1 Sự chuyển biến sâu sắc về chính trị và xã hội
1.1 - Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ cảnh sống nộ lệ lầm than với bao nỗi đắng cay, chua xót . , dân tộc Việt Nam đã vùng dậy đấu tranh để giành lấy quyền sống Tự do và Ðộc lập.
1.2 - Cuộc sống hạnh phúc và niềm Vui bất tuyệt đến với dân tộc chưa được bao lâu thì kẻ thù thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nộ lệ. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, hơn lúc nào hết, con người Việt Nam lại càng bộc lộ rõ những phẩm chất cao đẹp của mình. Với dân tộc Việt Nam lúc này Tình sông núi là mối tình đẹp nhất, thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Từ trong đau thương và chiến đấu, vẻ đẹp của Tổ quốc Việt Nam
38 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình văn học Việt Nam từ 1945 - 1975, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH
VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 1975
Sự chuyển biến sâu sắc về chính trị và xã hội
Những điều kiện để nền văn học mới phát triển
Những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới
Quy luật phát triển tổng quát của nền văn học mới
Kết luận
VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 1975
Vài nét về những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của nền văn học
Những thành tựu ở các thể loại
Kết luận chung
XUÂN DIỆU
Vài nét về tiểu sử và con người
Xuân Diệu với thơ
Xuân Diệu với văn xuôi
Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu
Kết luận chung
CHẾ LAN VIÊN
Vài nét về tiểu sử và con người
Chế Lan Viên với thơ
Chế Lan Viên với văn xuôi
Phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên
Kết luận chung
TÔ HOÀI
Vài nét về tiểu sử và con người
Những chặng đường sáng tác
Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
Kết luận chung
VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 1975
1 Sự chuyển biến sâu sắc về chính trị và xã hội
1.1 - Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ cảnh sống nộ lệ lầm than với bao nỗi đắng cay, chua xót ... , dân tộc Việt Nam đã vùng dậy đấu tranh để giành lấy quyền sống Tự do và Ðộc lập.
1.2 - Cuộc sống hạnh phúc và niềm Vui bất tuyệt đến với dân tộc chưa được bao lâu thì kẻ thù thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nộ lệ. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, hơn lúc nào hết, con người Việt Nam lại càng bộc lộ rõ những phẩm chất cao đẹp của mình. Với dân tộc Việt Nam lúc này Tình sông núi là mối tình đẹp nhất, thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Từ trong đau thương và chiến đấu, vẻ đẹp của Tổ quốc Việt Nam càng ngời sáng hơn. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã làm nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng cho dân tộc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận và thể hiện ý nghĩa lớn lao đó qua vần thơ sau:
Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau vẫn đủ sức soi đường.
( Tiếng hát con tàu )
1.3 - Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, lịch sử đã sang trang, Tổ quốc ta vừa có niềm vui của cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra sôi nổi hào hùng trên miền Bắc, vừa mang nỗi đau của cảnh đất nước bị cắt chia, miền Nam đang chịu cảnh trăm đắng, ngàn cay bởi kẻ thù xâm lược Mĩ. Dân tộc Việt Nam vẫn phải tiếp tục chiến đấu chống lại một kẻ thù hung bạo nhất trong lịch sử .
Ðế quốc Mĩ điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc, khói lửa của cuộc chiến tranh lại trùm lên cả nước ta. Dân tộc Việt Nam dù đứng trước những thử thách của sự mất còn nhưng vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay, vẫn thủy chung,tình nghĩa. Kẻ thù muốn biến chúng ta thành tro bụi, còn ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm, làm sen thơm ngát giữa dòng. Không có gì quý hơn Ðộc lập, Tự do đó là khát vọng lớn lao, là nguồn sức mạnh vô biên để giúp dân tộc chiến đấu và giành lấy chiến thắng.
