện tư tưởng của các Nho sĩ nhằm chống lại Phật giáo mà những người tiêu biểu là Ðàm Sĩ Mông, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu,..
- Do đạo Nho phát triển, nho sĩ trở thành giai cấp được trọng vọng bên cạnh giai cấp quý tộc và trở thành lực lượng chính trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, góp phần nắm giữ, thiết chế kỷ cương, ca ngợi, bảo vệ uy quyền phong kiến và đấu tranh chống nạn ngoại xâm.
Các giai cấp bị trị thời Trần vẫn là nông dân, nông nô, nô tỳ, thợ thủ công, lái buôn,..
4. Về giáo dục và nghệ thuật:
TOP
a. Việc giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm. Năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu ở quốc đô Thăng Long. Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi tam trường và năm 1076 mở Quốc Tử giám chuyên lo việc giảng thuật Nho giáo. Các năm 1086, 1152, 1165, 1193 đều có mở kỳ thi. Ðến đời Trần, các kỳ thi Nho giáo được tổ chức thường lệ và có quy mô rộng rãi hơn thời Lý.
b. Tiếp thu những thành tựu rực rỡ của văn nghệ dân gian, các ông vua thời Ðinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã nối tiếp xây dựng một nền văn nghệ cung đình giàu bản sắc dân tộc. Ca múa nhạc cung đình ở các triều Lý- Trần đều bắt nguồn từ ca múa nhạc dân gian (Múa rối, hát chèo, hát tuồng thường được các ông vua thời Lý- Trần đặc biệt yêu thích)
Phần lớn các công trình kiến trúc điêu khắc ở thời Lý- Trần đã bị hủy hoại trong 20 năm đô hộ của giặc Minh nhưng theo các tài liệu sử học, khảo cổ học và một số di chỉ còn lại, có thể khẳng định rằng vương triều Lý- Trần đã cho xây dựng nhiều công trình lớn (Năm 1031, có 950 ngôi chùa được xây. Tháp Báo Thiên cao 12 tầng. Tháp Sùng Thiên ở Sơn Nam, Hà Nam Ninh ngày nay, cao đến 13 tầng. Các di tích chùa Một cột, chùa Keo, chùa Thầy, tháp Bình Sơn, chuông Quy Ðiền,.. đều cho thấy sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý Trần)
II VĂN HỌC ĐỜI LÝ
1. Văn học đời Lý mang nặng hệ ý thức Phật giáo
TOP
a. Ðặc điểm của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Theo sách Thiền uyển tập anh, đời Lý có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như: Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm,..Trong số đó, nhiều nhà sư chiếm địa vị cao trong xã hội và triều đình nhà Lý. Sự thống lĩnh văn đàn chủa các nhà sư đời Lý có thể giải thiïch bằng những nguyên nhân sau:
- Ở thời kỳ này, Phật giáo chiếm địa vị độc tôn trong đời sống tinh thần của dân tộc. Sự bành trướng của Phật giáo dẫn đến nhu cầu rộng rãi trong nhân dân là tìm hiểu, học tập những vấn đề triết lý của đạo Phật. Ðể đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh việc thuyết giảng, các nhà sư còn tìm cách truyền phổ đạo Phật bằng cách thể hiện các nội dung triết lý vốn rất trừu tượng khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, học tập.
- Văn học thời kỳ này viết bằng chữ Hán nên chủ yếu, chỉ có các nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sáng tác thơ văn
b. Thiền Tông là chi phái thể hiện khà rõ quan niệm triết học trong tác phẩm của các nhà sư đời Lý. Nó thiên về sự tu dưỡng tự thân, lấy tâm định làm phép tu dưỡng. Ðiều này được Thượng sĩ Trần Quốc Tảng tóm tắt trong một câu ngắn gọn nhưng có giá trị khái quát toàn bộ những vấn đề cơ bản của triết học Thiền tông: Phật tức tâm, tâm tức Phật (Phật tâm ca)
c. Quan niệm Thiền tông rất gần với đạo Phật nguyên thủy ở thuyết phiếm thần luận, cho rằng:
+ Thiên địa vạn vật cùng một bản thể và chính vì thế, trước đức Phật, mọi người đều bình đẳng. Dựa t
File đính kèm:
- GTrinh VHTD VN.doc