Đề bài:
"Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là hoạ, là chạm khắc theo một cách riêng" (Sóng Hồng - Thơ - NXB Văn học, 1996).
Anh (chị) hiểu ý kiến đó như thế nào? Qua một số tác phẩm đã học, hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.
Đáp án
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Nắm chắc kỹ năng làm bài : bình luận một vấn đề văn học.
2. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ.
3. Diễn đạt mạch lạc, bài viết có cảm xúc và lý luận hài hoà, dẫn chứng chính xác, thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức.
1. Giải thích nhận định: HS có thể giải thích theo cách hiểu của mình, bằng vào những hiểu biết về lý luận văn học và thơ ca. Nhìn chung, cần nêu được những nội dung kiến thức sau:
a. Thơ là thơ: Thơ là một thể loại của văn học, vì vậy trước hết nó phải đảm bảo được đặc trưng của một tác phẩm văn học: ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, đa nghĩa, là ngôn ngữ đời sống được chắt lọc và sử dụng theo một cách thức riêng, tạo được sức biểu cảm , mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng diễn đạt mọi trạng thái xúc cảm của con người và có sức ngân rung đồng điệu trong lòng người đọc.
b. Thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng:
+ Thơ - nhạc - hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu.
+ Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. Tức là khi đảm bảo được những tính chất: chính xác và hình tượng, truyền cảm và hàm súc.thì thơ có khả năng tái hiện những bức tranh về đời sống hoặc có nhạc điệu trầm bổng, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với giai điệu, lời ca. Như nhận xét của Biêlinxky: "Bản thân văn học là toàn bộ nghệ thuật", cũng như quan niệm :"thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc".
+ Trong quá trình giải thích học sinh có thể đưa ra một vài dẫn chứng có tính thuyết phục rút ra từ một số tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Hồ Xuân Hương. => thể thơ giàu nhạc điệu, gắn liền với dân ca, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, gợi tả gợi cảm.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý đáp án đề văn hsg lớp 12 - Bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý đáp án đề văn HSG lớp 12 - bảng A.
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề)
Đề bài:
"Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là hoạ, là chạm khắc theo một cách riêng" (Sóng Hồng - Thơ - NXB Văn học, 1996).
Anh (chị) hiểu ý kiến đó như thế nào? Qua một số tác phẩm đã học, hãy làm sáng tỏ quan niệm trên.
Đáp án
I. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Nắm chắc kỹ năng làm bài : bình luận một vấn đề văn học.
2. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ.
3. Diễn đạt mạch lạc, bài viết có cảm xúc và lý luận hài hoà, dẫn chứng chính xác, thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức.
1. Giải thích nhận định: HS có thể giải thích theo cách hiểu của mình, bằng vào những hiểu biết về lý luận văn học và thơ ca. Nhìn chung, cần nêu được những nội dung kiến thức sau:
a. Thơ là thơ: Thơ là một thể loại của văn học, vì vậy trước hết nó phải đảm bảo được đặc trưng của một tác phẩm văn học: ngôn ngữ tinh luyện, hàm súc, đa nghĩa, là ngôn ngữ đời sống được chắt lọc và sử dụng theo một cách thức riêng, tạo được sức biểu cảm , mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng diễn đạt mọi trạng thái xúc cảm của con người và có sức ngân rung đồng điệu trong lòng người đọc.
b. Thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng:
+ Thơ - nhạc - hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước hết là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu.
+ Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu... Tức là khi đảm bảo được những tính chất: chính xác và hình tượng, truyền cảm và hàm súc...thì thơ có khả năng tái hiện những bức tranh về đời sống hoặc có nhạc điệu trầm bổng, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với giai điệu, lời ca. Như nhận xét của Biêlinxky: "Bản thân văn học là toàn bộ nghệ thuật", cũng như quan niệm :"thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc".
+ Trong quá trình giải thích học sinh có thể đưa ra một vài dẫn chứng có tính thuyết phục rút ra từ một số tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Hồ Xuân Hương... => thể thơ giàu nhạc điệu, gắn liền với dân ca, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, gợi tả gợi cảm...
2. Bình luận:
a. Bình: nêu được ý kiến cá nhân, khẳng định đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn vì trước hết chúng mang tính lý luận sâu sắc, thể hiện mối quan hệ của các loại hình nghệ thuật và đặc trưng của ngôn ngữ thơ.
b. Luận:Phần luận học sinh có thể có nhiều sự lựa chọn khác nhau về dẫn chứng và cách thức diễn đạt. Ngừơi chấm cần tôn trọng tính sáng tạo độc lập của các em, đánh giá cao những bài biết bàn luận sát trọng tâm, chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, có vẻ đẹp độc đáo về nghệ thuật. Đánh giá học sinh không chỉ ở khả năng nhận biết vấn đề, cảm thụ văn chương mà còn trên phương diện biết sắp xếp bố cục hợp lý, chặt chẽ, hệ thống hoá dẫn chứng theo một trật tự thuyết phục, có sức khái quát nhiều thời kỳ văn học.
* ý 1: Ngôn ngữ thơ có khả năng khắc hoạ cuộc sống và con người:
- Tính chính xác, tính hình tượng
* ý 2: Ngôn ngữ thơ có khả năng tạo ra nhạc điệu, gần gũi với ca, gọi là thơ ca.