2 Những điều kiện để nền văn học mới phát triển
TOP
2.1 Lực lượng sáng tác được đổi đời, ngày càng đông đảo, có nhiệt tình tài năng và kinh nghiệm sáng tác.
- Trước cách mạng tháng Tám, hầu hết văn nghệ sĩ thường mang nỗi đau đời, rơi vào sự bế tắc, lâm vào cảnh sống mòn. Thân phận của các nhà văn, nhà thơ như : Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan ... , ở thời kì trước cách mạng chính là những bằng chứng sinh động cho điều đó. Nhìn chung, trong hoàn cảnh của cuộc sống trước cách mạng tháng Tám, văn nghệ sĩ cùng chung một số phận với dân tộc.
Sự thành công của cuộc cách mạng tháng Tám không chỉ đưa lại Ðộc lập, Tự do cho dân tộc, mà còn đưa lại quyền tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ. Cùng với toàn thể dân tộc, anh chị em văn nghệ cảm thấy mình lớn lên ..., được tự do yêu nước và phục vụ nhân dân, điều mà trước cách mạng tháng Tám không thể có được. Ðó là những quyền tự do căn bản mà chúng ta đã giành được, nhờ đó mà văn nghệ được tự do sáng tác theo tiếng gọi của Ðảng mình( Trường Chinh).
- Ðội ngũ nhà văn ngày càng đông đảo với ba thế hệ :
+ Thế hệ nhà văn trước Cách mạng tháng Tám.
+ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước.
Các thế hệ nhà văn đã có sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau và tạo nên sự vững mạnh của đội ngũ sáng tác.
Ngoài ra, cần phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ sáng tác không chuyên. Họ xuất hiện rất đông đảo trong phong trào văn nghệ quần chúng ở các địa phương và khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà văn Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám rất giàu nhiệt tình, gắn bó với Tổ quốc và dân tộc. Họ vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, đến khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc để tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Có thể xem, sự cần mẫn, cố gắng của họ giống như những con ong cần cù, chăm chỉ tìm kiếm nhụy hoa để kết nên vị ngọt cho đời.
- Bên cạnh sự xông xáo, nhiệt tình, đội ngũ sáng tác có nhiều nhà văn tài năng. Ở mỗi thế hệ đều có những nhà văn tạo được sự mến mộ, khâm phục của người đọc. Họ đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc và sức sống lâu bền.
2.2 Nhu cầu về văn học của quần chúng nhân dân ngày càng cao
-Do trình độ văn hóa ngày càng cao nên số lượng độc giả ngày càng đông, có đủ các tầng lớp và lứa tuổi khác nhau.
- Khả năng thưởng thức văn chương của quần chúng ngày càng cao và sự am hiểu văn chương của họ ngày càng sâu sắc .Mặt khác, quần chúng không chỉ biết tiếp nhận mà còn biết phê bình văn chương. Nguyễn Ðình Thi cho rằng : Ðó là điều kiện căn bản quyết định hết thảy sự phát triển của một nền nghệ thuật.
2.3 Cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mĩ nhiều gian khổ và rất oanh liệt, đã tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm của nhà văn và bạn đọc. Mặt khác, hiện thực cuộc sống phong phú và sôi động đó chính là nguồn chất liệu dồi dào cho nhà văn.
- Các nhà văn ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về đất nước, về dân tộc, vì thế, họ càng tự hào và gắn bó hơn đối với đất nước.
- Hiện thực đời sống luôn luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi nhà văn phải nhạy bén, kịp thời chiếm lĩnh nó ở các phương diện .
+ Ðề tài mới.
+ Nhân vât mới.
+ Thể loại phong phú, đa dạng.
2.4 Thuận lợi trong việc tiếp thu vốn văn học dân tộc, kế thừa và phát huy những tinh hoa của văn học nhân loại:
- Nhà văn được nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ qua các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
- Kế thừa và phát huy những di sản văn học dân tộc và nhân loại
2.5 Sự lãnh đạo của Ðảng
- Sự quan tâm của Ðảng đối với văn học
- Yêu cầu của Ðảng đối với nền văn nghệ mới:
+Văn học là bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa, tính dân tộc, tính Ðảng và tính nhân dân sâu sắc.
