Gợi ý giải đề thi môn Sử, Địa tốt nghiệp THPT

Câu 1 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta

 (Đơn vị %)

 1989 2003

Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 59,6

Công nghiệp - xây dựng 11,2 16,4

Dịch vụ 17,3 24,0

a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003.

b, Nhân xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta qua hai năm trên.

c. Giải thích sự thay đổi đó.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý giải đề thi môn Sử, Địa tốt nghiệp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gợi ý giải đề thi môn Sử, Địa tốt nghiệp THPT (VietNamNet) - Gợi ý tham khảo giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT năm học 2005 - 2006 chương trình không phân ban do tổ giáo viên bộ môn Địa lý, trường THPT chất lượng cao Chu Văn An (Hà Nội) thực hiện. Những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo. Đáp án chính thức của Bộ GD - ĐT sẽ được công bố sau khi kết thúc đợt thi, vào cuối ngày 2/6. Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Giám thị chuẩn bị đề thi tại Hội đồng thi trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất, Hà Tây). Ảnh: Phạm Hải ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta                                                                                                                     (Đơn vị %) 1989 2003 Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 59,6 Công nghiệp - xây dựng 11,2 16,4 Dịch vụ 17,3 24,0 a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003. b, Nhân xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta qua hai năm trên. c. Giải thích sự thay đổi đó. Câu 2 (2 điểm): Dựa vào bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003 Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9 Sản lượng (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6 a, Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người) b, Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên. II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)                                                                Thí sinh chọn một trong hai đề sau:                                                                                             ĐỀ I Câu 1 (3,5 điểm) Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nếu tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê trong vụng. Các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở vụng này? Câu 2 (1,5 điểm) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay, hãy: a, Chứng minh nhận định trên. b, Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực gì tới vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta?                                                                                         Đề II Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam (Bản đồ công nghiệp chung, Bản đồ công nghiệp năng lượng) và kiến thức đã học, hãy: 1,(2,5 điểm). Xác định quy mô và kể tên các ngành của từng trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 2, (0,5 điểm). Kể ten các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện trong vụn Đông Nam Bộ. 3,(2,0 điểm). So sánh sự giống nhau và  khác nhau về quy mô, cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thích về sự khác nhau đó. BÀI GIẢI GỢI Ý MÔN ĐỊA LÝ PHẦN BÀI TẬP BẮT BUỘC Câu 1: a. Vẽ biểu đồ; - Hai biểu đồ hình tròn (không cần bán kính khác nhau) - Yêu cầu:             + Có số liệu ghi trong biểu đồ             + Kí hiệu 3 nhóm ngành chung cho 2 năm             + Chú giải             + Tên biểu đồ b. Nhận xét: - Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:             + Nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm 14,1% từ 71, 5% ( 1989) xuống 59,6% (1999).             + Công nghiệp tăng 5,2%  (từ 11.2 -> 16.4%)             + Dịch vụ tăng mạnh: 16.7%  (từ 17.3 -> 24%) - Tỉ lệ lao động ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn cao: năm 2003 chiếm 59,6% c. Giải thích: - Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là do kết quả tác động của quá trình CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp còn cao vì nước ta đang ở trong giai đoạn dầu của quá trình CNH - HĐH đất nước Câu 2: a. Sản lượng lúa bình quân theo đầu người: Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003 Bình quân lúa (kg/ người) 225.8 261.4 267.2 290.0 350.1 411.5 427.6 b. Nhận xét - Số dân: Dân số nước ta thời kỳ 1981 - 2003 tăng 1,47 lần (do kết quả của công tác dân số KHH GĐ) - Sản lượng lúa thời kỳ 1989 - 2003 tăng nhanh 2.8 lần (do sự mở rộng diện tích và đẩy mạnh trình độ thân canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật...) - Bình quân lúa theo đầu người 1989 - 2003 tăng 1,9 lần( Bình quân lúa theo đầu người nước ta tăng nhanh là do tốc độ tăng của sản lượng lúa cao hơn dân số).  II. PHẦN TỰ CHỌN ( 5 điểm) Đề I: Câu 1: a.Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên: - Đất: Diện tích đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, có tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng -> thuận lợi cho việc thành lập các nông trường cây công nghiệp với quy mô lớn. - Khí hậu:             + Tài nguyên khí hậu cận xích đạo có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ 4 - 5 tháng thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.             + Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao                         . Từ 400 - 500m khí hậu nhiệt đới                         . Trên 1000m có khí hậu mát mẻ => thuận lợi trồng nhiều loại cây cà phê khác nhau như cà phê chè, mít, vối. b. Tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê: - Diện tích: 290.000ha chiếm 4/5 cả nước. (Riêng Đắc Lắc có 1700ha cà phê lớn nhất trong vùng) - Sản lượng: trên 700.000 tấn chiếm 89 % cả nước. - Phân bố:             + Cà phê chè: được trồng  trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: GiaLai, Kon Tum, Lâm Đồng             + Cà phê vối được trồng ở những vùng khí hậu nóng chủ yếu ở Đắc Lắc c. Các biện pháp để ổn định cây cà phê ở vùng này:             + Đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.             + Đảm bảo vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.             + Đẩy mạnh dự án đầu tư với nước ngoài về cây cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê Tây Nguyên.             + Đảm bảo vấn đề thị trường và giá cả Câu 2: Việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta a.Chứng minh: + Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. b.Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài có tác dụng to lớn với việc giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay: + Thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảy mạnh phát triển CN và dịch vụ vì vậy sẽ tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực CN - XD, dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.  Đề II: Dựa vào Átlát Việt Nam (bản đồ CN chung, CN năng lượng) và những kiến thức đã học  1. Xác định quy mô và kể tên các ngành của từng trung tâm CN ở ĐNB.  TTCN Quy mô Ngành CN TP. Hồ Chí Minh Rất lớn > 50 nghìn tỉ đổng LKđem, LK màu, Cơ khí, Sản xuất ô tô, Đóng tàu, CB nông sản, VLXD, Điện tử, Hoá chất, Dêt may, Nhiệt điện, Sản xuất giấy và xenlulô. Biên Hoà Lớn: 10 - 50 nghìn tỉ đồng Điện tử, hoá chất, VLXD, Cơ khí, Sản xuẩt giấy, CB nông sản, Dệt may Vũng Tàu Lớn: 10 - 50 nghìn tỉ đồng Khai thác dầu mỏ, khai thác khí đốt, luyện kim đen, nhiệt điện, VLXD, Cơ khí,CB nông sản, Dệt may, Đóng tàu. Thủ Dầu Một Vừa 3- 9.9 nghìn tỉ đồng Điện tử, cơ khí, hoá chất, Dệt may, SX giấy và xenlulo, Cơ khí, VLXD 2. Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện của vùng Đông Nam Bộ: * Nhà máy nhiệt điện:             - Công suất: > 1000MW: Phú Mỹ             - Công suất: <1000 MW: Bà Rịa, Thủ Dầu * Nhà máy thuỷ điện:             - Công suất trên < 1000MW Thuận An, Thác Mơ, Hàm Thuận, Cần Đơn.  3. Sự giống và khác nhau của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TPHCM.             a. Giống nhau: Đều là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn với cơ cấu ngành đa dạng tập trung nhiều ngành công nghiệp then chốt quan trọng.             b. Khác nhau:             - TP. Hồ Chí Minh: Là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước (>50 nghìn tỉ đồng); có nhiều công nghiệp hơn (12 ngành) * Giải thích:             - TP. Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông tập trung tất cả các loại hình vận tải (có cảng hàng không và cảng biển lớn nhất)             - Gần các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, ĐBSCL...)             - Có các cơ sở CN và các vệ tinh quan trọng với quy mô lớn như: Biên Hoà, Vũng Tàu ...             - Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.             - Dự án đầu tư nước ngoài sớm nhất và lớn nhất cả nước.  Tổ giáo viên môn Địa, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) [In trang] Bài báo trên VIET NAM NET: Xuất bản lúc: 18:09 01/06/2006 @ VietNamNet Bắc Giang Biên Hòa Cần Thơ Hải Phòng Hà Nội TP Hồ Chí Minh Hòa Bình Huế Mỹ Tho Nam Định Phan Thiết Quy Nhơn Sông Cầu Thái Nguyên Tuy Hòa Việt Trì Vũng Tàu Lào Cai Cao Bằng Phủ Liễn Lạng Sơn Bạch Long Vĩ Thanh Hóa Vinh Đồng Hới Đà Nẵng Nha Trang Sông Tử TâyNam Phú Quốc Côn Sơn Trường Sa Viet Bao RSS  |  Dự Báo Thời Tiết  |  Lịch TV  |  Liên Hệ - Contact  |  Quảng Cáo  |  Việc Làm  |  Điều Kiện Sử Dụng  |  Bảo Vệ Tính Riêng Tư  |  SiteMap  |  Search software Bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT: Môn Địa lý, took 0.000372 seconds to load. Copyright©2007 VietBao.vn, Thư Viện Thông Tin Tổng Hợp Việt Nam và Thế Giới, phiên bản thử nghiệm phần mềm Việt Báo Việt Nam, beta 1.0. Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, thị trường lúa gạo, công ty lương thực, tổng công ty, Xuất khẩu, nước ta, Sản xuất, Đổi mới, phát triển, Tấn, tăng, trồng Năm 1989, lần đầu trong lịch sử, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Và liên tiếp trong mười năm sau, sản lượng lương thực nước ta mỗi năm tăng một triệu tấn. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn, đạt 1,4 tỷ USD. Ðổi mới sản xuất lúa - khởi động quá trình đổi mới nông nghiệp Nghị quyết số 10 NQ/T.Ư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Nghị quyết 10 là bước phát triển tất yếu của quá trình đổi mới, chủ trương giao cho nông dân quyền quản lý đối với đất đai và các tư liệu sản xuất chính, quyền chủ động lớn hơn trong tổ chức sản xuất, cơ hội lớn hơn để hưởng các sản phẩm làm ra. Về thực chất, đây là bước chuyển chủ thể quản lý từ hợp tác xã sang hộ gia đình. Nhìn lại giai đoạn khó khăn này, để thấy rằng, nhờ Ðảng và Nhà nước tháo gỡ các cơ chế trói buộc, cho nên đã giải quyết một bước quan trọng về lương thực. Năm 1988, nước ta tiếp tục phải nhập khẩu 199,5 nghìn tấn lương thực. Ðột nhiên năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Mười năm sau, năm 1999, nước ta xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 12%/năm. Và năm 2005, nước ta xuất khẩu đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn, vượt hơn nhiều so với kế hoạch. Có thể phân định quá trình đổi mới sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thành các giai đoạn tiêu biểu: Thời kỳ đầu đổi mới là những năm 1985-1990 sản xuất lúa nước ta tăng chủ yếu là nhờ tăng năng suất và tăng vụ. Chính sách đổi mới đã tạo động lực mạnh mẽ để nông dân đầu tư công sức, chăm bón. Cho đến năm 1990-2000 diện tích canh tác trồng lúa được mở rộng nhờ phát triển thủy lợi và khai hoang. Trong mười năm 1991-2000, diện tích sản xuất lúa gạo tăng liên tục từ 6,3 triệu ha lên 7,67 triệu ha. Trước nay, lúa gạo được tiến hành sản xuất rộng lớn trên khắp 64 tỉnh, thành phố, đều được gieo trồng ở cả ba vụ sản xuất. Trong quá trình hình thành và xây dựng đất nước, nước ta có hai vùng đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu trồng lúa là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Có thể cho rằng, trong những năm đổi mới hai vùng châu thổ này đã được xây dựng ngày một hoàn thiện, tạo sức bật cho sản xuất lúa gạo và cả ngành nông nghiệp. Ngoài những tác động to lớn nhờ đổi mới cơ chế, thúc đẩy sự tự chủ trong sản xuất của nông dân, thành tựu xuất khẩu gạo trong những năm đổi mới có được còn là nhờ chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước về phát triển thủy lợi tại các đồng bằng châu thổ này. Hàng nghìn tỷ đồng đã được tập trung đầu tư thủy lợi ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả. Sản lượng lúa năm 2002 đạt 34 triệu tấn tăng so với năm 1991 là 14,4 triệu tấn (tăng 74,8%), bình quân mỗi năm tăng 1,225 triệu tấn. Ðây chính là thành tựu vượt bậc của hơn 10 triệu hộ nông dân cả nước cùng với các cấp, các ngành trung ương và địa phương. Một đất nước với mức dân số tăng gần 1,5 triệu người/năm và đã từng phải nhập khẩu lương thực đến một triệu tấn/năm, trong thời kỳ đổi mới bỗng vượt lên thành một nước mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo. Ðó là một minh chứng cho sự đổi thay kỳ diệu của đất nước trong những năm đổi mới. Bức tranh nông nghiệp đã thay đổi Cho đến nay, hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều. Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần. Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm 1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng. Năm 2001, diện tích lúa giảm 182 nghìn ha. Nhiều vùng đã chuyển đất một vụ lúa mùa, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Từ năm 2002 đến nay, diện tích trồng lúa liên tục giảm, nhường diện tích đất gieo trồng các loại cây khác hiệu quả hơn. Ðiển hình là năm 2005, diện tích lúa giảm 340 nghìn ha. Tuy nhiên, trong năm năm gần đây, mỗi năm sản lượng lúa vẫn tăng trung bình 700 nghìn tấn. Công cuộc chuyển dịch cơ cấu, trong đó việc quan trọng là giảm diện tích lúa chuyển sang các cây trồng khác cho lợi nhuận cao đang làm bức tranh nông nghiệp nước ta đổi thay từng ngày. Có thể nhận định công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi từ chiều rộng đến chiều sâu. Giá trị trên một ha đất canh tác tăng từ 17 triệu đồng/ha lên 24 triệu đồng/ha, bình quân cả nước sau năm năm (2000-2005). Riêng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 40 triệu đồng/ha. Các sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, thể hiện sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước, gấp hai lần kim ngạch năm 2001. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, gạo vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Khi thị trường xuất khẩu nông-lâm sản mở rộng sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì hạt gạo Việt Nam cũng đã có mặt hơn 40 nước. Hạt gạo Việt Nam cũng đã góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng cao trên thế giới. Ổn định thị trường lúa gạo, giữ vững an ninh lương thực quốc gia Có được các thành tựu trong xuất khẩu gạo cũng phải ghi nhận thành tích của các đơn vị thu mua, xuất khẩu lương thực. Trong những năm qua, việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho nông dân đã huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Ở miền bắc và miền trung việc mua trực tiếp lúa gạo của nông dân được phần lớn các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ thực hiện. Tuy nhiên, khi có hiện tượng "sốt giá" thì có sự can thiệp mạnh mẽ của doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp là Tổng công ty lương thực miền bắc tham gia điều tiết thị trường. Hàng chục năm qua, thị trường lúa gạo miền bắc khá ổn định. Ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu tới các thị trường truyền thống, Tổng công ty lương thực miền bắc đã tham gia xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia... Bên cạnh đó, tổng công ty còn có nhiệm vụ quan trọng là đáp ứng nhu cầu lương thực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi. Ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, việc tiêu thụ lúa cho nông dân, ngoài các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo còn có lực lượng đông đảo là các chủ vựa có phương tiện vận tải và kho chứa... Do có sự điều tiết của Nhà nước, việc nhanh chóng ban hành các chính sách hợp lý về tiêu thụ lúa gạo cho nông dân gắn với lợi ích doanh nghiệp... đã tạo nên một thị trường lúa gạo ổn định. Có thể nói, cả nước là một thị trường thống nhất, xóa bỏ mọi hình thức ngăn sông cấm chợ, chính sách cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh, chính sách đầu tư thủy lợi, công nghiệp chế biến, tiêu thụ lúa gạo... đã góp phần quan trọng vào phát triển ngành lúa gạo nước ta. Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước hôm nay, cần tiếp tục xác định vai trò quan trọng của việc sản xuất lúa gạo. Ðây là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Ðể giải quyết nhu cầu ăn của đất nước ta trong tương lai sẽ là 100 triệu người, giải quyết thức ăn cho chăn nuôi với nhu cầu ngày càng lớn về thịt, trứng, sữa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là đối phó với khả năng xuất hiện khủng hoảng lương thực toàn cầu thì an toàn lương thực quốc gia vẫn là "chìa khóa" bảo đảm cho sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước. Với nhận thức đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển lúa gạo của Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là: Phát triển sản xuất lúa gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia theo hướng sản xuất hàng hóa, điều chỉnh cơ cấu lúa gạo, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn chế biến và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước về lương thực với dân số lên tới 90 triệu người vào năm 2010 và ổn định xuất khẩu về số lượng nhưng chất lượng và giá trị ngày một tăng. Từ nhận thức đó, mục tiêu cụ thể trong việc sản xuất lúa gạo nước ta là duy trì bốn triệu ha đất canh tác lúa; giữ ổn định sản lượng lúa đến năm 2010 là 36 triệu tấn. Duy trì xuất khẩu khoảng bốn triệu tấn gạo/năm. Xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu một triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao năng lực chế biến và kỹ năng kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Có một tín hiệu vui ngay trong quý I năm nay, các doanh nghiệp nước ta đã xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo. Các hợp đồng đã ký là hai triệu tấn. Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền bắc, Trần Bá Hoàn, khi trao đổi với chúng tôi còn khẳng định: "Việt Nam đã là một nước mạnh về xuất khẩu gạo. Lượng gạo chúng ta xuất khẩu chiếm gần một phần tư lượng gạo bán trên thị trường thế giới. Vì thế, không lẽ gì chúng ta lại không thể tiếp tục nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế". Trong những môn xã hội, môn Địa lý thí sinh thường ít có điểm cao do cách hiểu đề và cách làm bài của thí sinh chưa được chú ý. Dưới đây là lời khuyên của GS.TS Lê Thông, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Địa lý Bộ GD&ĐT, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội I. Môn Địa giống như các môn tự nhiên khác là có đáp án bài thi rất chi tiết. Mỗi câu hỏi thường chia làm 4 ý, mỗi ý thường có nhiều gạch đầu dòng. Do đó, nên coi môn Địa lý tương tự như môn toán vì Địa lý không có trọng tâm mà phải học toàn bộ chương trình. Lý thuyết: Đề thi năm nay sẽ khác với mọi năm vì có phần thí điểm phân ban và có 4 dạng câu hỏi chính: - Câu hỏi giải thích: Bất kỳ kiến thức nào trong SKG đều đặt câu hỏi tại sao? - Câu hỏi so sánh: Những đối tượng địa lý, VD: so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, các ngành với nhau... - Câu hỏi chứng minh. - Trình bày và phân tích: Đây là dạng thuộc bài để học sinh học trung bình có thể có điểm. Phần thực hành: Trong chương trình học đã giới thiệu rất nhiều các mô hình như phân tích số liệu, vẽ biểu đồ dựa trên số liệu đã chọn, nhận xét biểu đồ... tập trung ở các đề thi nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây và những câu hỏi này thường chiếm từ 3 - 3,5 điểm. Khi vẽ biểu đồ các thí sinh cần lưu ý: Nên hỏi gì trả lời đó. Với vẽ bản đồ, có 3 bước: 1. chọn dạng biểu đồ; 2. xem xét bảng số liệu có phải xử lý hay không vì thường đề hay cho số liệu thô; 3. vẽ: phải chính xác và có chú giải vì nếu không có thí sinh sẽ mất 0,25 điểm. Hiện nay, nhiều thí sinh làm bài Địa thường mắc phải nhược điểm là “ông nói gà, bà nói vịt”. VD câu hỏi năm trước: Chứng minh rằng, dân số ở đồng bằng Sông Hồng phân bố không đồng đều và có sự phân bố giữa các địa phương trong vùng? Yêu cầu của câu hỏi là chứng minh, cần có số liệu của các tỉnh... thì thí sinh lại không làm thế. Trong khi đó lại đi làm hậu quả của sự gia tăng dân số, rồi các giải pháp. Do vậy thí sinh khi làm bài phải đọc kỹ câu hỏi. Khi nhận đề thi, thí sinh nên làm: Phần lý thuyết: Đề thi thường có 3 câu hỏi lớn, trong những câu hỏi lớn thường có 2 câu hỏi nhỏ và trong câu hỏi nhỏ thường có nhiều ý. Phần thực hành: Thường có câu a là vẽ, câu b là nhận xét. Tóm lại: Đề thi thường có có 6 câu hỏi