Chủ đề 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I- MỤC TIÊU:
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
II- CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giỏo án Vật lý tự chọn 6 tuần 27 đến 35 - Trường THCS Cao Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2009 Tuần: 27
Ngày dạy: 14/3/2009 Tiết: 1 + 2
Chủ đề 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu kết luận về sự nửo vì nhiệt của chất lỏng.
+ Sự nở vì nhiệt của nước có gì khác thường so với các chất khác.
Tổ chức cho học sinh trả lời.
Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
Hs tham gia trả lời.
Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Cồn nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ ngân. Vậy một nhiệt kế rượu và một nhiệt kế cồn có cùng một độ chia, thì tiết diện của ống nào nhỏ hơn?
Trả lời:
- Vì cồn nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ ngân, nên để hai nhiệt kế có độ chia như nhau (độ dâng của chất lỏng bên trong ống như nhau) thì ống của nhiệt kế làm bằng cồn có tiết diện nhỏ hơn.
Bài 2:
Một bình đun nước có thể tích 200lít ở 20oC. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một kít nước nở thêm 27cm3. hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ nước trong bình lên đến 80oC.
Trả lời:
- Cứ 1 lít nước 20oC lên đến 80oC nở thêm 27cm3 = 0,027m3
-> Cứ 200lít nước 20oC lên đến 80oC nở thêm
200 x 0,027m3 = 205,4 lít
Bài 3: tại sao ở các xứ lạnh mặc dù lớp nước trên bị đóng băng nhưng ở dưới không đóng băng mà nhờ đó mà cá và các sinh vật vẫn sống được.
Trả lời:
- vì sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi tăng từ 0oC đến 4oC thì nước co lại, chứ không nở ra, nên lớp nước này sẽ nặng hơn các lớp nước khác và chìm xuống dưới đáy hồ, nhờ đó cá và các sinh vật vẫn sống bình thường.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 20- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: 25/3/2009 Tuần: 29
Ngày dạy: 28/3/2009 Tiết: 3 + 4
Chủ đề 2: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới sự nở vì nhiệt của chất khí.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nở vì nhiệt của chất khí
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu kết luận bài sự nở vì nhiệt của chất khí.
+ Sự nở vì nhiệt của chất khí có gì đặc biệt?
+ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Tại sao trong cuộc sống hàng ngày, ta không dùng loại nhiệt kế ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí, mặc dầu chất khí dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn?
Trả lời:
Nhiệt kế sẽ có cấu tạo phức tạp hơn so với nhiệt kế dùng chất lỏng.
Chất lỏng, chất rắn không bị nén, chất khí dễ bị nén, vì vậy có thể đo không chính xác.
Bài 2: Tại sao trong những ngày nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng?
Trả lời:
- Vì chất khí nở vì nhiệt rất lớn. Nếu ta bơm lốp xe quá căng, vào những ngày trời nóng, chất khí trong lốp xe giản nở nhiều. Điều này có thê làm lốp xe bị nổ.
Bài 3: Khi chất khí bị dãn nở vì nhiệt thì đại lượng nào sau đây bị thay đổi: khối lượng hay khối lượng riêng? Giải thích.
Trả lời:
- Vì khối lượng là lượng chất chứa trong vật, nên khi nhiệt độ của vật tăng lên thì đại lượng này cũng không thay đổi được. Vì vậy khối lượng là không đổi.
- Khi nhiệt độ tăng, chất khí giản nở, thể tích của vật tăng, nên khối lượng riêng của vật giảm. Vì vậy khi nhiệt độ tăng thì khối lượng riêng của vật sẽ thay đổi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 21- Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: 1/4/2009 Tuần: 30
Ngày dạy: 4/4/2009 Tiết: 5 + 6
Chủ đề 3: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
MỤC TIÊU:
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất
- Khắc sâu thêm kiến thức của bài một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu kết luận của bài một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Tại sao xy lanh và pittông trong một số động cơ nhiệt phải làm bằng chất có sự nở vì nhiệt giống nhau.
Trả lời:
Vì khi động cơ hoạt động, xy lanh và pittông đều bị nóng, nếu như các chi tiết đó không có sự nở vì nhiệt giống nhau, có thể gây ngừng hoạt động của hai chi tiết đó, do đó động cơ không hoạt động được lâu dài.
Bài 2: Tại sao trong kết cấu bêtông, người ta chỉ dùng sắt thép, mà không dùng kim loại khác.
Trả lời:
Vì sắt thép chịu lực tốt.
Vì sắt thép có sự giản nở tương đồng với bê tông, nên có thể duy trì sự kết nối giữa các chi tiết lâu dài hơn.
Bài 3: Khi lát ván làm sàn nhà, tại chỗ sát với chân tường, người ta không lắp những tấm ván khít chặt vào tường mà lại để một khe hở nhỏ nhất định. Làm như vậy có lợi gì?
Trả lời:
Vì vì làm như thế thì vào những ngày thời tiết nóng bức, ván giản nở, không bị cản trở sự nở, nhờ đó vans sẽ không bị cong lên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 22_Nhiệt kế – nhiệt giai
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: 27/4/2009 Tuần: 31
Ngày dạy: 11/4/2009 Tiết: 7 + 8
Chủ đề 4: NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài nhiệt kế – nhiệt giai.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài bài nhiệt kế – nhiệt giai.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Hãy nêu kết luận về bài nhiệt kế – nhiệt giai.
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs làm bai tập 1.
- yêu cầu hs lần lượt lên bảng làm.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm, yêu cầu Hs hoàn thành vở ghi.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Hãy tính xem34oC, 42oC ứng với bao nhiêu oF?