+ Ðối với văn nghệ sĩ : Phải thâm nhập vào đời sống thực tế, muốn là nghệ sĩ tốt trước hết phải là công dân tốt.
- Lãnh đạo về tổ chức, về đường lối
3.1 Những đặc điểm của nền văn học mới
- Phản ảnh và phục vụ cuộc sống có thể xem đó là nguyên tắc sinh tử của văn học nghệ thuật. Cuộc đời cũng là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học
- Cách mạng tháng Tám đã tạo nên một bước chuyển dịch lớn về hoàn cảnh sống và sáng tác của nhà văn đưa họ đến với cuộc sống phong phú sôi động của nhân dân ( Ðôi mắt Nam Cao, Nhận đường Nguyễn Ðình Thi ... ) .
- Ðến với cuộc sống của nhân dân để tìm nguồn cảm hứng mạnh mẽ, chân chính cho sự sáng tạo nghệ thuật, để hiểu biết, khám phá, sáng tạo.
- Trong thực tế nhiều nhà văn đã không ngại khó khăn , gian khổ để đến với đồng ruộng, nhà máy, công trường, hải đảo, miền núi xa xôi hẻo lánh để tìm kiếm chất liệu nghệ thuật. Ðặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhiều nhà văn đã đến với đời sống ác liệt ở chiến trường, vừa sáng tác, vừa chiến đấu. Họ không chọn cho mình chỗ đứng giữa những ngày toàn thắng.
3.2 Nền văn học mang nội dung xã hội chủ nghĩa, tính dân tộc, tính Ðảng, tính nhân dân sâu sắc và được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa
- Nội dung xã hội chủ nghĩa của văn học:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Ðề tài của tác phẩm là đề tài về cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Hiểu theo nghĩa rộng: Lí tưởng xã hội chủ nghĩa, thế giới quan, nhân sinh quan được thể hiện trong tác phẩm.
+ Trong nền văn học mới, nội dung xã hội chủ nghĩa thống nhất với tính dân tộc. Ở đây quyền lợi của giai cấp vô sản và quyền lợi của dân tộc trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được thống nhất một cách chặt chẽ.
- Tính dân tộc:
+ Tiếp thu và phát huy truyền thống văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa của văn học dân gian, cổ điển, yêu nước cách mạng...
+ Về nội dung: Tinh thần yêu nước, yêu dân, tự hào dân tộc, chống ngoại xâm, đạo đức nhân nghĩa..a
+ Về hình thức diễn đạt: Trước đây phải dùng chữ Hán, chữ Pháp, nay phải phấn đấu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nói tóm lại, văn học mới ngày càng đi sâu vào thể hiện tâm hồn tính cách của dân tộc Việt Nam, khẳng định sức sống mãnh liệt, quật cường của dân tộc trong suốt 4000 năm lịch sử, nhằm đạt đến nền văn học mang bản sắc dân tộc. Tuy nhiên việc đề cao tinh thần dân tộc cần được gắn với việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học nhân loại
- Tính nhân dân:
+ Nền văn học mới là nền văn học vì nhân dân mà phục vụ, phản ảnh sự nghiệp đấu tranh, lao động của nhân dân, hình tượng trung tâm của nền văn học mới là hình tượng của nhân dân.
+ Nghệ thuật biểu hiện phải giàu tính nhân dân: Cách diễn đạt giản dị, giàu hình ảnh, quen thuộc, gắn bó với đời sống của nhân dân. Ngôn ngữ văn học phải xuất phát từ ngôn ngữ trong đời sống. Mặt khác, chống các loại nghệ thuật lai căng, những tư tưởng, tình cảm ốm yếu xa lạ với quần chúng.
- Tính Ðảng ( đọc giáo trình Lí luận văn học)
- Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa:
+ Ở nước ta, cơ sở hình thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa có từ những năm 20 của thế kỉ này thông qua một số truyện kí của Nguyễn Ái Quốc.
+ Ðến năm 1943 trong bản Ðề cương văn hóa, Ðảng đã đề cập đến khái niệm tả thực XHCN.
+ Sau cách mạng tháng Tám đến nay, nó được giới thiệu đầy đủ với những đặc điểm của nó.