- Tính truyền cảm
- Tính nhạc trong tiếng Việt
Hs chọn dẫn chứng tiêu biểu, khi phân tích cần bám sát nghĩa từ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, tính hàm ẩn của ngôn từ.
III. Biểu điểm:
Gợi ý đáp án đề văn hsg văn lớp 12 - bảng B.
(Thời gian 180 phút, không kể giao đề)
Đề bài:
Anh (chị) hãy thể hiện cảm nhận của mình về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Đáp án
I. Yêu cầu về kỹ năng.
1. Đảm bảo đúng thao tác nghị luận chính: phân tích.
2. Bố cục bài văn rõ ràng, biết kết hợp giữa kiến thức tiếng Việt, lý luận với cảm xúc, hiểu đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài.
3. Diễn đạt truyền cảm, câu và từ có chọn lọc chính xác, không mắc lỗi chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức.
Là bài văn trình bày cảm nhận, thiên về bình giảng nghệ thuật nên đòi hỏi tính độc lập sáng tạo của cá nhân. Tuy nhiên, học sinh cần đảm bảo những điểm chính:
1. Những hiểu biết lý luận cơ bản về đặc điểm của ngôn ngữ trong thơ: Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đời sống song được tinh chắt trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, mang những tính chất: chính xác, hình tượng, truyền cảm, hàm súc...như trong quan niệm thơ cổ: "thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc".
- Một tác phẩm thơ không chỉ đẹp về tư tưởng mà trước hết phải đẹp về nghệ thuật, tức là hiènh thức có tính nghệ thuật mới có khả năng chuyển tải thành công một nội dung cótính tư tưởng. Khi vẻ đep ngôn từ có sự thống nhất đẹp đẽ với nội dung tư tưởng, tác phẩm khi ấy sẽ trở thành kiệt tác, sống mãi với thời gian.
- Tây Tiến là một thi phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe ấy của nghệ thuật.
2. Về vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ Tây Tiến.
a. Ngôn ngữ thơ trong Tây Tiến rất giàu sức tạo hình.
* Trong chạm khắc thiên nhiên Tây Bắc hùng vỹ và dữ dội: đầy đủ dốc cao, vực thẳm, mưa rừng, sương núi, cọp dữ, thác gầm... tính tạo hình tập trung tại những từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), ở nhịp ngắt câu thơ tạo sự liên tưởng những dãy núi chất ngất giữa mây trời, đèo dốc hun hút, vách núi dựng đứng, trông lên không thấy đỉnh, nhìn xuống thăm thẳm vực sâu đến ngộp thở....
* Trong khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến:
+ Biện pháp tả thực, chi tiết dồn đúc, chắt lọc: "không mọc tóc", "xanh màu lá", "dữ oại hùm","Mắt trừng", làm nổi bật đoàn binh oai hùng lẫm liệt, những người lính bị bệnh tật và thiếu thốn hành hạ vẫn ngang tàng, kiêu dũng, vừa hào hùng, vừa rất đỗi hào hoa. Học sinh nên có liên tưởng, mở rộng đến hình ảnh người lính Vệ Quốc trong kháng chiến chống Pháp qua thơ Tố Hữu, Chính Hữu, Hồng Nguyên...
+ Hệ thống từ Hán Việt diễn tả những hy sinh mất mát, tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, tô đậm vẻ đẹp bi tráng của các chiến sỹ Tây Tiến sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cao đẹp: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"...
b. Ngôn ngữ thơ trong Tây Tiến còn rất giàu chất nhạc.
* Quang Dũng đã chú ý khai thác tính nhạc trong tiếng Việt ở phương diện vần điệu: đêm liên hoan văn nghệ náo nức mê say, cảnh và người đều như chuyếnh choáng thể hiện qua giai điệu thư thái của nhịp thơ, đặc biệt cảnh sông nước Tây Bắc trong buổi chiều bàng bạc sương khói, man mác linh hồn cỏ cây, núi rừng gợi tả qua lối gieo vần lưng quấn quýt tạo âm điệu trữ tình da diết...
* Tính nhạc còn thể hiện trong sự phối âm rất mực tài hoa: những câu thơ giàu vần trắc khiến nhịp dồn dập, gấp gáp như hơi thở mệt nhọc của người leo ngược dốc đi cùng những dòng thơ nhiều thanh bằng làm nhịp thơ thay đổi linh hoạt trở nên thư thái, nhẹ nhàng, bay bổng... vừa nói được vẻ trùng điệp mà giàu chất thơ của núi non Tây Bắc, vừa nói được nỗi vất vả song cũng không kém phần lãng mạn của người chiến sỹ Tây Tiến.
* Trong toàn bộ bài thơ, nhịp thơ không dàn trải, đơn điệu mà biến hoá liên tục theo mạch xúc cảm, khiến bài thơ khi da diết, trầm lắng, ngân nga, lúc lại trầm hùng, bi tráng...
3. HS nên đánh giá, nhận xét có tính khái quát mở rộng về bài thơ Tây Tiến và một số bài thơ khác nữa của Quang Dũng để khắc sâu hơn nội dung bài viết. Giáo viên có sự đánh giá thoả đáng với những bài viết có sáng tạo, sâu sắc và giàu cảm xúc.
III. Biểu điểm:
File đính kèm:
- khoi 12.doc