Trả lời:
34oC = 0oC + 34oC
= 32oF + (34x1,8oF) = 93,2oF
420C = 0oC + 42oC
= 32oF + (42x1,8oF) = 107,6oF
Bài 2: Tại sao phía đầu trên của nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thuỷ ngân thường phình ra
Trả lời:
Chỗ phình ra để chứa lượng khí còn dư khi cột thuỷ ngân hoặc cột rượu lên cao, tránh vở ống nhiệt kế.
Bài 3: Một nhiệt kế sau một thời gian sử dụng có hiện tượng sau: các vạch rượu bị đứt đoạn. Em hãy cho biết tại sao và cách phòng tránh.
Trả lời:
Không khí ở phần trên đã lọt xuống phần dưới. Một phần do chất lượng của nhiệt kế, phần khác do cách sử dụng. Khi sử dụng nhiệt kế rượu cần chú ý:
Không nên vẩy nhiệt kế quá mạnh.
Không dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ quá cao, khiến cột rượu dâng lên chppx phình, khi ột rượu xuống trở lại thì không khí đã lọt vào cột
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 24_Sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: 14/4/2009 Tuần: 32
Ngày dạy: 18/4/2009 Tiết: 9 + 10
Chủ đề 5: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài sự nóng chảy.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài bài tác sự nóng chảy.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Sự nóng chảy là gì?
+ Nhiệt độ nóng chảy là gì?
+ Nếu các chất khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy ra sao?
+ Nhiệt độ của vật sẽ như thế nàp trong suốt quá trình nóng chảy.
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Trên bếp lò có một cái nồi chứa một lượng lớn chì đang nóng chảy. Người ta tảh vào nồi một miếng kẽm nhỏ. Hỏi miếng kẽm có thể nóng chảy được không? Tại sao?
Trả lời:
Nhiệt độ nóng chảy của chì là 327oC, của kẽm là 232oC. nồi chì đang nóng chảy có nhiệt độ không đổi là 327oC, nên khi thả miếng kẽm vào thì miếng kẽm sẽ bị nóng chảy ra.
Bài 2: Có một hỗn hợp bột băng phiến và cát mịn. Em hãy nghĩ cách để tách băng phiến ra khỏi hỗn hợp.
Trả lời:
Cho hỗn hợp vào trong ống thuỷ tinh, rồi nhúng vào trong nước sôi, băng phiến nóng chảy, còn cát lắng xuống đáy ống. Chắt phần băng phiến lỏng ra và để nguội, ta được băng phiến nguyên chất.
Bài 3: Thả một thỏi nhôm và thỏi thép vào lò chứa đồng đang nóng chảy. Hỏi chúng có nóng chảy theo đồng không? Tại sao?
Trả lời:
- Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của thép và lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của nhôm. Nên khi ta thả hai thỏi nhôm và thép và thì thỏi nhôm sẽ bị nóng chảy, còn thỏi làm bằng thép vấn không bị nóng chảy.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 26- Sự bay hơi – sự ngưng tụ
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: 21/4/2009 Tuần: 33 + 35
Ngày dạy: 25/4/2009 Tiết: 9 + 10 + 11 + 12
Chủ đề 6: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ
I- MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài sự bay hơi – sự ngưng tụ.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài bài sự bay hơi - sự ngưng tụ
II- CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Sự bay hợi là gì?
+ Nhiệt độ để một chất bay hơi, ngưng tụ có gì khác nhau?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 4.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 5.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 6.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1:
Muốn vũng nươc mau khô, người ta dùng chổi quét rộng vũng nước ra? Hãy giải thích.
Trả lời:
Khi ta quét rộng vũng nước ra thì diện tích tiếp xúc của nước với không khí, mặt đất tăng lên. Do đó tốc độ bay hơi nhanh hơn.
Bài 2: Giải thích sự tạo thành mưa trong thiên nhiên
Trả lời:
Hơi nước ở các sông ngòi, ao, hồ,… bốc lên không trung, gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ thành những giọt nước, lúc đầu những giọt nước ngưng tụ nhỏ li ti, càng ngwng tụ nhiều giọt nước càng lớn dần, khi gặp gió, các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa.
Bài 3: tại sao những ngày nắng và lộng gió thì sản xuất được nhiều muối.
Trả lời:
- Năng to, nhiệt độ không khí tăng, gió lớn, những điều đó giúp cho khả năng bay hơi của nước nhanh hơn. Do đó khả năng sản xuất muối được tăng lên.
Bài 4: tại sao tả bèo hoa dâu, không những tốt lúa mà còn chống được hạn.
Trả lời:
Ngoài các yếu tố sinh học, tốt cho cây. Bèo dâu nổi trên mặt thoáng của nước làm giảm diện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước trong ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước trong ruộng.
Bài 5: tại sao vào mùa nắng, một số cây rụng lá. Tại sao ở những vùng sa mạc, lá cây thường có dạng hình gai.
Trả lời:
- Một số cây rụng lá vào mùa nắng để hạn chế sự mất nước.
- Cây cối ở vùng sa mạc có dạng hình gai để giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm khả năng thoát hơi nước.
Bài 6: Một học sinh cho một ít đá vào trong cốc. Một lúc sau, một học sinh kết luận: “ Chiều nay thế nào trời cũng mưa”. Quả thật chiều hôm ấy trời mưa. Dựa vào đâu mà học sinh trên có thể kết luận như vậy?
Trả lời:
- Hơi nước trong không khí ngưng tụlại thành lớp nước ở thành cốc. Không khí càng ẩm thì lớp nước càng nhiều. Mặt khác không khí ẩm báo hiệu trời sắp mưa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm.
+ Xem trước bài 25- Sự nóng chảy – sự đông đặc
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
File đính kèm:
- Giao An Tu Chon Ly 6(1).doc