+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học thế giới thường bị tấn công bởi hai khuynh hướng văn nghệ phản động là : Chủ nghĩa xét lại và Chủ nghĩa giáo điều.
+ Ở nước ta điều đáng lưu tâm nhất đó là bệnh sơ lược. Có thể nói rằng: Ðây là căn bệnh dai dẳng nhất của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðảng ta đã đánh giá: Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng anh dũng và phong phú, nhưng việc phản ảnh cuộc sống đó vào văn học nghệ thuật của ta còn sơ lược (Thư gửi Ðại hội Văn nghệ toàn quốc lần IV).
3.3 Nền văn học phát triển trong chiến tranh:
- Ba mươi năm phát triển của nền văn học mới cũng là ba mươi năm đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhiều gian khổ và hi sinh. Vì lẽ đó, nó chủ yếu phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu, cũng vì thế: yêu nước, căm thù giặc, tình đồng đội, tình quân dân
là những vấn đề được khai thác sâu sắc nhất. Các mối quan hệ: vợ chồng, cha con, tình bạn, tình yêu đều là những sắc thái khác nhau của tình đồng đội.
- Chiến tranh đó là một hoàn cảnh đặc biệt. Ðời sống của con người phải chịu đựng quy luật nghiệt ngã của chiến tranh. Sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn không thể nằm ngoài quy luật đó, văn học cần phải nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của đời sống chiến đấu, phải góp phần tuyên truyền động viên, phản ánh và lí giải hững vấn đề trong đời sống là lẽ dĩ nhiên. Mặt khác, sáng tác trong hoàn cảnh đó, các nhà văn chú tâm đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại. Vì lẽ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy :
+ Cái riêng tư nhiều khi trở nên vô nghĩa trước cái chung vĩ đại. Những tình cảm cá nhân, gia đình được đặt trong mối quan hệ với tình yêu Tổ quốc, tình cảm đối Ðảng và cách mạng.
+ Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là hình tượng nhân dân anh hùng, nhân dân là người viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc.
+ Các nhà văn thường viết nhiều về niềm vui và ít viết về nỗi đau, mặc dù ai cũng hiểu rằng mất mát đau thương là điều không tránh khỏi. Có thể nói rằng, trong hoàn cảnh chiến tranh của dân tộc ở giai đoạn này, nhà văn viết với thái độ và cách nhìn như vậy là điều nhân đạo nhất.
+ Trong đau thương gian khổ, con người Việt Nam dồn sức nghĩ về tương lai, hướng về tương lai với một niềm tin sâu sắc đó chính là sức mạnh tinh thần mà chỉ những người trải qua những năm tháng đó mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó.
- Vì phát triển trong chiến tranh nên văn học Việt Nam ở thời kì này vừa đậm đà chất lãng mạn, vừa có khuynh hướng sử thi.
- Do chiến tranh nên hoạt động của văn học cũng có những khó khăn về điều kiện vật chất, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học.
3.4 Văn học phát triển rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện.
- Sự phát triển toàn diện ở các thể loại văn học mà nổi bật nhất là thơ. Bước phát triển của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp gắn liền với vần thơ mới mẻ, độc đáo của Trần Mai Ninh, Nguyễn Ðình Thi, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Chính Hữu, Hồng Nguyên - Chính họ đã đem đến cho thơ ca kháng chiến những nét khác biệt so với Thơ mới. Còn thơ ca của thời kì chống Mĩ thật phong phú, đa dạng như một vườn hoa đầy hương sắc. Ðội ngũ nhà thơ hùng hậu, có tài năng và giàu tâm huyết. Bên cạnh những tiếng thơ quen thuộc, thơ ca Việt Nam có thêm những tiếng thơ mới giàu sức khám phá và sáng tạo, rất nhạy cảm, tinh tế độc đáo, đặc sắc trong cách thể hiện, đó là : Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Ðiềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Trần Ðăng Khoa,... Họ đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm diện mạo của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Về truyện ngắn, tuy chưa có được những cách tân, chuyển mình mạnh mẽ như thơ, nhưng thật ra cũng có những tác giả đạt được thành công rất đáng trân trọng như : Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Anh Ðức,... Những tác phẩm của họ toát lên một cách nhìn mới, một cách thể hiện mới về cuộc sống. Ðiều đó đã để lại được những rung động mạnh mẽ và dấu ấn khá sâu đậm trong tình cảm của người đọc khi họ đến với tác phẩm.