nhỏ, trong 3 câu hỏi lớn vì vậy thí sinh phải phân bố thời gian để hợp lý làm các câu hỏi. Đặc điểm của môn địa lý là chấm theo ý, cứ mỗi gạch đầu dòng là 0,25. Nếu câu hỏi chia điểm thì thí sinh dựa vào đó để phân thời gian còn nếu không chia điểm thì thường câu 1 và 2 chiếm đến 7 điểm vì vậy phải lưu ý. Đối với mỗi câu hỏi, đừng ngại mất thời gian làm đề cương để không bị sót ý. Không nên viết dài vì cách chấm môn Địa lý thường theo ý. vấn trực tuyến: Kinh nghiệm ôn và thi ĐH các môn tiếng Anh, Văn, Sử, Địa (TPO) Nhiều thắc mắc, băn khoăn cùng những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, thiết thực đã được các bạn học sinh trên cả nước cùng các thầy giáo trao đổi trực tiếp trên hệ thống của Tiền Phong Online. Đề thi môn Địa lý năm nay sẽ có lý thuyết không ạ? Và đề thi năm nay có tương đương với đề thi năm ngoái không? Số chỉ tiêu cho nguyện vọng 2 khoảng bao nhiêu? (Vũ Hải, 18 tuổi, Ngọc Trì, Bình Định, Lương Tài, Bắc Ninh) GS Nguyễn Viết Thịnh: Thông thường đề thi môn Địa lý có 3 câu lớn. Chia ra thành 6 câu nhỏ. Thi lý thuyết là phần cơ bản nhất. Ngay cả trong câu hỏi về thực hành vẫn có phần nhận xét bảng số liệu hay biểu đồ đã vẽ. Như vậy, ở đây vẫn đòi hỏi  phải nắm chắc lý thuyết. Về chỉ tiêu cho nguyện vọng 2 thì em phải theo dõi các bản tin của Bộ GD&ĐT. Nếu em ôn hết sách giáo khoa Địa lý thi được tối đa bao nhiêu điểm?(y_dhuen bkrong, 22 tuổi, buondon_ daklak) GS Nguyễn Viết Thịnh: SGK trình bày những kiến thức cơ bản nhất theo chương trình đã được Bộ GD&ĐT duyệt. Tuy nhiên, trong đề thi đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức, phải thể hiện được tư duy độc lập. Vì vậy, nếu chỉ học thuộc lòng SGK thì chưa đảm bảo đạt điểm cao trong khi thi. Xin hoi cac thay kinh nghiem on thi mon Dia ly de dat ket qua thi tot nhat (hai ha, 18 tuổi, 112 nguyen van thoai, da nang) GS Nguyễn Viết Thịnh: Cách ôn thi ở môn Địa lý tốt nhất là nên ôn thi theo chủ điểm vì khi đó em sẽ học được cách tổng hợp kiến thức trong chương trình theo những cách sát với yêu cầu khi đi thi. Hơn nữa các chủ điểm thường có liên quan đến nhau, tạo điều kiện để em củng cố và mở rộng kiến thức. Thầy cũng có biên soạn một cuốn sách mang tên "Ôn tập môn Địa lý theo chủ điểm" NXB ĐH Sư phạm. Thua thay, muon hoc tot mon Dia ly can nhung dieu kien gi? (pham hong minh, 18 tuổi, chuyen ha nam) GS Nguyễn Viết Thịnh: Môn Địa lý là một môn học có tính tổng hợp cao, bao gồm cả Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội. Trong chương trình Địa lý lớp 12 chỉ đề cập đến Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Để học tốt môn Địa lý ở lớp 12 cần nắm vững kiến thức Địa lý lớp 10 (Địa lý kinh tế xã hội đại cương). Học Địa lý không có nghĩa là học thuộc lòng mà phải hiểu được những đặc điểm chung nhất về sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, cần biết liên hệ với thực tế của đất nước. Trong các vấn đề của Địa lý lớp 12 có thể gộp thành các nhóm vấn đề sau đây: 1. Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. 2. Dân cư và lao động. 3. Các ngành kinh tế. 4. Các vùng kinh tế. Trước hết phải nắm vững các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của các vùng kinh tế. Những kiến thức này (trong chương trình) không nhiều và có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau. Các số liệu và các địa danh cũng chỉ cần nhớ những cái gì là tiêu biểu. Khi học Địa lý nếu biết sử dụng bản đồ và Atlas thì việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Dac diem cua khoang san, bien, khi hau, nhung phan nay trong sach giao khoa de cap den rat it. Lieu de thi co vao phan nay ko? (Nguyen Van Cu, 20 tuổi, Bac Quang, Ha Giang) Thầy Nguyễn Viết Thịnh: Những vấn đề này có đề cập đến trong SGK thì cũng có nghĩa là không loại trừ khi ra đề. Tuy nhiên, có nhiều cách kiểm tra kiến thức của HS. Ví dụ: Có thể hỏi về sự phân bố của một số loại khoáng sản chủ yếu nhất (dầu khí, than...). Về khí hậu, đây là một thành phần rất quan trọng của tự nhiên và đặc điểm  của khí hậu nước ta (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng) có ảnh hưởng rất lớn

File đính kèm:

  • docgoi_y_giai_de_thi_mon_su_dia_tot_nghiep_thpt.doc
Giáo án liên quan