- Các thể loại tiểu thuyết, kí, kịch ... , trên thực tế cũng đã đạt được những thành công nhất định, tạo cho giai đoạn văn học này thêm phần đa dạng, phong phú và đặt nền móng cho sự phát triển văn học ở giai đoạn sau.
4 Quy luật phát triển tổng quát của nền văn học mới
TOP
4.1 Bước đi của văn học thống nhất chặt chẽ với bước đi của cách mạng.
4.2 Nền văn học mới phát triển mạnh mẽ theo hướng: ngày càng phong phú toàn diện, cân đối về nội dung đề tài, hình thức thể loại; ngày càng đa dạng về bút pháp, phong cách trên cơ sở thống nhất về phương pháp sáng tác.
5 Kết luận
TOP
- Ba mươi năm qua, đất nước ta có những biến động dữ dội, có thể nói đây là thời kì oanh liệt vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc. Nền văn học mới với sự lãnh đạo của Ðảng đã vươn lên không ngừng, trở thành vũ khí sắc bén góp phần vào sự nghiệp đấu tranh và xây dựng đất nước xứng đáng với tầm vóc anh hùng của dân tộc Việt Nam.
- Thời gian sẽ là người thẩm định nghiêm khắc và công minh nhất đối với nghệ thuật, sẽ không ít những tác phẩm không đọng lại được trong tâm hồn, tình cảm của bạn đọc, nhưng điều cần khẳng định, dân tộc sẽ không quên được giá trị của nó trong thời kì lịch sử oai hùng này.
VĂN HỌC VIỆT NAM 1955-1975
1 Vài nét về những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của văn học
TOP
* Thuận lợi:
Ở miền Bắc, cuộc sống mới tuy còn không ít khó khăn gian khổ, nhưng từ trong cuộc sống đó các nhà văn luôn giữ được niềm tin vào chế độ và họ nhận thức sâu sắc hơn về Tổ quốc, dân tộc. Hiện thực đời sống phong phú, đa dạng đem lại cho nhà văn những cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. So với thới kì 1946 - 1954, ở vào thời kì này, các nhà văn có nhiều sư thuận lợi trong việc học tập, kế thừa và phát huy những tinh hoa của văn học nhân loại.
Ở miền Nam, trong đau thương và chiến đấu, đồng bào miền Nam vẫn giữ trọn nghĩa tình, thủy chung, luôn khao khát một cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, mong muốn tự biểu hiện và khẳng định mình trong gian khổ, hi sinh. Mặt khác, với sự ra đời của Mặt trận giải phóng và Hội văn nghệ giải phóng, đội ngũ văn nghệ sĩ được tập hợp, củng cố, bước đầu chiếm lĩnh, khám phá để sáng tạo được những tác phẩm có giá trị lớn.
Từ năm 1965 đến năm 1975, cả nước có chiến tranh. Các nhà văn đã nhanh chóng có mặt ở những nơi gian khổ quyết liệt nhất của cuộc chiến đấu với tư cách là nhà văn- chiến sĩ . Với vai trò và vị trí đó, họ càng chứng kiến được những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam trong chiến đấu và nhận thức sâu sắc hơn về tâm hồn, tính cách của dân tộc.
* Khó khăn:
Dân tộc ta đứng trước những thử thách mất còn, vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Thực tại của cuộc sống đòi hỏi nhà văn phải có sự vươn lên, nhanh chóng hòa mình vào nhịp sống khẩn trương của dân tộc.
Văn học thời kì này đứng trước những thử thách quyết liệt về tư tưởng, phương pháp sáng tác, cách phản ánh hiện thực đời sống xây dựng và chiến đấu của dân tộc.
Do hoàn cảnh chiến tranh, việc sáng tác, in ấn, xuất bản, cũng như lưu hành ở thời kì này cũng rất khó khăn. Ðiều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của văn học.
2 Những thành tựu ở các thể loại
TOP
2.1 Thơ ca:
Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu thơ, một dân tộc lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa, trong khi đuổi giặc vẫn làm thơ. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, thơ ca phát triển nhanh và có ưu thế hơn các thể loại khác. Hiện thực của cuộc sống chống Mĩ đã tỏa nắng cho thơ, góp phần giúp các nhà thơ có thể sáng tạo nên nhiều bài thơ hay.
2.1.1 - Ðội ngũ sáng tác : Ngoài các nhà thơ trước cách mạng và các nhà thơ được trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, thời kì này xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ giàu tài năng và nhiệt tình.
- Lớp nhà thơ trước cách mạng sau một thời kì nhận đường đã khẳng định được mình trong cuộc đời mới. Họ là những nhà thơ có vị trí quan trọng trong sáng tác và cả trong việc hướng dẫn, dìu dắt thế hệ các nhà thơ trẻ.
Với nhà thơ Xuân Diệu, người đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ khỏe khoắn, tràn đầy như không bao giờ vơi cạn, một niềm khát khao mãnh liệt được giao cảm với đời, được sống hết mình cho cuộc sống. Xuân Diệu chủ trương hãy nhìn đời bằng cặp mắt xanh non và mở rộng cách cửa thơ cho cuộc sống tràn vào. Ông có sự nhạy bén, giàu sức khám phá và sáng tạo khi thể hiện những vấn đề của đời sống. Xuân Diệu xứng đáng là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ cho văn nghệ sĩ noi theo.
Chế Lan Viên là nhà thơ thể hiện sâu sắc nhất cuộc hành trình gian khổ từ chân trời một người đến với chân trời tất cả. Nhà thơ đã trút bỏ những dĩ vãng buồn thương để đến với niềm vui của dân tộc, để hòa nhập với cuộc sống mới, gắn bó với cuộc chiến đấu của dân tộc. Thơ ông giàu chất trí tuệ, đậm đà tính chính luận, thời sự.
Huy Cận, sau một thời gian dài dường như vắng bóng, đã thực sự quên đi cái sầu tràng giang, điệp điệp, mở hồn ra đón lấy cuộc đời với niềm tin yêu thiết tha mãnh liệt, với sự trăn trở xoáy sâu vào số phận con người, tầm vóc kì vĩ của con người trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước.
Ðặc biệt, Tế Hanh trong lòng miền Bắc vẫn luôn hướng về miền Nam với nỗi nhớ thương da diết và tràn đầy niềm tin vào ngày đất nước thống nhất ...
- Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp giờ đây càng có điều kiện phát huy khả năng và từng bước khẳng định phong cách thơ của mình, tiêu biểu có thể nói đến các nhà thơ sau :
Nguyễn Ðình Thi vừa có sự thâm trầm của suy tư, vừa dạt dào cảm xúc, có sự trăn trở tìm tòi cái mới trong nghệ thuật biểu hiện.
Chính Hữu tuy viết không nhiều, chỉ có một tập thơ, song mỗi bài thơ là biểu hiện một sự tìm tòi, vươn tới, mang bản sắc dân tộc một cách sáng tạo. Thơ Chính Hữu có kết cấu chặt chẽ, giàu hình ảnh, nhạc điệu và cũng giàu ý nghĩa khái quát.
Người đọc cũng khó lòng quên được tiếng thơ dào dạt nghĩa tình của nhà thơ miền Nam tập kết Hoàng Tố Nguyên với những vần thơ Từ nhớ đến thương lay động tâm tình của người đọc. Thơ anh nâng niu trân trọng những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống mới ở miền Bắc Quê chung và nỗi nhớ thương sâu sắc về miền Nam trong xa cách qua những hình ảnh giản dị mà sâu lắng ( Gò me ). Ngoài ra, cũng cần khẳng định sự đóng góp của các nhà thơ khác như: Trần Hữu Thung, Xuân Hoàng, Lương An, Minh Huệ ...., và cũng cần nói đến sự góp phần đáng kể của hai nhà thơ miền núi : Nông Quốc Chấn và Bàn Tài Ðoàn trong việc làm nên vẻ đẹp đầy hương sắc cho thơ ca 1955 1975.
- Lớp các nhà thơ trẻ xuất hiện đông đảo, xông xáo, nhạy cảm. Sự xuất hiện của lớp nhà thơ này đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho thơ Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, phong cách thơ của họ chưa thật ổn định. Tiêu biểu có thể nói đến Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Ðiềm. Họ là những nhà thơ giàu cảm xúc, có sự khỏe khoắn, táo bạo của tuổi trẻ trong cấu tứ, trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhịp điệu và hình ảnh,...
2.1.2 Các đề tài lớn :
* Cuộc sống mới :
Cuộc sống xây dựng CNXH ở miền Bắc tuy nhiều gian truân vất vả, nhưng mỗi một người đều tràn đầy niềm tin yêu, tự hào về những đổi thay kì diệu trong cuộc sống của dân tộc. Hình ảnh một mùa thu trong xanh ở thơ Huy Cận, mùa xuân trong thơ Tố Hữu với hình ảnh cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt, hay đó là niềm hạnh phúc dâng đầy qua hình ảnh trái cây rơi trên áo người ngắm quả trong thơ Chế Lan Viên, bầu trời đỏ rực màu ngói mới trong niềm vui hạnh phúc với âm thanh của tiếng em cười ríu rít ở sau xe trong thơ Xuân Diệu , đã để lại cho người đọc niềm tươi vui, một cảm giác lâng lâng trước những hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ của mỗi con người Việt Nam khi sống giữa cuộc đời mới.
* Ðấu tranh thống nhất nước nhà:
Ðất nước bị chia cắt đã tạo nên nỗi đau lớn cho con người Việt Nam khi đứng trước cảnh sông Bến Hải bên bồi bên lở, cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương.
Tố Hữu có nhiều vần thơ xúc động về đề tài này. Nỗi đau về cảnh đất nước chia cắt luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Có thể nói, miền Nam chính là miền sâu thẳm trong cõi lòng ông, là điều ông không có thể nào yên, không có thể nào quên, có thể nào khuây,...
Xuân Diệu có cả một phần thơ Mũi Cà Mauviết về đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà. Ông cảm nhận:
Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó , mũi Cà Mau.
Lưu Trọng Lư nói tới nỗi đau trước cảnh đất nước chia cắt thật cảm động qua bài thơ Sóng vỗ cửa Tùng :
Bờ nớ bờ ni trông thấy
Sao đành nón ngoắt tay đưa
Nhìn lại nhìn qua
Sao mắt đành ứa lệ .
Chế Lan Viên nói một cách thấm thía sâu sắc về những kỉ niệm khó quên trong xa cách qua các bài thơ : Ðêm tập kết, Mẹ, Gốc nhãn cao
Lê Anh Xuân với những cảm xúc ngọt ngào, tươi mát đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết về quê hương qua Nhớ mưa quê hương và khát vọng cháy bỏng được Trở về quê nội để góp sức mình vào cuộc chiến đấu vì sự thống nhất đất nước .
Ðặc biệt, ở chủ đề này, tiếng thơ của các nhà thơ cách mạng và của quần chúng yêu nước cách mạng ở miền Nam vẫn luôn ngân vang trong lửa đạn, vẫn thể hiện rõ niềm tin vào thống nhất , vẫn vững như kiềng ba chân, dù ai rào giậu ngăn sân, vẫn hướng về một ngày mai thống nhất (Thơ của các nhà thơ : Giang Nam, Thanh Hải, Viễn Phương ,... )
Tóm lại, ở đề tài này, các nhà thơ đã thể hiện đúng những tâm tư tình cảm nguyện vọng của
File đính kèm:
- Giao trinh van hoc 1945 1975.doc